Saturday, January 15, 2011

Khi đảng CHÓ VC chịu cố đấm ăn xôi




Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa nguyên đa đảng
Đức Tâm

Ủy viên Trung ương Đảng, tổng biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lại : « Việt Nam chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng, và dứt khoát không đa nguyên đa đảng ». AFP cho biết là trong ngày 09/01, đài phát thanh Nhà nước Việt Nam đã phát một bài dài nhiều phút chống đa nguyên đa đảng.

Hôm qua, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có cuộc họp báo nói về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 sẽ được tổ chức trong tuần này. Khi trả lời câu hỏi của phóng viên ngoại quốc về việc liệu Việt Nam có đa nguyên, đa đảng hay không, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Trung ương Đảng, tổng biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định lại : « Việt Nam chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng, và dứt khoát không đa nguyên đa đảng ».


Phóng viên hãng thông tấn AP đặt câu hỏi (Ảnh: Phạm Thịnh).


Đinh Thế Huynh – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân khẳng định: “Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng” (Ảnh: Phạm Thịnh).

Quan chức này giải thích là đã có lúc, tại Việt Nam có đa đảng. Ông nêu ví dụ về sự tham gia của nhiều đảng phái trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng sau đó, chỉ có đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Vẫn theo ông Đinh Thế Huynh, thì « Bây giờ thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ».

AFP cho biết là trong ngày hôm qua, đài phát thanh Nhà nước Việt Nam đã phát một bài dài nhiều phút chống đa nguyên đa đảng.

Giới phân tích có cùng nhận định là trước đây, đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng tính chính đáng của mình trên cơ sở những thắng lợi quân sự chống ngoại xâm. Từ hai thập niên qua, đảng này dựa vào những thành quả kinh tế như tăng trưởng, cải thiện đời sống của người dân, để khẳng định vai trò lãnh đạo của mình.

Song song với việc không chấp nhận để người dân tham gia vào các hoạt động chính trị, đảng Cộng sản Việt Nam đã làm thí điểm bầu lãnh đạo địa phương.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ tố cáo là càng gần đến Đại hội Đảng, chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp những nhà ly khai.

Đảng Việt Tân có sở tại Mỹ, hôm nay lên tiếng tố cáo « đảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm duy trì nguyên trạng ». Theo tổ chức này, thì Việt Nam vẫn đang thay đổi bất chấp những gì xẩy ra trong Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thay đổi này là kết quả của internet. Mạng thông tin toàn cầu tạo ra trên thực tế những phương tiện truyền thông tự do và một xã hội dân sự.

AFP nhắc lại rằng Việt Tân luôn tự khẳng định là một đảng thúc đẩy tự do qua các phương tiện hòa bình, nhưng chính quyền Việt Nam lại coi đây là một tổ chức « khủng bố ».

Nạn tham nhũng ám ảnh tâm trí người dân

Cũng nhân dịp này, AFP có bài viết cho rằng Đại hội Đảng lần thứ 11 được tổ chức trong bối cảnh nạn tham nhũng luôn ám ảnh tâm trí người dân Việt Nam.

Đối với nhiều người Việt Nam, nạn tham nhũng có hệ thống là mối lo ngại hàng đầu.

Một công nhân 34 tuổi, làm việc trong một nhà máy tại một khu công nghiệp, với mức lương 3 triệu đồng một tháng, nói với AFP : « đối với tôi, vấn đề nguy cấp nhất của nước chúng tôi hiện nay là nạn tham nhũng hoành hành ở mọi nơi, từ trung ương đến thường dân. Từ đại hội Đảng lần trước, ban lãnh đạo đã hứa đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, chúng tôi không thấy có vụ tham nhũng lớn nào được xử lý ».

Khi mới nhậm chức vào năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được coi là một lãnh đạo sẵn sàng đấu tranh chống tham nhũng, thế nhưng, giới phân tích nhận định là các nỗ lực được mong đợi đã không mang lại hiệu quả.

Năm 2009, trong một bản báo cáo, Liên Hiệp Quốc nhận định rằng kể từ Đại hội Đảng 10, nạn tham nhũng không hề giảm và tình trạng đưa hối lộ, quà cáp đã diễn ra ở mọi cấp độ trong Đảng và Nhà nước, trong cả khu vực công và tư.

Hơn nữa, tham nhũng, hối lộ lại trở thành một trụ cột chính trong thể chế tại Việt Nam. Ông Martin Gainsborough, chuyên gia về Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Bristol, Anh Quốc, nói thẳng, « người ta trả tiền để có được việc làm tại công sở cho dù mức lương chính thức thấp. Điều này có nghĩa là các quan chức hy vọng sẽ thu hồi được vốn đầu tư qua các cách thức khác ».

Cho dù có nhiều lời chỉ trích về tình trạng tham nhũng nghiêm trọng, các nhà quan sát cho rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn có nhiều khả năng làm thêm một nhiệm kỳ nữa.

0 comments:

Powered By Blogger