Mẹ Nấm - Một xã hội thực sự bình ổn không được xây dựng trên cơ sở những lời hứa hay những khẩu hiệu suông mà nó đòi hỏi sự khôn khéo và tinh thần trách nhiệm trong đường lối lãnh đạo.
Bộ Công thương và Tài chính hứa gì?
Để quản lý, điều hành và kiềm chế giá trong dịp Tết Nguyên đán, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã kêu gọi “Quyết liệt bình ổn giá dịp cuối năm” bằng nhiều hình thức như: “Không tăng giá bán lẻ xăng dầu ít nhất từ nay đến Tết Nguyên đán, các mặt hàng sữa (diện quản lý giá) cũng được bình ổn hết năm 2010, sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon nhằm giảm sức ép đối với mặt hàng gas đang tăng đột biến về nhu cầu dịp cuối năm và dịp tết.
….. Trong dịp Tết Tân Mão và quý I/2011 sẽ giữ ổn định giá: Điện, than bán cho các hộ tiêu dùng lớn, khí, nước sạch… các dịch vụ công quan trọng như y tế, giáo dục. Sử dụng các công cụ phí, thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu và một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng hỗ trợ các DN kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đủ điều kiện, dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu bình ổn giá nhất là các thời điểm diễn ra lễ, tết” (1)
Khẩu hiệu suông hay tinh thần trách nhiệm?
Khẩu hiệu “bình ổn” luôn được các nhà quản lý thị trường Việt Nam đưa ra vào dịp cuối năm như một hình thức trấn an tinh thần người dân, nhằm giảm áp lực và cân bằng niềm tin của xã hội trước hiện trạng đồng tiền Việt bị mất giá, lạm phát tăng cao, các tiêu chuẩn an toàn về mức sống bị mất cân bằng.
Không phải ai cũng theo dõi tin tức trên báo chí – nhất là những bà nội trợ, những người phải đối mặt với cơn bão giá cả hàng ngày.
Nếu làm một phép so sánh đơn giản giữa mức giá cả của sáu tháng đầu năm 2010 và sáu tháng cuối năm, người ta sẽ thấy rằng, thị trường tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn không có khái niệm “bình ổn” như các nhà quản lý vẫn hay kêu gọi.
Theo trang Vietnamnet, từ đầu năm 2011 giá cả đã tăng 20% tại Hà Nội và Đà Nẵng. Thực phẩm tại các chợ đều đồng loạt tăng từ 20-25%.Các mặt hàng rau củ nhiều nơi có mức tăng đến 30%. Các loại mứt, bánh kẹo, nước ngọt đã tăng từ 5-10%. Riêng đường cát tăng với con số chóng mặt 50%. Theo Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh nguồn hàng bình ổn thị trường phục vụ Tết Tân Mão tăng gấp 3-4 lần so với kế hoạch. (2).
Một xã hội thực sự bình ổn không được xây dựng trên cơ sở những lời hứa hay những khẩu hiệu suông mà nó đòi hỏi sự khôn khéo và tinh thần trách nhiệm trong đường lối lãnh đạo.
Việt Nam sẽ ra sao nếu cứ tiếp tục con đường “bình ổn” trên cao trong những giáp Tết như thế này???
0 comments:
Post a Comment