Saturday, January 29, 2011

TS Nguyễn Ðình Thắng nói về Giáo dân Cồn Dầu tị nạn tại Thái Lan


Ðinh Quang Anh Thái - Vụ Cồn Dầu, mang tên một giáo xứ Công Giáo tại Ðà Nẵng, là một cuộc đàn áp mạnh bạo của công an Việt Nam, diễn ra ngày 4 tháng 5 năm 2010. Vào ngày đó, nhân đám tang bà Ðặng Thị Tân bị nhà cầm quyền Ðà Nẵng cấm chôn cất, công an đã thẳng tay đàn áp gây thương tích cho trên 100 người đưa đám và bắt giam 62 người.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Một số giáo dân Cồn Dầu thoát khỏi Việt Nam đã trốn qua Thái Lan lánh nạn. Tuần qua, Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng, giám đốc BPSOS trụ sở tại Virginia, vừa đi công tác Thái Lan về lại Hoa Kỳ, và nhân đến Quận Cam vận động gây quỹ cho những nạn nhân vụ Cồn Dầu hiện đang sống trốn tránh ở Bangkok, ông ghé thăm báo Người Việt và trả lời cuộc phỏng vấn sau đây:

-Ðinh Quang Anh Thái (NV): Tiến sĩ có tiếp xúc được với những nạn nhân vụ đàn áp Cồn Dầu chạy từ Việt Nam sang Thái Lan không, nếu có, tình cảnh của những đồng bào này ra sao?

- TS Nguyễn Ðình Thắng: Thưa có. Trong chuyến đi vừa qua, tôi tiếp xúc với tất cả các giáo dân Cồn Dầu, cả người lớn lẫn trẻ em, hiện đang lánh nạn ở Thái Lan. Tôi phỏng vấn từng người một và trong nhiều trường hợp có thu hình để rồi đưa tiếng nói của họ trực tiếp đến với đồng bào ở hải ngoại.

Ðời sống của họ rất cơ cực, tù túng và đầy sợ hãi. Hiện nay ở Thái Lan không có trại tị nạn, cho nên đồng bào của chúng ta phải sống lẩn lút giữa những người dân bản xứ và luôn luôn phải đề phòng. Tuy được cấp văn thư bảo vệ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, cảnh sát Thái Lan có thể bắt họ bất cứ lúc nào. Chính phủ Thái không chính thức thừa nhận người tị nạn mặc dù cho phép Cao Ủy Tị Nạn hoạt động. Có một số người dân Cồn Dầu đã từng bị cảnh sát bắt nhưng chúng tôi kịp thời can thiệp và họ được thả.

Ngay từ khi đợt giáo dân Cồn Dầu đầu tiên đặt chân đến Thái Lan, chỉ vài tuần sau cuộc đàn áp đẫm máu ngày 4 tháng 5 năm ngoái, họ liên lạc với chúng tôi. Và chúng tôi đã đưa họ đến một nơi sống tạm. Sau đó di chuyển họ dần ra những chung cư ở rải rác trong thành phố Bangkok. Vì khả năng tài chánh của chúng tôi rất eo hẹp, nhiều gia đình sống chen chúc trong những căn phòng một gian chật hẹp.

Ở nhà thì người lớn và trẻ em luôn luôn phải nói khẽ để tránh thu hút sự chú ý, nhòm ngó của hàng xóm người Thái. Mỗi khi đi ra ngoài họ phải đề phòng vì có thể có người theo dõi. Năm ngoái, chính quyền Ðã Nẵng đã công khai tuyên bố gởi người sang Thái Lan để truy lùng họ.

Hoàn cảnh sống tù túng, trốn tránh rất dễ ảnh hưởng tai hại đến tinh thần của người lớn và trẻ em, nhất là đối với các giáo dân Công Giáo quen sáng lễ chiều kinh, nay họ không dám đi nhà thờ kể cả ngày Chủ Nhật. Còn trẻ em thì rất tội; tất cả đều trở thành thất học từ 9 tháng qua. Trong số 55 người Cồn Dầu lánh nạn ở Thái Lan, có 21 là trẻ em dưới 18 tuổi.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=126323&z=157&utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed:+NguoiVietOnline+(NG%C6%AF%E1%BB%9CI+VI%E1%BB%86T+Online+(www.nguoi-viet.com))

Video Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng

0 comments:

Powered By Blogger