Fatma Naib, Al Jazeera (Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ) – Các trang mạng xã hội trực tuyến được các nhà hoạt động để liên lạc và tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính quyền.
Chính quyền Ai Cập đã ngăn chặn internet và dịch vụ điện thoại di động nhằm dập tắt những cuộc biểu tình chống chính phủ, nhưng biện pháp này có thể đã hơi quá muộn.
Các nhà hoạt động đã tuyền tin trên mạng về những cuộc biểu tình hôm thứ Sáu, liệt kê chi tiết những quảng trường nơi mọi người cần tụ tập.
Những lời kêu gọi được loan truyền trên Twitter và Facebook từ sáng thứ Sáu.
Một người sử dụng mạng Twitter có tên rassdwda viết: “Biểu tình ở Ai Cập khởi đầu từ các thánh đường và nhà thờ, Hồi giáo Công giáo Cùng nhau 25 tháng Giêng”.
Một người sử dụng khác tên eacusa viết: “25 tháng Giêng Tin vui từ Ai Cập, tinh thần tại Cairo vẫn cao, các nhà hoạt động kỳ cựu từ những năm 60 & 70 đang truyền tải kinh nghiệm tài tình để phối hợp.”
Vài giờ trước khi mạng internet bị cắt đứt, các nhà hoạt động đã dùng phương tiện truyền thông xã hội trong nước và chuyển tiếp thông điệp của mình qua những kết nối từ các nước khác.
Các nhà hoạt động trực tuyến từ Tunisia đã chia sẻ thông tin về việc những người biểu tình đổ nước Coca-Cola trên mặt để phòng chống hơi cay của cảnh sát. Những người khác cũng đã giúp bằng cách gửi những số điện thoại khẩn cấp trong trường hợp những người biểu tình bị bắt giữ.
Một nhóm thanh niên với tên gọi Phong trào 6 tháng Tư đã phân phát 20 nghìn tờ truyền đơn vào cuối ngày thứ Năm vạch rõ những bước cơ bản về địa điểm và vật dụng tiếp tế. Họ kêu gọi mọi người truyền tải thông tin trực tiếp hoặc qua email thay vì qua Facebook và Twitter để tránh sự ngăn chặn của chính quyền.
Không có cách mạng thì không có dân chủ
Những người sử dụng Twitter khác đã gửi thông điệp để nâng cao tinh thần của những người biểu tình, có những dòng tweet ủng hộ và đoàn kết từ những nước khác như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Takamit7 viết: “Không có cách mạng thì không có dân chủ. Không có Internet thì không có tự do. Người Nhật chúng tôi ủng hộ các bạn!!? Ai Cập”
Những người sử dụng khác cố vấn phương pháp để qua mặt sự ngăn chặn kỹ thuật của chính quyền bằng truy cập những máy chủ trung gian.
Những người sử dụng bên ngoài Ai Cập kêu gọi người dân viết thư cho giới lãnh đạo chính trị nước mình nhằm gây áp lực lên chính phủ Ai Cập.
Alihabibi1 viết: “Nếu bạn đang ở Mỹ, hãy gọi điện cho dân biểu của mình kêu gọi họ giúp mở khóa internet và mạng lưới di động tại Ai Cập!”
Những người nước ngoài khác đã đề nghị dùng tài khoản của mình trong cả ngày để đại diện cho mọi người gửi thông điệp qua điện thoại, như nhà báo Mona Eltahawy: “Các bạn Ai Cập: Tôi sẽ có mặt trên Twitter CẢ NGÀY thứ Sáu: nếu mạng xã hộ bị chặn, hãy gửi tin cho tôi tại eltahawy67@gmail.com và tôi sẽ giúp truyền tải thông điệp. 25 tháng Giêng.”
Cairo yên tĩnh rợn người
Có rất ít người Ai Cập vẫn còn truy cập trực tuyến đã tả về hiện tình trên đường phố Cairo. Một người sử dụng tên anonymous viết: “Mới vừa nhìn ra cửa sổ sáng thứ Sáu. Mọi thứ đều yên tĩnh cho đến nay tại quảng trường Tahrir, tôi không thấy cảnh sát – 25 tháng Giêng.”
Những người khác tweet về sự im lặng đến rợn người ở Cairo, mặc dù tình hình có thể thay đổi sau buổi cầu nguyện giữa ngày. Tình hình này cũng được lặp lại trên mạng: Sau 12:30 sáng thứ Sáu, khi chính quyền bắt đầu giới nghiêm, các mạng Twitter và Facebook trở nên vô cùng vắng vẻ, với đại đa số người sử dụng tại Ai Cập biến mất.
Ngay cả phóng viên Ayman Mohyeldin của Al Jazeera đã viết vài phút trước khi mạng internet bị chặn hoàn toàn: “Dịch vụ internet bị cắt trên toàn Ai Cập -25 tháng Giêng. Sẽ tweet và thứ Sáu bằng phương pháp khác.”
Những người khác bày tỏ bực bội. Mona Eltahawy viết: “Thứ Sáu 28 tháng Giêng một ngày lịch sử ở Ai Cập: Mubarak độc tài trong 3 thập niên đóng cửa internet vì sợ hãi những cuộc biểu tình có tổ chức của giới trẻ 25 tháng Giêng.”
0 comments:
Post a Comment