Tuesday, September 27, 2016

Vết rạn suy thoái hằn lên đời sống Trung Quốc ra sao?


AuthorPhạm KhánhSourceInfonetPosted on: 2016-09-27
Theo hãng tin Al Jazeera, sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã để lại những thị trấn “ma” và hàng triệu người lao động bình thường phải vật lộn để sinh sống. Giấc mơ Trung Hoa dường như chẳng thể thành hiện thực.
Trong nhiều thập kỷ qua, sự trỗi dậy của Trung Quốc rất ấn tượng và các nhà lãnh đạo nước này thường nói với thế giới rằng họ đã đưa 600 triệu người thoát khỏi đói nghèo chỉ trong hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, Al Jazeera cho rằng, thời kỳ bùng nổ đó đã kết thúc. Nền kinh tế đang chậm lại và những “vết nứt” bắt đầu xuất hiện. Những công trình xây dựng bị bỏ dở, những thị trấn, thành phố “ma” không có người ở xuất hiện khắp cả nước.
Một số nhà kinh tế cảnh báo, với tình trạng nợ ở mức báo động, nền kinh tế Trung Quốc có thể sụp đổ.
Năm 2005, nợ của Trung Quốc tương đương 164% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Số nợ này hiện đã gần gấp đôi và đang tăng nhanh hơn nhiều so với sự phát triển kinh tế.
Khi nền kinh tế phát triển chậm lại và nợ gia tăng, hàng triệu người lao động đang phải gánh chịu những hậu quả. Họ phải vật lộn để mưu sinh và cảm thấy bị gạt ra khỏi sự thành công của Trung Quốc.


Các thở mỏ tan ca tại một mỏ than ở tây nam Trung Quốc. Cuộc sống của họ đang ngày càng tồi tệ khi lương giảm, nguy cơ bị sa thải ngày càng cao.


Khai thác than hiện đang ngành nghề chủ chốt ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc nhưng nhu cầu về than trên toàn cầu lại đang sụt giảm. Trong bối cảnh đó, chính phủ cho biết sẽ phải sa thải tới 6 triệu công nhân khỏi các nhà máy, hầm mỏ.


Tại mỏ than ở tây nam Trung Quốc, công nhân chỉ được trang bị những chiếc khẩu trang cotton, không đủ để giúp họ tránh bụi than độc hại.


Theo tờ Financial Times (Anh), trong 10 tháng đầu năm 2015, 101 công ty thép lớn nhất Trung Quốc thua lỗ tổng cộng 72 tỷ Nhân dân tệ (11 tỷ USD). Mức thua lỗ này lớn hơn gấp đôi lợi nhuận mà các công ty thép lớn nhất Trung Quốc đạt được trong năm 2014. Trong ảnh là một nhà máy thép ở Phủ Thuận, Trung Quốc.


Dư thừa và nợ nần là hai vấn đề phổ biến ở nhiều nhà máy và xí nghiệp của Trung Quốc.


Thành phố Shenfu ở đông bắc Trung Quốc giờ là một điển hình cho những thành phố “ma” ở Trung Quốc. Khi nền kinh tế bị sụt giảm, nhiều dự án xây dựng đã bị bỏ dở.


Tình trạng của thành phố Shenfu cho thấy nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế của Trung Quốc. Chính quyền địa phương đã chi tới 16 triệu USD để xây dựng công trình “Circle of Life” (Vòng quay của cuộc sống) nhằm thu hút du khách nhưng giờ dường như “vô dụng”.


Tương tự như vậy, dự án công viên nước hiện đại với diện tích 30.000 mét vuông, trị giá 300 triệu USD đã bị bỏ dở ở Thiết Lĩnh, Trung Quốc.


Dự án Đảo Palm giả ở Cẩm Châu cũng bị dừng lại giữa chừng.


Theo Al Jazeera, người lao động cảm thấy họ chẳng được lợi gì từ sự phát triển của Trung Quốc.


Những chiếc cầu thang bị bỏ dở trong các tòa nhà "ma" tại các thành phố "ma" trên khắp Trung Quốc.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Al Jazeera, một công ty truyền thông quốc tế đặt trụ sở tại Doha, Qatar. Al Jazeera, đã thu hút được sự chú ý từ quốc tế sau vụ khủng bố 11/ 9 nhờ một kênh truyền hình chuyên đưa tin trực tiếp từ chiến trường Afghanistan.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

0 comments:

Powered By Blogger