Sunday, September 4, 2016

Tập Cận Bình cảnh báo kinh tế hoàn cầu lâm nguy và chống lại chủ nghĩa bảo hộ tại G20


AuthorĐinh Hoa LưSourceCalitodayPosted on: 2016-09-04
Cali Today News-Mở màn cho 2 ngày đại hội G20 tại Hàng Châu hôm nay, Tập Cận Bình cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới đang gặp nguy cơ trước tình trạng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch càng lúc nhiều trong khi thị trường tài chánh lại là sức mạnh đòn bẫy.
Chủ tịch Trung Cộng tuyên bố như vậy sau cuộc hội đàm song phương với Tổng Thống Obama tuy được đánh giá ‘có nhiều xây dựng’ nhưng hai phía Mỹ và Trung Cộng vẫn thất bại trong dung hợp quan điểm với những vấn đề gai góc nhất như căng thẳng hiện nay tại Biển Đông.
Hội nghị G20 diễn ra trong bối cảnh xảy ra vụ “Brexit”của Anh ra khỏi khối EU và cận kề ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào đầu tháng 11, các nhà quan sát hiện nay tại G20 cho rằng các lãnh đạo tại G20 đang có kế hoạch gắn kết các vấn đề tự do thương mại trong nền kinh tế toàn cầu hoá cùng cảnh báo chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang lâm le trổi dậy.
Tập Cận Bình cảnh báo kinh tế thế giới đang gặp một ‘thời điểm quan trọng’ đó là mức cầu yếu ớt, thị trường tài chánh biến động, đầu tư cùng thương mại yếu ớt. Trong lời tuyên bố này, Tập Cận Bình còn chỉ ra rằng sự phát triển kỹ thuật trong thời kỳ sơ khai nay xem như đã qua và hiện nay phát triển kỹ thuật trong giai đoạn mới nhưng vẫn chưa có đươc được đà tiến nhanh hơn.
Chánh văn phòng nội các Nhật Koichi Hagiuda cho rằng các lãnh đạo tại G20 đang cần sự đồng thuận gồm các vấn đề chính yếu về chính sách bao gồm vấn đề tiền tệ, ngân sách, cải cách cấu trúc mới hi vọng giúp nền kinh tế bền vững. Ông cho rằng cần sự đồng thuận tại G20 trong 3 chính sách chính yếu tức là tiền tệ, tài chánh và cải cách cấu trúc mới đạt được thành công.
Nhưng G20 chỉ có thời gian 2 ngày ngắn ngủi, một số lãnh đạo tại G20 bắt đầu đem các vấn đề ra tranh cãi từ thương mãi đến đầu tư, chính sách thuế khoá cũng sự dư thừa trong kỹ nghệ. Thật sự G20 là nơi để thương nghị hợp tác kinh tế cho 20 quốc gia hàng đầu về kinh tế hay là nơi để các lãnh đạo đem các tức giận bất mãn tranh chấp hay buộc tội nhau ra tại đây trong 2 ngày ngắn ngủi?
Bắt đầu ngày Chủ Nhật này người ta thấy Trung Cộng đem ra sự tức giận của mình đối với Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull khi Tập yêu cấu Úc phải có chính sách mua bán song phẳng, minh bạch. Bắc Kinh đang tức giận khi Úc vừa ngăn chận thoả thuận cho phép các nhà thầu Trung Cộng xây dựng lưới điện trị giá 10 tỷ Úc Kim vào tháng qua.
Trung Cộng buộc tội Úc thiên về bảo hộ mậu dịch khi cấm Bắc Kinh mua lại các công ty Kidman & Co hay đầu tư cho lưới điện Úc. Bắc Kinh còn đe doạ và chỉ trích kịch liệt Úc theo Mỹ vẫn trung thành là một đồng minh của Mỹ nhất là hợp tác các chuyến bay tuần tra tại Biển Đông với không quân Hoa Kỳ.
Cùng lúc thì Chủ Tịch EU ông Jean Claude Juncker lại tố cáo và chỉ trích Bắc Kinh chống lại sự ào ạt sản xuất dư thừa hàng kỹ nghệ tống đi khắp nơi. Ông cho rằng đây là hành động ‘không chấp nhận được” trong lúc kỹ nghệ luyện thép của Châu Âu đang chao đảo và công nhân ngành này đang mất việc mấy năm nay.
Điều rất mỉa mai, Tập Cận Bình miệng hô hào ‘chống bảo hộ mậu dịch” nhưng chính nền kinh tế chỉ huy của Trung Cộng đang ào ạo tung vốn cho hàng vạn công ty quốc doanh, đổ dồn hàng dư thừa kỹ nghệ và hàng chế xuất vào phá thị trường thế giới, khư khư giữ tỷ giá không thật của đồng yuan để xuất cảng được nhiều.
Về Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn rầm rộ quân sự hoá vùng biển đang tranh chấp này trong lúc chống đối sự tuần tra và hợp tác đồng minh của Tây Phương bảo vệ tuyến hàng hải tự do thế giới tại đây.
Có ai tin vào lời nói của Tập Cận Bình hay Cộng Sản nói chung hay chăng ?
Đinh Hoa Lư (Reuters)
------------

0 comments:

Powered By Blogger