Vào tháng Chín, blogger Tạ Phong Tần được trả tự do sau khi bị cầm tù
suốt 10 năm và ngay lập tức bị đưa lên máy bay đến Los Angeles. Vào
tháng 10 năm 2014, cộng sự và là người đồng sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo
Tự do cùng với bà, blogger Nguyễn Văn Hải, người cũng đã bị bắt giam vì
những việc làm của mình, cũng phải đi theo con đường đó.
Sau khi đến LA được một vài tháng, ông Hải gửi cho CPJ một bài blog, mô
tả đầy đủ sự ngọt ngào và chua chát của việc được trả tự do của anh và
Tần. Anh viết, "Khi phi cơ cất cánh, tôi quay lại nhìn quê hương của
mình, nơi tôi đã bị giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt của nhà
tù cộng sản, và đó cũng là nơi những người bạn của tôi vẫn tiếp tục công
cuộc đấu tranh tìm tự do cho đất nước của chúng tôi. Tôi vừa được thả
ra và ngay lập tức bị trục xuất đến nước Mỹ".
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã vận động, tranh đấu cho sự tự do của Hải
và Tần trong suốt nhiều năm qua. Sự ngược đãi mà các bloggers này gặp
phải trong tù càng bị nhân lên gấp bội bởi cách nhà cầm quyền trục xuất
họ trong ngày họ được phóng thích. Nhưng trong khi chúng ta chào đón họ,
việc phóng thích nhỏ giọt này chẳng thấm vào đâu so với việc Việt Nam
vẫn chưa đáp ứng được những cam kết về nhân quyền mà họ đã đồng ý trong
hiệp ước đối tác toàn diện với Hoa Kỳ vào năm 2013.
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng Tám vừa qua, Ngoại trưởng John Kerry đã
khẳng định rằng bảo vệ nhân quyền là nền tảng cho mọi thỏa thuận. Nhưng
những thông điệp từ phía Việt Nam dường như đi ngược lại điều này. Hãng
thông tấn AP cho hay, sau cuộc gặp gỡ vào tháng Sáu giữa Bộ trưởng Quốc
phòng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Hoa Kỳ Ashton Carter, ông
Phùng Quang Thanh nói những vấn đề xoay quanh tình trạnh nhân quyền của
Việt Nam không nên ảnh hưởng đến bất kỳ quyết định nào của Hoa Kỳ trong
việc dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Hà Nội. Theo như các bản tường
trình, kể từ các cuộc gặp đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý viện trợ cho
Việt Nam 18 triệu USD để mua tàu tuần tra, và Nhật Bản cũng đã đồng ý
cung cấp tàu đã qua sử dụng và các thiết bị hàng hải khác.
Trước tình hình căng thẳng đang diễn ra ở Đông Nam Á do Trung Quốc tuyên
bố chủ quyền của mình trên hầu hết khu vực ở Biển Đông, các nước nhỏ
hơn trong khu vực đang nhìn về Hoa Kỳ và các nước dân chủ khác như những
đồng minh quân sự. Điều này phần nào sẽ là sức ép buộc những người cầm
quyền chứng minh nỗ lực cải thiện nhân quyền của mình, chẳng hạn như tự
do báo chí.
Tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam vẫn rất tồi tệ. Họ đứng thứ 6 trong
danh sách các quốc gia kiểm duyệt khắt khe nhất thế giới của CPJ. Trong
cuộc tổng kết số lượng bị cầm tù vừa qua của CPJ, Việt Nam đã bỏ tù 16
nhà báo và blogger. Con số nầy phản ánh sự xuống cấp của tình trạng tự
do báo chí ở Việt Nam. Trong khi vào năm 2007, tài liệu của CPJ cho thấy
chỉ có hai nhà báo bị giam giữ mà thôi.
Trong cuộc nói chuyện giữa CPJ và Hải, cùng với một nhóm nhà phân tích
và hoạt động, những người đã và đang hợp tác với ông, nói rằng chúng tôi
phải làm nhiều việc hơn ngoài việc đòi tự do cho các nhà báo bị bắt
giam. Họ đòi hỏi sự thay đổi của Điều 14 trong Hiến Pháp. Điều 14 quy
định bảo đảm nhân quyền, bao gồm cả tự do biểu đạt, nhưng những quyền
này lại có thể bị hạn chế với lý do "an ninh quốc phòng, an ninh quốc
gia, giữ gìn trật tự xã hội, an toàn và sự phát triển của cộng đồng, xã
hội".
Nhóm này cũng đòi xóa bỏ hoặc sửa đổi mọi điều luật về việc chống lại
Nhà nước, gồm Điều 79, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự, những điều luật
quy định tội "tuyên truyền" chống phá Nhà nước hoặc "lợi dụng tự do, dân
chủ". Những điều luật mơ hồ này là những nét tiêu biểu của một nhà nước
toàn trị, được sử dụng để đe dọa và bỏ tù các nhà báo.
CPJ cảm kích trước việc nhà báo ở bất kỳ nơi nào trên thế giới được trả
tự do và mong mỏi có nhiều hơn nữa các nhà báo và blogger bị tù đày ở
Việt Nam được phóng thích. Tuy nhiên, cần nhớ rằng những thỏa thuận và
đề nghị hợp tác gần gũi hơn với quốc gia này, bao gồm cả việc trợ giúp
quân sự, không được bỏ qua những yêu cầu cải cách ở Việt Nam chỉ để ngăn
chặn những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
0 comments:
Post a Comment