Sunday, June 8, 2014


BBT: Trung Quốc trong tư thế ông chủ ra lệnh cho đày tớ Việt Cọng phải xử lý việc nhà của nó cho đẹp lòng chủ. Xưa nay có bao giờ nước Mỹ xía vô chuyện nội bộ của nước bạn bằng cách ra lệnh cho nước đó (chẳng hạn VNCH) phải chấm dứt biểu tình chống Mỹ không ??? Thằng Tàu Cọng và thằng Việt Cọng thì độc tài, bắt buộc mọi con dân đều phải có tư tưởng một chiều, không được suy nghĩ khác lập trường của chúng. Rõ ràng chúng áp đặt ách nô lệ lên thân xác và linh hồn của nhân dân. Bây giờ Việt Cọng cũng bị cái ách đó đè lên đầu, chặn ngay cổ của mình. Gieo gió thì gặt bão.

Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam nghiêm trị biểu tình bạo động chống Trung Quốc

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa nhận được một khoản bồi thường nào từ phía Việt Nam cho các thiệt hại trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
VOA - 06.06.2014

Trung Quốc yêu cầu Việt Nam trừng trị nghiêm những người khơi mào các cuộc bạo động chống Trung Quốc hồi tháng trước và bồi thường thiệt hại đầy đủ cho các doanh nghiệp và công dân Trung Quốc tại Việt Nam.

Trong cuộc họp báo ngày 6/6, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, nhấn mạnh Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội có những bước nghiêm chỉnh bảo vệ an toàn cho các cơ quan và nhân viên của Trung Quốc ở Việt Nam.

Ông Hồng nói thêm rằng cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa nhận được một khoản bồi thường nào từ phía Việt Nam cho các thiệt hại trong các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở các khu công nghiệp miền Nam và miền Trung Việt Nam.

Có ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các vụ bạo loạn khiến Trung Quốc rút 4.000 công nhân ra khỏi Việt Nam. Mọi việc xảy ra sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 vào khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tại một diễn đàn doanh nghiệp hôm 5/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cam đoan sẽ không để xảy ra tình trạng tương tự.

Ông Dũng nói 90% các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong các vụ biểu tình bạo động vừa qua hiện đã trở lại hoạt động bình thường.

Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng cho biết thêm rằng nhà chức trách đã có những biện pháp thích đáng trừng phạt những người gây bạo động.

Nguồn: Reuters/IBBTimes


TQ từ chối nộp bằng chứng minh định chủ quyền ở Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngọai giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Trung Quốc bác yêu cầu của tòa án trọng tài Liên hiệp quốc về việc đệ trình bằng chứng minh định tuyên bố chủ quyền theo bản đồ đường lưỡi bò ở Biển Đông.

Bắc Kinh viện dẫn lý do không công nhận sự can thiệp của tòa quốc tế trong vụ kiện do Philippines khởi xướng.

Phát ngôn nhân Bộ Ngọai giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 4/6 khẳng định rằng Bắc Kinh giữ vững lập trường không chấp nhận hoặc tham gia vào vụ kiện.

Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra 1 ngày sau khi Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc yêu cầu Bắc Kinh phải phản hồi đơn kiện của Philippines nộp mà qua đó Manila đề nghị tòa bênh vực quyền của họ trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.

Bộ Ngoại giao Philippines kêu gọi Trung Quốc cân nhắc lại quyết định từ chối tham gia vụ kiện, đồng thời nói rằng tòa trọng tài quốc tế là cơ chế giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa, cởi mở, và hữu nghị.

Theo đề nghị của tòa, Trung Quốc phải trưng ra luận cứ và bằng chứng trước giữa tháng 12 năm nay để biện hộ cho các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.

Bloomberg News ngày 31/5 dẫn phát biểu của Thủ tướng Việt Nam cho biết Hà Nội cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các bằng chứng cho vụ kiện các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ra trước tòa trọng tài quốc tế và đang cân nhắc thời điểm tốt nhất để nộp đơn kiện



Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ ý nghĩa 'đường lưỡi bò'

Biểu tình phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng biển ngoài khơi Việt Nam.
Duy Ái
22.05.2014

Các học giả Đài Loan mới đây cho biết Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ ở Đài Bắc làm rõ ý nghĩa của đường 11 đoạn mà Đài Loan vẽ ra năm 1947 và được Trung Quốc dùng để làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Các học giả này nói rằng yêu cầu mà Washington đưa ra 2 lần trong 3 tháng vừa qua vẫn chưa được thỏa mãn vì chính phủ của Tổng thống Mã Anh Cửu e rằng việc đó sẽ làm bùng ra một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.

Giữa lúc cuộc đối đầu kịch liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc vì vụ giàn khoan đang tiếp diễn ở Biển Đông, các học giả Đài Loan cho biết Hoa Kỳ hồi gần đây đã yêu cầu chính phủ của đảo quốc tự trị này làm rõ ý nghĩa của đường 11 đoạn, thường được gọi là đường lưỡi bò, mà họ vẽ ra năm 1947 và đang được Trung Quốc sử dụng để khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Theo tường thuật của thông tín viên Hải Nhan của ban Hoa Ngữ đài VOA tại Hồng Kông, việc này được giáo sư Trần Nhất Tân của Đại học Đạm Giang tiết lộ tại một cuộc hội thảo ở Hồng Kông về vấn đề Biển Đông hôm 19 tháng 5 vừa qua.

Ông Trần Nhất Tân cho rằng yêu cầu của Washington đối với Đài Bắc có mục đích làm suy yếu lập trường của Bắc Kinh đối với đường 9 đoạn mà họ dùng từ năm 1949 để cho rằng hầu như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải của mình.


Chính phủ Tổng thống Mã Anh Cửu e rằng việc 'làm rõ ý nghĩa của đường 11 đoạn' sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.
Giáo sư Trần Nhất Tân nói rằng Đài Loan không thể thỏa mãn yêu cầu của Mỹ vì họ e rằng làm như thế sẽ gây phương hại cho mối quan hệ hài hòa giữa hai bờ eo biển Đài Loan và tạo ra rất nhiều vấn đề chính trị vì Đài Loan sẽ phải tu chính hiến pháp.

Ông Tôn Dương Minh, Phó Chủ tịch Quỹ Viễn cảnh Giao Lưu Đài Loan-Trung Quốc, cũng tán đồng nhận định đó. Ông nói rằng việc thỏa mãn đòi hỏi mà Hoa Kỳ đã 2 lần đưa ra trong 3 tháng vừa qua là rất nguy hiểm, vì Đài Loan sẽ phải tu chính hiến pháp, xác định lại đường biên giới của Trung hoa Dân quốc; và như thế có thể bị diễn giải là một hành động tuyên bố Đài Loan độc lập trên pháp lý, làm phát sinh rất nhiều vấn đề chính trị phức tạp.

Vào cuối năm năm 1947, Trung Quốc, với quốc hiệu lúc đó là Trung Hoa Dân Quốc và do chính phủ Quốc Dân Đảng lãnh đạo, đã vẽ đường 11 đoạn trên biển Đông, gọi đó là quốc giới. Tháng 2 năm 1948, bản đồ lưỡi bò xuất hiện công khai lần đầu tiên với bốn nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Trong 4 quần đảo này, quần đảo vốn có tên Nam Sa được đổi thành Trung Sa và quần đảo Đoàn Sa được đổi thành Nam Sa.

Việt Nam gọi Tây Sa là Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa và cũng dựa trên các yếu tố lịch sử và pháp lý để tuyên bố là thuộc chủ quyền của mình.


Việt Nam gọi Tây Sa là Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa và cũng dựa trên các yếu tố lịch sử và pháp lý để tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Trong khi đó, các nước khác ở Đông Nam Á, trong đó có Philippines, Malaysia, Brunei và mới đây là Indonesia, cũng có yêu sách chủ quyền đối với các quần đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa và Nam Sa.

Từ khi công bố đường lưỡi bò tới nay, Đài Loan và Trung Quốc chưa bao giờ nói rõ ý nghĩa của ranh giới đó là gì, dù hai chính phủ ở Đài Bắc và Bắc Kinh đã có nhiều hành động trên thực tế trong ranh giới này. Theo Bách Khoa Mở Trung Quốc, có 4 cách giải thích về ý nghĩa pháp lý của đường 9 đoạn: (1) đó là đường ranh giới quốc gia hay quốc giới: có nghĩa là các đảo và vùng biển bên trong lằn ranh là lãnh thổ của Trung Quốc và khu vực bên ngoài lằn ranh là thuộc về các nước khác hoặc là hải phận quốc tế; (2) đó là vùng biển lịch sử: Trung Quốc có quyền lợi lịch sử đối với tất cả các đảo và vùng biển bên trong lằn ranh; (3) đó lằn ranh trên biển, với các đảo trong lằn ranh thuộc chủ quyền Trung Quốc và Trung Quốc có quyền chủ quyền đối với vùng biển và tài nguyên dưới đáy biển không thuộc vùng nội thủy bên trong lằn ranh; và (4) đó là đường ranh phạm vi các đảo, với các đảo bên trong lằn ranh và vùng biển lân cận là một phần lãnh thổ Trung Quốc, do Trung Quốc quản hạt và kiểm soát.

Chẳng những các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và Đài Loan phản đối và bác bỏ đường 9 đoạn, nhiều nước khác trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, cũng không ngớt Trung Quốc yêu cầu làm rõ ý nghĩa của đường ranh mà chính các chuyên gia công pháp quốc tế của Bắc Kinh và Đài Bắc cũng không thống nhất ý kiến với nhau.

Tại một cuộc họp hôm 17 tháng 5 ở Đài Bắc, cựu dân biểu Lâm Trọc Thủy của Đảng Dân Tiến cho biết ngay cả các học giả về công pháp quốc tế của Quốc Dân Đảng cũng cho rằng các qui định của luật pháp quốc tế và luật biển hiện nay đều vô cùng bất lợi cho yêu sách về “vùng biển lịch sử”. Một học giả khác của Trung Quốc, ông Lý Lệnh Hoa, cũng cho rằng đường chín đoạn không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý.


Bắc Kinh cho rằng hầu như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải của mình.
Ông Lâm Trọc Thủy, lý thuyết gia nòng cốt của phong trào đòi Đài Loan tách khỏi Trung Quốc để độc lập, nói rằng đường lưỡi bò không hề có trong lịch sử Trung Quốc trước đây mà thật ra là bắt nguồn từ Quần đảo Tân Nam mà Nhật Bản tuyên bố đòi chủ quyền từ năm 1939 và đặt dưới sự quản hạt của huyện Cao Hùng ở Đài Loan, khi đó là một phần lãnh thổ của Đế quốc Nhật. Ông Lâm nói rằng sau khi Nhật Bản bị đánh bại trong thế chiến thứ hai, chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch mới thừa hưởng quần đảo mà Nhật Bản gọi là Shinnangunto và xem đó là vùng biển của Trung Quốc.

Ông Lâm Trọc Thủy cũng cho rằng Trung Quốc có thể tranh giành chủ quyền quần đảo “Tây Sa” (Hoàng Sa), nhưng không thể đòi chủ quyền đối với quần đảo “Nam Sa” (Trường Sa); và đó chính là lý do tại sao Bắc Kinh cực lực phản đối việc Philippines đưa vụ tranh chấp biển đảo này ra trước tòa án trọng tài quốc tế.

Cũng tại cuộc họp báo ở Đài Bắc, một học giả Đài Loan cho rằng chính quyền Tưởng Giới Thạch đã làm bừa khi đưa quân đến chiếm đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) ở “Nam Sa”. Tiến sĩ Hứa Văn Đường, thuộc Ban Nghiên cứu Lịch sử Cận đại của Viện Nghiên cứu Trung ương (Academia Sinica) của Đài Loan, cho biết tại Hòa hội Cựu Kim Sơn năm 1951, Nhật Bản tuyên bố từ bỏ Shinnangunto nhưng không nói là từ bỏ cho nước nào. Thế mà Đài Loan vào năm 1956 đã đưa quân đến chiếm hòn đảo “Thái Bình”, nơi mà ông nói không phải là ngư trường truyền thống của ngư dân Đài Loan.

Ông Hứa Văn Đường cũng tiết lộ là sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, quân đội của Tưởng Giới Thạch đã “tiện thể” tiếp thu Quần đảo Tân Nam từ tay Nhật Bản, nhưng lại không biết quần đảo này ở đâu, nên phải chạy tới Bộ Tư lệnh Mỹ ở Philippines để mượn bản đồ. Nhà sử học Đài Loan này nói rằng nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Sa thật ra là nằm trong khu vực của nhóm đảo mà hiện nay có tên là Trung Sa.

Duy Ái

0 comments:

Powered By Blogger