Thursday, December 14, 2017

ĐÓN CÁI NHỤC NÀY, NHỚ CÁI NHỤC XƯA


AuthorMicae Lê Văn ẤnPosted on: 2017-12-14
Biết được chuyện "Gloria 3" sau khi đã có "Gloria 2, Gloria 1" mà đau lòng con lắm Chúa ơi ! Đau nhứt là chuyện mấy chục năm trước đã xảy ra tại Giáo Xứ Xuân Tâm Địa phận Xuân Lộc Đồng Nai, nhưng chuyện chỉ xảy ra một lần rồi thôi, còn chuyện ở Hoa Kỳ này đã tái diễn tới 2 lần, không biết còn Nguyễn Ngọc Ngạn, còn Đức ông Phạm Quốc Tuấn nó còn tiếp thêm mấy lần nữa, nó còn đóng đinh Đức Giê Su mấy lần nữa ?
"Kìa con xem: "tay nó dơ bẩn, miệng nó hôi hám" thế mà khi nó cầm bánh, cầm rượu nó đọc lời Cha truyền hay nó truyền cho Cha thì cha phải xuống trong hình bánh hình rượu. Vị nữ thánh nghe lời đau khỗ đó đã khóc..." (Tôi không đi tu lần nào, nhưng tình cờ đọc được đoạn văn đó, tôi cảm thương hai nhân vật Chúa Giê Su và vị thánh nữ. Sau này tôi lại còn thương Chúa Giê Su khi suy gẫm "cái hôn bán Thầy" của Giu đa.
Sau khi VC chiếm được Miền Nam, tôi trốn chạy VC đến một làng xã xa xôi, không trình diện bọn chúng "để đi học tập", sáng vác cuốc ra rẫy, tối vác về. Xã của tôi lại gặp phải một tên Bí Thư miệng còn hôi sữa. Hắn ra lệnh toàn xã phải "làm ăn tập thể" dù "Ở Trên Huyện" cũng khuyên nó chưa nên làm như vậy, nhưng nó muốn lập công. Cứ 10 gia đình họp lại thành một "Tập Đoàn Sản xuất" lúa rẫy và các phó sản như lang, mì, ...
Sau khi gặt xong, hắn lại cho mở "Đại Hội thu hoạch" dùng lúa của Tập Đoàn mua heo, mua nếp, mua rượu ... để tổ chức ăn nhậu một bữa. Tên Bí Thư nhắm ngay "Nhà Thờ Ấp 1" để mượn tổ chức liên hoan. Không biết "Cha Chánh Xứ" đã đồng ý với VC hồi nào, nhưng bọn cán bộ xã phổ biến rộng rãi coi như một thắng lợi. Cha chánh xứ đã họp hội đồng mục vụ vài lần, nhưng các vị này coi như giả điếc, giả đui, tỏ ra không chấp nhận, nhưng cũng không dám quyết liệt từ chối.
Trước ngày liên hoan một tuần, Cha Chánh Xú bỗng phát bệnh trầm trọng phải vào nhà thương tận Hố Nai. Dịp may hiếm có, Hội đồng Mục Vụ lên Xuân Lộc trình Đức Cha, lúc đó là Đức Giám Mục Nguyễn Văn Lãng. Sau khi nghe rõ đầu đuôi, ngài phán: "Không được, không thể dùng Nhà Chúa để làm chuyện như vậy". Được mệnh lệnh của Đức Cha, chẳng những Ban Mục Vụ mà mọi người đều vui mừng, vì đó là lệnh của Đức Cha, Cha Xứ làm sao cãi được ?
Không ngờ, tin này lọt đến tai Cha Chánh Xứ. Ngài vội vàng "mang bệnh về nhà" triệu tập mọi người và cho biết: "Tôi đã hứa, đã chấp thuận cho Ủy Ban mượn nhà thờ rồi, nhưng Hội Đồng Mục Vụ cãi lệnh lại lên trình Đức Cha. Sai lầm ! Sai lầm. Cứ nói rằng Nhà Thờ là Nhà của Chúa. Nó chỉ đúng khi có bàn thờ, có Mình Thánh Chúa, có ảnh tượng. Nhưng nếu chúng ta dùng một bức màn kéo ngang cung thánh thì phần còn lại chỉ là một sân khấu, một rạp hát, chúng ta có thể coi đó không còn nhà thờ nữa. Tôi lập lại quyết định, Úy Ban cứ dùng nhà thờ mở Liên Hoan".
Hôm mở liên hoan, mặc dù Cha Xứ còn bịnh, nhưng cũng ráng về để dự, chung vui với các Tập Đoàn, nhưng là để canh chừng Hội Đồng Mục Vụ "đóng cửa nhà thờ theo lệnh Đúc Cha". Tuy nói là "Liên Hoan của các Tập Đoàn" nhưng đó là liên hoan của bọn VC huyện Xuân Lộc, có chăng là những "Tập Đoàn Trưởng" mới có được thức ăn "chính thức" còn đoàn viên thì chỉ có những "bạng nhạng, bầy nhầy" còn xôi thì hình như được dán vào đáy mỗi chén...
Sau bửa đó, Đức Cha đã gọi Cha Chánh Xứ lên Tòa Giám Mục và ra lệnh "Cha về lại địa phận gốc của cha là Qui Nhơn. Tôi không cần cha nữa". May nhờ có Giám mục phó là Đức Cha Trần Minh Nhựt (tôi không chắc lúc đó Đức Cha Nhựt đã là Giám mục chưa, hay còn là Cha Đại Diện, tôi quên rồi) nói nhỏ: cha cứ về lo mục vụ, tôi sẽ năn nỉ Đức Cha cho, nhưng đừng tái phạm, ngài sẽ đuổi thực đó.
Chuyện "làm ăn tập thể" này thất bại thê thảm phải dẹp bỏ 2 năm sau đó. Vì dân chúng rất "hăng hái" gia nhập, làm đơn gia nhập đến "ùn tắt" văn phòng xã, nhưng mỗi gia đình chỉ cử một "bán lao động" làm công tính điểm" còn lao động chính vào rừng kiếm chỗ nào tốt canh tác, rừng rộng, có suối, có chỗ gieo lúa, có chỗ làm hoa màu, mỗi gia đình chiếm một chỗ khác nhau, cách nhau, cán bộ không dám "kiểm tra" và dân chúng gọi đó là "Đình Chiến da beo". Còn khu làm ăn tập thể thì coi như bỏ hoang. Thất bại. Vì thế, dù Cha Chánh Xứ có muốn "tái phạm" cũng không có cơ hội.
Cũng xin nói ít hàng về "Cha Chánh Xứ". Ngài là vị linh mục gốc giáo phận Qui Nhơn, năm 1972 đưa giáo dân vào lập nghiệp ở Xuân Lộc như các linh mục khác, rất đáng ca ngợi về tinh thần bác ái. Ngài đang ăn cơm mà thấy "ăn mày" vào là lập tức bỏ đũa, mời người đó lên bàn ăn, còn ngài ngồi uống nước cho đầy bụng. Một đôi tân hôn được tiếng "con nhà nghèo" vì đàng trai là con nhà phước mà nhà gái cũng con nhà phước, vì chúng là con mồ côi. Sau khi chứng hôn, Cha Chánh Xứ xuống thăm, thấy chúng "nằm dưới đất" lập tức ngài cho đem cái giường của ngài đang nằm cho tuị nó. Từ đó, đêm đêm và cả ban ngày, ngài phải xếp băng ngồi trong nhà thờ để nằm ngũ. Sau cả năm ngài mới lại nằm được trên một chiếc giường do bổn đạo biếu.
Sau một ngày đêm ngài "mất tích" cả xứ đạo xôn xao, và dĩ nhiên nghi bọn VC bắt. Đến chiều mai, sau đúng một ngày một đêm, ngài bỗng trở về. Từ đó ngài trở thành "Quốc Doanh Cha". Và Ngài chăn chiên quá chu đáo, cái chu đáo này làm cho ngài trở thành Quốc Doanh. Ngoài lễ Chủ Nhựt ra, mỗi tuần mỗi giáo dân từ 5 tuổi trở lên phải đi lễ 3 lần. Mỗi lần phải bỏ phiếu (như kiểm diện). Muốn chịu phép giải tội, cho con chịu lễ lần đầu, rửa tội trẻ nít, thành hôn v.v... cả nhà đều phải đầy đủ bổn phận nói trên mới được cho xưng tội hay các bí tích khác. Xưng tội rước lễ lần đầu, thêm sức, hôn phối là những chuyện khó khăn "đàng trời". Một lớp giáo lý rước lễ lần đầu có 3 trăm em. Duy nhứt chỉ 1 em trúng tuyển. Ngài tuyên bố "Xin lỗi, vì chỉ một em không thể tổ chức được". Ai cũng nghĩ khóa sau em này "đương nhiên trúng tuyển" nhưng nó lại nằm trong số các em HỎNG.
Một em đã ĐẬU mọi khâu khảo hạch, nhưng lại không đủ điều kiện mặc dù cả gia đình đều thi hành đầy đủ bổn phận, không ai vi phạm về lễ lượt mỗi tuần 3 lần. Khi em chứng minh như vậy và thưa:
- gia đình con đầy đủ phiếu kiểm diện, tại sao "Cố" không cho con?
- Tại vì, Cha Chánh Xứ trả lời, số phiếu đó tháng trước đã dùng để rửa tội cho con đầu của chị con rồi".
Một lần, Cha Chánh Xứ bị bịnh nằm Nhà Thương tận Hố Nai, Đức Cha ra lệnh cho cha L. giáo xứ bên cạnh "quản nhiệm". Cha Quản Nhiệm đã rửa tội đến 300 trẻ em, có em sắp lấy chồng, cưới vợ mới được rửa tội. Đức Cha về Thêm Sức cũng mấy trăm em.
Đối với "gia đình ngụy" thì có chính sách đặc biệt. Một Trung tá đi tù, lần đầu tiên được phép gởi thư về nhà, gia đình lại đến "Lập nghiệp" tại đây, ông ta gởi nhờ địa chỉ của cha xứ. Ngài nhận nhưng không chuyển, bà vợ được tên phát thơ cho biết, lên năn nỉ, lạy lục cách nào cũng không lay chuyển lòng ngài, cuối cùng phải nhờ "thầy Bá" tay chân ngài, mở thơ đọc lén cho nghe mà thôi. Sau đó, thơ được giao cho xã, ông chủ tịch xã gọi lên phát cho khỗ chủ.
Một ông đến cư ngụ tại đây một mình, Cha không cho xưng tội, ông ta thú thực "con trốn, không trình diện học tập, con nói với cha chứ công an con cũng không nói. Nhưng cũng không được xưng tội cho đến lúc sắp chết ngài cũng không làm các phép sau cùng.
Một đại chủng sinh có cha đi tù cải tạo, bị VC giải tán chủng viện về nhà lên trình diện ngài như mấy đại chủng sinh khác, ngài nói "Vì thầy là con ngụy nên không được tham gia giúp giáo xứ như các thầy con nhân dân"
Đã có những bổn đạo la lớn giữa đám đông "Thà không có Cha, chứ không thà có Cha Quốc Doanh". Ngài trả lời: "Không có cha các con khổ lắm đó".
Trong cơn "bách hại" như vậy mà giáo dân cũng chịu đựng, không oán trách có thể đó là ƠN ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN.
Mỗi khi gặp giáo dân Xuân Tâm, Đức Cha Lãng thuờng hỏi: "Con muốn xưng tội không, Cha giải tội cho". Một lần, không chịu nỗi, Đức Cha đuổi ngài về lại Qui Nhơn. Ngài ra đi với một cái xách nhỏ, vào đến Hố Nai thì bị bọn xấu giựt xách, không còn áo quần, không còn tiền bạc. Sự việc đến tai Đức Cha, ngài cho kêu về và từ đó "ở nhà hưu dưỡng" Xuân Lộc cho đến nay. Ngài sinh ngày 22 tháng 11 năm 1922 nay đã quá 90 lâu rồi vẫn còn sống khỏe mạnh, chỉ bị "tính hay quên".
Tuy là vậy, nhưng bổn đạo rất yêu mến ngài vì những đức tính khó nghèo, bác ái có một cuộc sống của Chúa Giê Su ngoại trừ "quốc doanh". Sau mỗi mùa lúa, bổn đạo biếu cha lúa gạo và những gì cần trong cuộc sống, mấy tháng sau họ được biết "Cha đói, phải ăn cháo" vì tiền cho dần kẻ khó chứ không phải để ăn dần dần. Mấy năm đầu ngaì không nhận tiền xin ý lễ, vì quá nhiều không thể làm hết, ai muốn xin chỉ cần nói ý lễ. Nhưng sau Tòa Giám Mục yêu cầu ngài phải nhận để chuyển cho các xứ khác. Một thời gian khác, ngài không muốn nhận tiền, gạo của giáo dân, nhưng mỗi ngày một giáo dân đưa ngài về ăn chung với gia đình giáo dân đó một ngày.
Không biết Đức ông Tuấn có sống như vậy hay không?

Micae Lê Văn Ấn
Một giáo dân của cha C.
Tuần Thứ 2 Mùa Vọng 2017

PHỤ CHÚ: Hình vẽ của Minh Sơn


Với Ta, không thờ phượng Chúa thì không chung đường. Hãy cút đi


GH Benedict, đảng trưởng ĐẢNG THỜ PHƯỢNG THIÊN CHÚA thân bại danh liệt sau khi bắt tay với TBT Nguyễn Phú Trọng, đảng trường ĐẢNG PHỈ BÁNG THiÊN CHÚA

0 comments:

Powered By Blogger