Thursday, June 26, 2014

Tàu khựa China ra tòa!

Trụ sở Tòa Án La Haye

Tòa án Quốc tế - LHQ, The Hague (hay La Haye), pháp đình đặt tại Hòa Lan, ngày 3-6-2014 đã tống đạt trát tòa đến Chính phủ CHND Trung Hoa báo cho biết "phải đệ nạp bằng chứng về sự đòi chủ quyền. Hạn chót ngày 15-12-2014". Tòa đang thụ lý đơn kiện Trung quốc của Philippines. TC đã gửi giác thư đến The Hague phủ nhận vụ kiện. Dù vậy, tòa án trọng tài PCA vẫn tiến hành vụ kiện. Pháp quyết của tòa không có tính cách tài phán chế tài. Tòa là cơ quan pháp lý liên chính phủ, thành lập theo Công ước quốc tế The Hague năm 1898, để xử các vụ tranh chấp pháp lý quốc tế. Dù TC phủ nhận, phán quyết của tòa vẫn mặc nhiên có giá trị pháp lý quốc tế giữa bên nguyên cáo (Phi Luật Tân) và bị cáo là TC.
Tòa Hòa giải The Hague phát xuất từ Hội nghị quốc tế The Hague lần thứ nhất 1898, tiếp theo Hội nghị lần thứ 2 năm 1907. Năm 1973, đã có 71 quốc gia gia nhập công ước, mỗi quốc gia hội viên có thể cử 4 pháp quan chuyên về luật quốc tế. Tòa án này được điều hành bởi một văn phòng quốc tế, quản trị văn khố (which has custody of archives) và do một hội đồng hành chính gồm các đại sứ nước hội viên ở Hòa Lan. Tiến trình xét xử thường kéo dài nhiều năm nhưng vụ Phi Luật Tân kiện TC, theo tin từ New York có thể kết thúc sớm vào năm 2015, do nhờ có chứng liệu dồi dào, không phức tạp. Phi Luật Tân đã đệ nạp trên 4000 trang hồ sơ gồm các bản đồ Biển Đông và thềm lục địa Phi. Các học giả ở Paris và Madrid (Tây Ban Nha) không tin là TC có thể trưng dẫn các chứng liệu có giá trị về lịch sử và địa lý, để thuyết phục quan tòa mà quanh các ông còn có các chuyên gia thượng thặng quốc tế về sử học và địa lý học, kể cả khảo cổ học. Khác hẳn VN, Phi Luật Tân (PLT) rất ít quan hệ với các triều đại Trung Hoa từ thế kỷ 19 trở về trước.

Bản đồ cỗ của Philippnies vào đầu thế ký 19
Dựa vào đâu TC đoạt chiếm trên 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả thềm lục địa và lãnh hải Phi Luật Tân? Từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình lớn tiếng tuyên bố đó là chủ quyền lịch sử của TC. Thật là ngang ngược bịa đặt! Từ thế kỷ 16 trở về cổ thời, quần đảo PLT chưa thành một quốc gia, gồm nhiều bộ tộc do các thủ lãnh thống trị, diện tích là 300,000 km2, với 7,000 đảo lớn nhỏ, dân số năm 2014 là 94.9 triệu, trên 90% là Công giáo, còn lại là Hồi giáo và Tin Lành.
Năm 1519, nhà thám hiểm Fernando Magellan, người Bồ Đào Nha, phục vụ trong hải quân Tây Ban Nha, chỉ huy một đoàn tàu 5 chiếc vượt Đại Tây Dương đến Tân thế giới (Mỹ châu) và từ đây Magellan (1480-1521) vượt Thái Bình Dương đến đảo Snmar ngày 16-3-1520. Magellan bị thổ dân giết chết. Bấy giờ chưa có tên là Phi Luật Tân. Cả đoàn thuyền bị thổ dân giết chết hết, chỉ còn chiếc tàu của Del Cano chạy thoát về Tây Ban Nha, theo hải hành mới của Bồ Đào Nha, từ Biển Đông ngày nay chạy về eo Malacca. Năm 1490, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Vasco Gama (1469-1524) tìm một đường mới, đi về mũi Hảo Vọng (Good Hope) Nam Phi qua Ấn Độ Dương rồi qua Bồ, hình dung bán đảo giữa Ấn Độ và Trung Hoa, đặt tên là Indochine, các Thừa sai Pháp dịch là Đông Dương, còn miền biển ở phía Nam Trung Hoa nên người Bồ đặt tên là South China Sea. Căn cứ vào tên này, từ năm 1950, Bắc Kinh tự nhận là Nam Hải của Trung Hoa! Các giáo sĩ Công giáo Dòng Đa Minh Tây Ban Nha, Dòng Tên (Jesuites) người Bồ, Ý... là những người Tây phương đầu tiên đặt chân đến quần đảo, vẫn chưa có chính quyền.
Các Thừa sai truyền giáo, mặc nhiên là những nhà cai trị mới, kể cả Dòng Phanxicô và Dòng Angustins. Dần dần các đảo trở thành giáo xứ, giáo phận. Các Dòng này rất mạnh, nắm cả quyền hành chính địa phương, thu thuế, giáo dục, y tế. Dân Phi gọi các giáo sĩ này là "Thầy Dòng Friars và chế độ Dòng tu Friarocracy" (Hệ thống Nhà Dòng chính yếu là Đa Minh Tây Ban Nha) đồng nghĩa với hệ thống cai trị bao trùm khắp quần đảo (xem: L. Donald G. McCloud System and Process of South East Asia, pp. 26-103). Hạm đội Tây Ban Nha (TBN) liên tiếp đến Phi từ Mexico vượt Thái Bình Dương, chiếm đảo Guam làm trung tâm hải hành. TBN chiếm Manila làm thủ đô, lập thuộc địa lấy tên hoàng đế Philippe II (hay Filipe II 1556-98) đặt tên cho quần đảo này là Philippines, dân Phi gọi là Filippinos (trước đó gọi chung là Indios). Bắc Kinh dịch tùy tiện là Phi Luật Tân, VN cũng gọi là như thế dưới thời VNCH.
Chiến tranh Hoa Kỳ - TBN bùng nổ năm 1898. TBN thua trận, mất đảo Guam và các đảo khác ở Bắc TBD. Hạm đội Mỹ tiến vào vịnh Manila, TBN thua mất Manila và quần đảo Phi. Hoa Kỳ không chiếm Phi làm thuộc địa, Phi được tự trị dưới quyền bảo hộ của Hoa Kỳ với một Toàn quyền Mỹ ở Manila. Trên hình thức, Phi được độc lập với bản hiến pháp đầu tiên, bầu cử tổng thống và quốc hội. Ngày 1-5-1898, Hoa Kỳ chiến thắng TBN ở vịnh Manila được coi là ngày Phi trở thành bán thuộc địa của Mỹ.
Văn khố TBN, nhất là thư viện của Dòng Đa Minh TBN ở ngoại ô thủ đô Madrid và văn khố Hoa Kỳ còn lưu trữ đầy đủ. Bắc Kinh từ chối trát tòa của tòa án quốc tế The Hague cũng đúng thôi vì Bắc Kinh làm gì có tài liệu ngoại trừ tấm bản đồ phi pháp, phi khoa học, vô giá trị mà Bắc Kinh tự ý khoanh vạch.
Phủ nhận vụ kiện tự Bắc Kinh đã mặc nhiên nhìn nhận TC đã thua trận!
Nguồn: http://nsvietnam.blogspot.ca/2014/06/china-ra-toa.html

0 comments:

Powered By Blogger