Thursday, January 20, 2011

Việt Nam : Quyền lực tập trung vào tay ông Nguyễn Tấn Dũng


Thanh Hà - Trong bài báo mang tựa đề « Đảng Cộng sản Việt Nam trước những căng thẳng kinh tế », thông tín viên báo Le Monde từ Bangkok phác họa sơ chân dung tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và ghi nhận : ông Trọng trở thành nhân vật số 1 trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam nhưng trên thực tế, toàn bộ quyền lực lại nằm cả trong tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Atimes.com chú ý đến thế vững của phe quân đội và công an sau Đại hội XI.

Báo chí trong ngày tập trung về thời sự Tunisia và chuyến công du nước Mỹ của chủ tịch Trung Quốc nhưng cũng không quên nhắc đến thay đổi ở tầng lớp lãnh đạo tại một nước nhỏ như Việt Nam.

Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật thế lực nhất tại Việt Nam

Trong bài báo mang tựa đề « Đảng cộng sản Việt Nam trước những căng thẳng kinh tế », thông tín viên báo Le Monde từ Bangkok phác họa sơ chân dung tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và ghi nhận : ông Trọng trở thành nhân vật số 1 trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam nhưng trên thực tế, toàn bộ quyền lực lại nằm cả trong tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tác giả nhắc lại : Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI mở ra trong bối cảnh kinh tế không mấy thuận lợi : lạm phát, sự yếu kém của đồng tiền, và cán cân thương mại mất cân đối- 12 tỷ đô la nhập siêu- là những mối đe dọa đối với con rồng Đông Nam Á này.

Vụ tai tiếng Vinashin năm ngoái đã đè nặng lên các cuộc « đấu đá trong nội bộ » giữa các phe phái và Le Monde không quên nhắc lại : Vinashin từng do một người thân cận với ông Dũng điều hành.

Còn theo tờ báo châu Á trên mạng Atimes.com, bên cạnh ông Nguyễn Tẫn Dũng còn phải kể đến nhân vật Trương Tấn Sang, người có khả năng trở thành Chủ tịch nước tương lai của Việt Nam. Theo một số nhà quan sát thì có lẽ ông Trương Tấn Sang là người « âm thầm để cho những chỉ trích nhắm vào ông Nguyễn Tấn Dũng được lan tỏa ». Atimes.com nói đến sự kình nghịch giữa hai nhân vật lãnh đạo này.

Một điểm khác được tờ báo chú ý đó là thế mạnh của phe quân đội và công an sau Đại Hội XI : công an và quân đội theo thứ tự chiếm 9 và 19 ghế trong Ban Chấp hành Trung ương. Trong Bộ Chính trị mới thì có hai nhân vật xuất thân từ hàng ngũ công an. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thì đã tái đắc cử.

Dưới lăng kính của nhật báo cộng sản L’Humanité thì Đại hội Đảng vừa qua đã dẫn đến ”một sự thay đổi sâu rộng trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam” : trên 14 ghế trong Bộ Chính trị, thì có đến 5 gương mặt mới ; Một nửa trong số 175 thành viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI cũng lại là những người « mới » cũng như là 23 trên 25 ủy viên dự khuyết.

Chính trị và kinh tế

Đại hội đảng cộng sản Việt Nam cũng là dịp để báo L’Humanité giới thiệu nới độc giả về một nền kinh tế với 86 triệu dân mà theo cái nhìn của tờ báo, năm ngoái Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng của một quốc gia « kém phát triển ».

L’Humanité không quên nhắc lại : nhờ chính sách Đổi Mới kinh tế mà thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đã có một bước nhảy vọt từ 100 đô la năm 1986 lên thành 1200 đô la năm 2009. Trong hai thập niên qua, chính quyền Hà Nội luôn coi việc đẩy mạnh tiến trình hội nhập là một ưu tiên hàng đầu trong thế giới toàn cầu hóa.

Chính sách đó cũng đem lại một số những mâu thuẫn trong xã hội : như là sự phân hóa giàu nghèo, những đòi hỏi ngày càng cao của cả một tầng lớp trung lưu mới nổi lên.

L’Humanité lạc quan kết luận : Đại Hội đảng lần này đang hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một « quốc gia công nghiệp hiện đại (…) Căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng từ 7 đến 7,5% một năm trong 5 năm nữa Việt Nam có thể tiến tới mức thu nhập bình quân đầu người 2000 đô la” !

Về phần mình Atimes.com nhận định : sự thay đổi nhân sự trong bộ máy lãnh đạo cho thấy chính quyền Hà Nội đã chọn lấy sự tiếp nối trong chính sách kinh tế với những mâu thuẫn của mô hình phát triển theo kiểu Việt Nam : những tập đoàn doanh nghiệp nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả vẫn sẽ được duy trì bên cạnh các doanh nghiệp tư nhân.

Cuối cùng, liên quan đến đường lối đối ngoại của Việt Nam, thì báo Atimes.com tin tuởng rằng, Việt Nam sẽ cân nhắc trong mối quan hệ của mình. Một mặt thì Việt Nam tiếp tục thắt chặt quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, mở rộng đối thoại với ASEAN và với những nước mạnh trong khu vực. Mặt khác Việt Nam cũng sẽ tiếp tục duy trì quan hệ mật thiết với Bắc Kinh trên nhiều phương diện.

Bouazizi, người hùng của cuộc cách mạng Tunisia

Đóng lại các bài báo để nhìn đến phần còn lại của thời sự quốc tế : Cuộc cách mạng Hoa lài tại Tunisia tiếp tục thu hút báo giới Paris.

Le Figaro trở lại Sidi Bouzid, chiếc nôi của cuộc cách mạng Tunisia. Nơi mà ngày 17/12/10 một thanh niên 26 tuổi, Mohammed Bouazizi đã tự thiêu để phản đối việc anh bị cảnh sát Tunisia hành hạ, sách nhiễu.

Nhưng điều hoàn toàn bất ngờ là cái chết thảm của anh bán hàng rong này là viên đá đầu tiên ném vào chiếc ghế tổng thống vững chắc của ông Ben Ali.

« Cũng sự hy sinh này đã khiến các nhà độc tài từ Kadafi (Libye) đến Moubarak (Ai Cập), từ các vị lãnh đạo Algeri đến Yemen, Soudan run sợ. (…) chỉ trong vòng bốn tuần lễ hành động tự thiêu của Bouazizi đã làm dấy lên một cuộc nổi dậy và làn sóng công phẫn đó đã đẩy bật được tổng thống Ben Ali ra khỏi Tunisia”.

Riêng Libération thì chú ý đến giai đoạn mà báo chí tại Tunis bắt đầu hạ bệ lãnh đạo của các tờ báo, các cơ quan ngôn luận của chính quyền cũ. Và trong bối cảnh còn « tranh tối tranh sáng » hiện nay, các phương tiện truyền thông Tunisia bắt đầu làm quen trở lại với quyền tự do báo chí. Một số nhà báo từng bị bị miệng dưới chế độ Ben Ali đang dần dần xuất hiện trở lại với công chúng.

Hồ Cẩm Đào, Barack Obama

Vào lúc Hoa Kỳ trải thảm đỏ đón chủ tịch Trung Quốc báo công giáo La Croix nêu lên câu hỏi : người Trung Quốc nghĩ gì về Hoa Kỳ ? về chính bản thân đất nước Trung Hoa ?

Nước Mỹ của ông Obama ngày nay trong mắt con cháu của ông Đặng Tiểu Bình, là một ông khổng lồ ngạo mạn, quá tự tin nhưng lại đang trên đà suy yếu. Thế còn đối với 1,3 tỷ dân Trung Quốc thì ngày nay họ không còn e dè, hay mặc cảm là sống tại một quốc gia chậm phát triển như hơn ¼ thế kỷ về trước.

Thành công vượt bực của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, đà vươn lên của nước đông dân nhất địa cầu về mặt quân sự đem lại niềm tự hào và kiêu hãnh cho cả một dân tộc.

Thế nhưng, theo lời một chuyên gia được tờ báo trích dẫn, dù vậy đối với đại đa số người dân Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn là một mô hình mà họ muốn noi theo, nguời Trung Quốc vẫn bị họ làm mê hoặc. Chẳng thế mà con cháu các nhà lãnh đạo cao cấp hay của tầng lớp “giàu nứt đố đổ vách” của Trung Quốc vẫn chỉ thích sang Hoa Kỳ du học, nhất là được ghi danh vào đại học Harvard nổi tiếng của nước Mỹ.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110120-viet-nam-quyen-luc-tap-trung-vao-tay-ong-nguyen-tan-dung

Khi mọi người nhận thức ra được “Quyền lực tập trung vào tay ông Nguyễn Tấn Dũng” thì việc thưa kiện thằng thủ tướng Việt gian Nguyễn Tấn Dũng mà cá nhân Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã đứng đơn kiện giống như chuyện con kiến kiện củ khoai, thử hỏi ai có can đảm dám đứng ra làm chuyện phán quyết, xét xử thằng Việt gian này ? Chỉ còn 1 giải pháp duy nhất là 87 triệu dân trong nước đồng loạt đứng ra làm nhân chứng, đồng đứng đơn thì may ra có kết quả ! Nếu không đất nước còn mãi trong bóng tối sương mù dầy đặc của đảng Việt gian CS.

0 comments:

Powered By Blogger