Wednesday, May 11, 2016

Cá chết ở Việt Nam dẫn đến khủng hoảng chính trị

 
David BrownSourceFB Nguyễn Ngọc NhiPosted on: 2016-05-11
Dịch thuật : Ngoc Nhi Nguyen .
Chính phủ mới của Việt Nam , được sắp xếp sau Đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản vào đầu năm nay , dường như đã quyết tâm sẽ đối phó mạnh tay với cuộc khủng hoảng chính trị đầu tiên , là nỗi khiếp sợ trên toàn quốc về việc hàng trăm tấn cá chết dọc theo bờ biển của bốn tỉnh Bắc Trung bộ đến nay vẫn không giải thích được .
Ngày 8 tháng 5 , công an tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng đã huy động lực lượng chính quy cùng với đám côn đồ tay sai , để dập tắt đám đông những người biểu tình đã xuống đường lần thứ 2 vào ngày chủ nhật , để phản đối các thảm họa môi trường.
Suốt 2 tuần lễ , chính phủ đã diễn 1 vở tuồng làm như đang điều tra tất cả các nguyên nhân có thể làm chết cá , chỉ ngoại trừ cái nguyên nhân mà công chúng ai cũng đã biết rõ ràng : là hóa chất rất độc hại thải vào biển từ một nhà máy thép khổng lồ vừa mới đi vào hoạt động . Bây giờ có lẽ trừ khi thủ phạm tự bước ra và thú nhận mình đã gây ra tai nạn kia , thì cái chết đột ngột của hơn 100 tấn cá biển và cá nuôi sẽ mãi mãi , ít nhất là trên báo chí chính thức , được coi là 1 bí ẩn .
Nhà máy thép , nhà máy điện và các thiết bị cảng phụ trợ đã được xây dựng trên một diện tích đất rộng 3.300 ha tại Vũng Áng , một vịnh gần biên giới phía nam của tỉnh Hà Tĩnh . Các quan chức địa phương báo cáo rằng dự án là cần thiết cho sự thịnh vượng của tỉnh nghèo khó của họ . Quản lý dự án 10 tỷ đô la Mỹ này là Công ty Formosa Thép Hà Tĩnh (VSATTP), một công ty con dựa trên Công ty Cổ phần Nhựa Formosa Đài Loan . Nhà thầu chính của nhà máy thép là China Metallurgical Group (MMC), một doanh nghiệp của nhà nước Trung Quốc . Các doanh nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản khác đã đầu tư mua 1 phần nhỏ cổ phần trong dự án .
Không có ai chối rằng cá chết đã bắt đầu tại Vũng Áng và lan rộng về phía nam dọc theo bờ biển , nhưng công ty Formosa Hà Tĩnh khẳng định là không biết vì sao lại có hàng chục tấn cá chết trôi dạt suốt 200 cây số bờ biển như thế . Sự chối bỏ này của công ty bị người ta nghi ngờ là vì lời khai của các thợ lặn , là nhân viên của một nhà thầu nhỏ của MMC , đã nói rằng họ chứng kiến một lượng rất lớn chất lỏng màu đỏ xả ra từ miệng của một ống xả thải dài 1.3 km ngoài khơi vào ngày 4 tháng 4.
Formosa Hà Tĩnh cho biết đã đầu tư 45 triệu đô la Mỹ cho hệ thống xử lý chất thải . Ngày 6 tháng 5 , báo chí Việt Nam đã báo cáo rằng các quan chức của Cơ quan Môi trường đã xác minh hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quốc gia trước khi đi vào hoat động . Qua đó họ suy luận rằng cá chết không phải là sự kiện thường xuyên , mà là kết quả khi hóa chất độc hại vô tình bị xả ra trước khi hệ thống lọc được đưa vào phục vụ .
Tại một cuộc họp báo vào ngày 2 tháng 5 , Thủ tướng chính phủ , ông Nguyễn Xuân Phúc , tuyên bố rằng "chúng tôi sẽ không bao che cho bất cứ ai" . Ngoài ra , theo truyền thông nhà nước cho biết , ông Phúc đã ra lệnh rằng nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt cho cá phải được xác định nhanh chóng , cho dù vì lý do gì đi nữa . Biên bản của cuộc họp ghi nhận sự tham gia của các đại diện cấp cao của Bộ công an và Cục Tuyên truyền của đảng Cộng sản. Nhiều bài phóng sự tập trung vào sự xuất hiện của các nhà khoa học từ các nước phương Tây để hỗ trợ trong việc điều tra.
Những nhà hoạt động phê phán chính quyền đã phối hợp làm một đợt biểu tình lần thứ 2 ở các thành phố lớn của Việt Nam vào ngày 8 tháng 5 . Họ đã được động viên bởi sự tham gia đặc biệt đông đảo của những người biểu tình vào ngày 1 tháng 5 trước đó , được biết là có đến 1000 người ở Hà Nội và 2000 người tại thành phố Hồ Chí Minh , gấp 10 lần những vụ biểu tình phản đối chính phủ trước kia , và thái độ tương đối kiềm chế của phía công an khi đối mặt với người tham gia biểu tình . Ngày 1 tháng 5 , các đơn vị an ninh đã có mặt nhưng phần lớn đã không can thiệp và để cho người dân cầm biểu ngữ đi vòng quanh khu vực trung tâm thành phố .
Lần này công an đã được huy động rất đông , theo bài viết đầu tiên được đưa lên Facebook , họ đã đặc biệt sử dụng các chiến thuật 1 cách rất bài bản và chuyên nghiệp để " lùa người biểu tình vào vòng vây giống như cá trong lưới" và sau đó tách các cá nhân cầm đầu ra khỏi nhóm . Cũng theo lời kể của các Facebookers , như thường lệ có dầy đặc an ninh chìm và các tay sai , và họ đã chiến đấu hăng hái với những người biểu tình , nhắm vào cả các phụ nữ có dắt theo trẻ em .
Một tháng trước , sự việc bắt đầu như 1 sự kiện đáng quan ngại nhưng vẫn dễ dàng giải quyết bằng một lời xin lỗi công chúng và xử phạt nặng công ty xả thải , nay đã biến dạng thành một tình huống gây lúng túng tột độ cho thủ tướng. Trong chế độ mới của Việt Nam hiện nay , đảng Cộng sản đã tái khẳng định tính độc tôn của nó và các đời thủ tướng đều có thể bị bãi bỏ . Quyết định của chế độ cho công an trấn áp mạnh tay các cuộc biểu tình mang 1 ý nghĩa lớn hơn . Qua đó , đã tỏ rõ ý của chính quyền Hà Nội là không muốn đưa Formosa Hà Tĩnh ra tòa xét xử . Đúng là Việt Nam đã thực hiện được nhiều điều khoản và đã thành công quảng cáo cho mình là 1 quốc gia có mức lương thấp và tình hình xã hội ổn định để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài . Nhưng điều đó không có nghĩa là Hà Nội phải tránh né truy cứu trách nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài khi có những sai lầm lớn như thế này xảy ra .
Đến chiều chủ nhật thì các tài khoản cá nhân rộ lên trên Facebook . Blogger Lang Anh đăng một bức ảnh của một người phụ nữ có con nhỏ đã chứng kiến mẹ mình bị an ninh đánh đập . Theo blogger này thì "Cô đã bị tấn công chỉ vì cô bày tỏ mong muốn rằng con mình có thể sống trong một đất nước sạch hơn , và cho tất cả mọi người được sống ổn định hơn . Hy vọng được nhà nước lắng nghe , họ đã tuần hành một cách ôn hòa , nhưng lại bị đàn áp dã man ."
Đăng từ thành phố Hồ Chí Minh trên Facebook, blogger Mạnh Kim kể lại rằng "tất cả các đơn vị an ninh của thành phố đã được huy động để đàn áp cuộc biểu tình thật dữ dội . Vào khoảng 9 giờ sáng , đường phố dẫn vào trung tâm thành phố đã bị chặn bởi dây thép gai và rào cản của công an ... Những người biểu tình không thể đi đâu được , và chỉ đi loanh quanh trong quảng trường trước nhà thờ Đức Bà . Chắc chắn là họ không cần thiết phải sử dụng vũ lực bởi vì tất cả chúng tôi bị bao vây như cá trong lưới . Mặc dù vậy, công an đã bắt đầu đối phó bằng những cú đấm đá tàn bạo . Mấy phút sau, tôi nghe thấy tiếng la hét: "Bắt hết chúng nó ! Bắt chúng đi !"
Người này viết thêm "Tôi nhìn thấy một nhóm an ninh mặc thường phục đánh người như thể họ là kẻ thù , tống họ lên trên một chiếc xe buýt. Các chiến thuật đàn áp cuộc biểu tình lần này rất có phương pháp và chuyên nghiệp . Nhân viên an ninh trà trộn vào đám đông người biểu tình để họ có thể xác định vị trí những người mà họ đánh giá là "nguy hiểm". Những người này bị đẩy từng chút một ra phía ngoài bìa và sau đó ... bị hốt hết lên xe buýt. Những người đi đầu đoàn biểu tình đều bị bắt , bất kể ai , kể cả phụ nữ. "
Chú thích : Ông David Brown là 1 chính trị gia làm việc cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Việt Nam rất nhiều năm , cả trước và sau năm 1975 . Ông lại biết tiếng Việt , nên đọc được tất cả những tin tức do " lề dân " đưa lên . Vì vậy mà các bài viết của ông về Việt Nam rất chính xác và đầy đủ chi tiết .
 

0 comments:

Powered By Blogger