Trả lời câu hỏi của Hoà Khánh ở Paris: “Luật sư có thể cho biết luật sư đã tham gia phong trào Việt Minh và sau đó tham gia kháng chiến như thế nào?”, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nói:
“Thật ra tôi không hề tham gia Mặt Trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nưóc, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Do đó, tôi đã từng từ chối nhiều lời mời ra làm bộ trưởng của nhiều chính phủ. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền. Người trí thức chỉ nên đứng ở lãnh vực thuần lý chính trị (politique speculative) nghiên cứu, thúc đảy các trào lưu.
Cách mạng tháng Tám là tôi rất vui mừng. Tôi muốn đóng góp vào việc xây dựng đất nước trong 2 lãnh vực sở trường của mình: luật học và nghiên cứu”.
(Hoà Khánh, Ba giờ với ls Nguyễn Mạnh Tường, phỏng vấn ghi âm viết lại đăng trên Giai phẩm Xuân Quê Mẹ số 105-106 tháng 1-1990).
Ngày 30 tháng 10 năm 1956, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc bài một bài diễn văn tại một cuộc họp trước đó của Mặt trận Tổ quốc tại Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp.
Ông mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.
Trong khi có những kẻ sống trong chế độ miền Nam bênh vực VC còn hơn chúng nó bênh vực chúng nó bằng những luận điệu ngờ nghệch chê bai chế độ miền Nam là “những kẻ đầu cơ tích trữ, những đứa sống nhởn nhơ phè phỡn trên cơn thiếu thuốc men, bệnh tật của dân nghèo khó, những đứa buôn súng đạn, bán đứng sinh mạng của chính anh em đồng ngũ của mình… những kẻ bất tài nhưng có quyền thế thao túng chính trị, thao túng thị trường, thao túng trên cả sinh mạng lính…
Một xã hội như thế, nghĩ cho cùng vẫn còn hơn xã hội Cộng Sản nhưng nhất định không phải vì thế mà trở thành một niềm mơ ước của tất cả mọi người”.
Và lớn tiếng, rộng họng ca tụng là “trăm hoa vẫn nở trên quê hương” sau khi bọn CSVN độc tài đảng trị đã thống trị và cai trị đất nước như một đoàn quân ngoại nhập thì, từ năm 1956, “lưỡng khoa tiến sĩ” Nguyễn Mạnh Tường đã vạch rõ “Trăm Hoa Đua Nở” chỉ là một cái bẫy của bọn cầm quyền:
“Sự lừa dối mà cộng sản tung ra phong trào Trăm Hoa Đua Nở, không pải để giải phóng họ ra khỏi xiềng xích mà để lật mặt nạ của những kẻ ngây thơ tin rằng đã đến lúc có tự do ngôn luận đáp ứng những ước vọng dân chủ của mình. Không thể nào có chuyện một đảng cộng sản độc quyền chính trị lại có thể tự mình thích nghi được với những tự do, dân chủ…”
*
Theo tin trên net, nhà phê bình Thụy Khuê ở Pháp vừa đọc tiểu thuyết “Une voix dans la nuit” (Tiếng vọng trong đêm) của Tiến sĩ kiêm Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức đối kháng ở Viẹt Nam viết tiểu thuyết bằng tiếng Pháp xuất bản ở Pháp.
Tiểu thuyết “Tiếng vọng trong đêm” là một cuốn tiểu thuyết tự sự viết về mối tương quan giữa đảng Cộng Sản và trí thức ở Việt Nam với một giọng văn bình thản và không ngại nói ra những sự thật tồi tệ mà đảng CSVN đối với dân cũng như đối với trí thức qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm và giải tán 2 đảng Dân Chủ và Xã Hội. Cái hay của Nguyễn Mạnh Tường là không đào thoát “chiụ chơi” và chơi tới cùng dám sống chết với ngòi viết không ngại làm nhân chứng thời đại viết tới hơi thở cuối cùng tất cả những sự thật “chết người”. Đó là chủ nghĩa Cộng Sản chống lại con người, chống lại trí thức, một thứ chủ nghĩa biến con ngưòi thành súc vật, tước đoạt hết các quyền con người, quyền tự do.
Nhà phê bình Thụy Khuê đã giới thiệu “Tiếng vọng trong đêm” như sau:
“Une voix dans la nuit, tác phẩm áp chót của Nguyễn Mạnh Tường, viết xong ngày 19-3-1993, ở tuối 84-85, cho tới nay là cuốn sách có hệ thống, khúc chiết và sâu xa nhất bao trùm toàn bộ hành trình thiết lập chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam.
Hiện nay, mọi người dường như đã “thích nghi” với chế độ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngậm miệng là điều kiện cần và đủ để thành công mọi mặt, từ công ăn việc làm đến thăng quan tiến chức. Từ miếng giấy thông hành về nước, đến việc dạy học, viẹc mở và dự hội thảo ở Việt Nam.
Ngoại trừ những khuôn mặt can trường đã vào tù, tinh thần trí thức hướng dẫn xã hội và dân tộc đến bình đẳng, tự do, dân chủ, đã bị dẹp tan, gần như diệt chủng, kể cả những “trí thức” đã đi du học, làm việc ở nước ngoài, đã được giải thưởng quốc tế, cũng lộn về để nhận ân sủng, phẩm hàm, nhà cửa.
Thông điệp Nguyễn Mạnh Tường để lại cho chúng ta, mạnh mẽ và dứt khoát: sống không chỉ có ăn mặc, có nhà cửa, có phẩm hàm, địa vị, mà còn phải có văn hóa, tư tưởng. Phải đòi cho được quyền làm người. Cho chính mình và cho người khác. Nếu không con người sẽ chẳng khác gì con vật”.
Trong khi đó thì ở hải ngoại có những kẻ tự xưng mình là trí thức lại quai mỏ ra ca tụng cái chế độ mà trước khi chết, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã dũng cảm cất lên tiếng nói đòi những người lãnh đạo chế độ CSVN phải trả lại QUYỀN LÀM NGƯỜI CHO DÂN TỘC VIỆT NAM.
Đáng giận thay! Mà cũng đáng tội nghiệp thay!
NGUYỄN THIẾU NHẪN
0 comments:
Post a Comment