Ở VN điển hình là trường hợp gia đình kỹ sư Đoàn văn Vươn dùng súng và mìn tự chế chống lại công an đến cưỡng chế, cưỡng chiếm đất ven biền và đầm nuôi tôm mà gia đình anh đã đổ mồi hôi, tốn không biết bao công sức, suốt hàng chục năm trời mới thành nhưng cán bộ đảng viên địa phương lại ỷ quyền cưỡng chế và cưỡng chiếm.
Và một người dân Quảng Nam là Ông Nguyễn Văn Tường rút dao đâm hai cán bộ về đất đai của CS đến làm thủ tục cưỡng chế, cuỡng chiếm đất của Ông Tường rồi sau đó Ông Tường về nhà uống thuốc độc tự sát. Theo lời tường thuật của thân mẫu Ông Tường, Ông Tường có nói “Đất con họ lấy hết nhưng đền chỉ được mấy đồng. Con kiện không được thì con sẽ chết thôi mẹ ơi.”
Chưa hết mới đây, tin đài RFA,ngày 26-3-2012, Dân oan tập trung khiếu kiện về đất đai tại số 35 Ngô Quyền, Văn phòng Tiếp dân của Quốc hội ở Hà Nội, và Sài Gòn, tại khu vực 210 Võ thị Sáu, văn phòng của trung ương Đảng tại Sài Gòn. Như thường lệ lực lượng an ninh, công an và dân phòng cũng xua đuổi họ, bắt thẩy lên xe bus chở về địa phương.
Còn ở Trung Quốc thì vô số vụ nhà cầm quyền cưỡng chế, cưỡng chiếm đất đai của dân. Dân chúng chống đối bằng đủ mọi cách, đốt xe công an, bao vây đồn cảnh sát, bắt cán bộ ủy ban làm con tin như Vụ Ô Khảm.
Và ở Miên công nhân biểu tình lãng công gần đây đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, xô xát với chủ nhân và cán bộ thông đồng với chủ ăn hiếp công nhân. Người dân Miên đã sử dụng đến các biện pháp phản kháng bạo lực. Như người dân Miên ở Phnom Penh, ngày 24/01/2012 biểu tình chống cưỡng bức giải tỏa, đã ném đá, gây hỏa hoạn hay bắt cóc con tin. Còn công nhân Miên ở nhiều doanh nghiệp dệt may của hai tỉnh Svay Rieng và Kampong Cham đã tấn công nhà máy, đập cửa sổ, để buộc ban lãnh đạo phải ngồi vào bàn đàm phán.
Những trường hợp người dân và công nhân phải dùng bạo lực chống nhà cầm quyền nêu trên xảy ra rất thường ở Trung Quốc, Việt Nam và Miên từ khi Đảng Nhà Nước CS hay độc tài chuyển sang kinh tế thị trường nhưng vận hành như thời kỳ kinh tế tư bản hoang dã với cán bộ đảng viên CS hành động như tư bản đỏ ở thành thị và cường hào ác bá đỏ ở nông thôn.
Đảng Nhà Nước CS nếu làm ngơ không giải quyết thì cũng đánh bùn sang ao, cố ý để lâu cứt trâu hóa bùn những khiếu nại, thưa kiện,đòi hỏi, đấu tranh của dân chúng liên quan đến quyền lợi vật chất và tinh thần của người dân. Có nơi Đảng Nhà Nước còn bá đạo, cấp trên chuyển đơn thưa về nhà cầm quyền địa phương xét giải quyết. Đó là cách giết dân, báo cho người bị thưa biết ai thưa, thưa cái gì để trả thù. Và việc cán bộ đảng viên CS dùng du đảng để trấn áp dân oan là chuyện rất thường.
Ai cũng biết VN vốn là nước dĩ nông vi bản, bây giờ trên 65% dân số vẫn còn là nông dân. Đối với dân chúng VN, đất đai ngòai phương tiện sản xuất còn là tình tự quê hương, mồ mả tổ tiên, là núm ruột của người dân. Lương bổng, điều kiện làm việc ngòai ý nghĩa phương tiện sinh sống cho cá nhân và gia đình còn là giá trị, phẩm chất của người lao động.
Số những vụ khiếu kiện đất đai như trên, số những vụ nhà cầm quyền cưỡng chế, cưỡng chiếm đất đai của dân xảy ra hàng ngày, khắp nước, kéo dài hai ba chục năm trời mà không có ai giải quyết.
Có khi trên giải quyết mà bảo dưới không nghe.CS có nguyên tắc cấp ủy địa phương lãnh đạo. Cấp ủy ở dưới tìm đủ cách để không thi hành chỉ đạo ở trên vì quyền lợi địa phương và quyền lợi cá nhân,trên ăn thì dươi cũng phải ăn chớ.
Người dân tuyệt vọng cùng cực, bị đùa vào chân tường, phải phản ứng tự vệ. Biện pháp tự vệ duy nhứt mà người dân có thể làm sau khi biện pháp hành chánh, pháp lý, đạo lý bị nhà cầm quyền bất động bế tỏa, và bị nhà cấm quyền trấn áp bằng bạo lực cưỡng chế, người dân chỉ còn có cách tự vệ duy nhứt là dùng bạo lực.
Bạo lực sẽ kêu gọi bạo lực. Nhà cầm quyền trấn áp bằng bạo lực, thì người dân sẽ bạo lực hơn về nhịp độ và cường độ. Người dân chỗ này thấy chỗ khác bạo động thì sẽ bắt chước bạo động theo.
Con số những vụ biểu tình bạo động về đất đai của dân bị nhà cầm quyền cưỡng chế, cưỡng chiếm và các cuộc công nhân biểu tình, lãng công chống Đảng Nhà Nước cấu kết ép giá lương và bắt làm việc với điều kiện như lao nô, càng ngày càng tăng.
Theo Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội của TC, trong 20 năm gần đây, ỡ TQ có khoảng 6,7 triệu mẫu ruộng đất bị trưng thu. Do sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá đền bù, người dân bị lỗ 1000 tỷ nhân dân tệ (160 tỷ đôla). Có khỏang 50 triệu nông dân đã mất trắng đất cày và trong 20 năm tới, đạo binh «người cày không ruộng» tăng thêm 67 triệu nữa. 67% những vụ nổi dậy, điều mà CS dị ứng và nhậy cảm, sợ không nói ra đúng tên, như sĩ tử ngày xưa sợ phạm húy nên TC gọi là “sự cố tập thể”.Theo giáo sư Tôn Lập Bình, đại học Thanh Hoa, trong năm 2010, mỗi ngày xảy ra ít nhất 500 «sự cố tập thể ».. Dân chúng làm sao chịu nổi khi 43% nông dân Trung Quốc bị nhà cầm quyền CS trưng thu đất đai, trả rẻ mạt, đem bán cao gấp 40 lần.
Còn ở VN, tỷ lệ ấy cũng không thấp hơn đâu. Ở VNCS có cả một phong trào dân oan bị Đảng Nhà Nước cướp giựt đất như kiểu Anh Đòan văn Vươn bị. Người dân Việt ở thành thị, lẫn nông thôn đều bị, bị từ Bắc, chí Nam, lên Cao Nguyên. Số đơn khiếu kiện cũng như những cuộc đấu tranh đòi đất bị cán bộ đảng viên cướp, chiếm phần lớn nhứt những cuộc đấu tranh, đòi hỏi của người dân, điều mà CS Hà nội gọi là “tụ tập đông người”.
Một “đại biểu nhân dân” của cái Quốc Hội “đảng cử dân bầu” nói 80% các vụ thưa kiện ở VN liên quan đến vấn đề trưng thu, cưỡng hành trung thu đất đai của dân. Những người dân nạn nhân của chính sách trưng thu của CS với đền bù rẻ mạt như giựt của dân và cán bộ đảng viên lấy bán hay hù với công ty giá 50 cao hơn.
Đó là chưa nói dân oan tôn giáo. Đạo nào cũng bị CS lấy đất, lấy nhà, đem sử dụng thủ lợi riêng, chớ không phải công ích. Công giáo bị nặng nhứt, đấu tranh bằng cầu nguyện nhưng rất mạnh, có lúc lên hàng trăm ngàn người như ở Vinh.
Phương ngôn VN có câu “tức nước phải vỡ bờ”. Phong trào dân oan bị cán bộ, đảng viên CS cướp đất, cuớp công, bóc lột, áp bức sẽ tạo thành một cuộc nổ chụp làm tan hoang chế độ CS. Sớm hay muộn thôi./.
Vi Anh
0 comments:
Post a Comment