Saturday, March 31, 2012

Biểu Quyết Tín Hay Bất Tín Nhiệm Hàng Năm

1

Thật nhà cầm quyền CS Hà nội quá coi thường sự hiểu biết của người dân Việt qua những lời tuyên bố mị dân hết chỗ nói như sau:

Chuyện mị dân của Bộ Ngọai Giao VNCS. Trung Cộng bắt ngư dân Việt Nam, đòi mỗi ngư dân đóng tiền phạt là 11.000 Đô la. Phát ngôn viên chánh phủ tỏ ra chống TC bảo dân đừng đóng, mà không có biện pháp, hành động gì cụ thể để bảo vệ ngư dân bị bắt – trừ những lời nói suông về chủ quyền. Nhưng đối với TC thì Bộ Ngọai Giao CS Hà nội còn làm một việc trái với tập tục ngọai giao, nhục quốc thể VN. Thay vì triệu hồi đại sứ TC đến bộ ngọai giao trao công hàm phản đối, thì đại diện bộ ngọai giao mang công hàm đến giao cho tòa đại sứ TC.

Chuyện mị dân của cái gọi là Quốc Hội của VNCS. Uỷ Ban Thường Vụ của cái gọi là Quốc hội VNCS ngày 23 tháng 3, năm 2012 đã thống nhất ý kiến sẽ bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với chủ tịch nước, thủ tướng,chủ tịch quốc hội và các chức danh khác do quốc hội bầu lên.

Không biết dư thời giờ, dư giấy làm gì mà Quốc hội VNCS không vẽ voi, vẽ chuột treo coi chơi, lại dư hơi thừa sức làm cái chuyện ruồi bu kiến đậu tưởng đâu có thể mị dân một cách sơ tiểu như ý kiến sẽ bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm những viên chức chánh phủ, tòa án, quốc hội như nêu trên.

Không cần là nhà phân tích chánh trị, một học trò tiểu học ở VN cũng biết những chức vụ bên nhà nước như thủ tướng và phó thủ tướng chính phủ, chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch quốc hội, uỷ viên ban thường vụ quốc hội, chánh án tòa án tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, tổng kiểm toán nhà nước không phải do cái gọi là Quốc Hội đảng cử dân bầu, bầu lên. Quốc Hội chỉ họp thức hóa quyết định của Đảng tiêu biểu là của Bộ Chánh trị Đảng đã chọn lựa, chỉ định và “ bố trí” qua làm các chức vụ bên nhà nước mà thôi. Kể cả một bộ trưởng Bộ Chánh trị cũng chỉ định, Quốc Hội không có quyền bãi miễn huống hồ những người cao hơn.

Đó là chưa nói ngay “bản thân” cái gọi là Quốc Hội đảng cử dân bầu đó, Bộ Chánh Trị của Đảng cũng cơ cấu, luôn luôn đảng viên phải chiếm 95% trở lên. Các đảng viên được Đảng chỉ định, cử ra làm “đại biểu nhân dân” của cái quốc hội ấy hầu hết là những cán bộ đảng viên đang làm việc bên nhà nước. Qui chế dân cử của CS Hà nội để cho dân biểu được kiêm nhiệm chức vụ bên quốc hội và bên nhà nước. Đại biểu nhân dân vì thế bị một cổ hai tròng, tròng của đảng và tròng của nhà nước. Nếu đại biểu đảng cử dân bầu không biểu quyết theo lịnh của Đảng, thì coi như đời tàn vì bị kỷ luật đảng và bị mất chức bên nhà nước.

Dù thực chất và thực sự vô thẫm quyền bãi miễn những viên chức cao cấp do Đảng chỉ định làm nhiệm vụ đảng giao bên nhà nước nói trên, thế mà Uỷ Ban Thường Vụ lại thống nhất ý kiến sẽ bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm – thật là một ý kiến vô cùng mị dân.

Chuyện bất tín nhiệm, bãi miển những chức vụ lãnh đạo nhà nước như vậy là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chuyện đó phải do hiến pháp minh thị qui định và đòi hỏi một thủ tục kỹ lưỡng và một túc số biểu quyết rất cao, thường là hai phần ba trở lên. Cả quốc hội biểu quyết một đạo luật như thế mới có thể tu chính hiến pháp được. Chớ le hoe xèng có mấy người trong Ủy Ban Thường Vụ có tư cách gì để ra một luật quan trọng như vậy.

Còn việc một năm biểu quyết tín nhiệm hay bất tín nhiệm một lần các chức vụ lãnh đạo chánh quyền lại càng đại mị dân. Chưa có nước dân chủ tiền tiến nào làm như vậy cả. Khi một nhân viên chánh phủ có gì sai, thì Quốc Hội mới mở cuộc điểu tra, tổ chức cuộc điều trần, và chất vấn để sau cùng quốc hội thảo luận biểu quyết với túc số tối thiểu hai phần ba, bỏ phiếu kín mới bất tín nhiệm.

Chớ quốc hội không thể mỗi năm mời tất cả thủ tướng và phó thủ tướng chính phủ, chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch quốc hội, uỷ viên ban thường vụ quốc hội, chánh án tòa án tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, tổng kiểm toán nhà nước ra để biểu quyết tín nhiệm hay bất tín nhiệm. Làm thế là vi phạm trầm trọng nguyên tắc phân quyền tam lập lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quốc hội là cơ quan lập pháp, một phần hành như lập pháp, tư pháp mà thôi. Cả ba cùng giám sát, ngăn chận nhau. Quốc Hội không phải là cơ quan lãnh đạo duy nhứt của chánh quyền. Đại diện quốc gia là chủ tịch nước chớ không phải chủ tịch quốc hội.

Đó là chưa nói trường hợp quốc hội bên nhà nước làm ngang bất tín nhiệm một chức vụ mà đảng không đồng ý thì quốc hội làm gì được. Đảng không đồng ý thì người của đảng đưa qua làm bộ trưởng cứ ngồi làm bộ trưởng, thủ tướng, chủ tịch nước nghe đảng không bãi nhiệm, thì quốc hội bị mất mặt, bị khủnh hỏang như thế nào. Nhớ có lần Thủ Tường Phan văn Khải than, là thủ tướng mà Ông không thể bãi nhiệm một bộ trưởng vì nội các không do thủ tướng lập mà do Bộ Chánh trị chỉ định.

Sau cùng ý kiến Uỷ Ban Thường Vụ của cái gọi là Quốc hội VNCS ngày 23 tháng 3, năm 2012 đã thống nhất sẽ bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với chủ tịch nước, thủ tướng,chủ tịch quốc hội và các chức danh khác do quốc hội họp thức hóa bằng biểu quyết phải chăng đó là dấu chỉ phe mạnh của Đảng CS đang âm mưu lấy Quốc Hội làm cánh tay triệt đối thủ. Người theo dõi thời cuộc ở VNCS bây giờ đều thấy Thủ Tưóng Nguyễn tấn Dũng là người có quyền lực lớn nhứt. Trước đại hội Đảng, phe chống Ông truy tố Ông, biểu quyết bất tín nhiệm Ông, nhưng họ vẫn không làm nên trò trống gì. Và bây giờ phải chăng đối thủ của Ông lại tái tập họp âm mưu dùng quốc hội chặt tay chặt chân ông trong chánh phủ?

Vi Anh

0 comments:

Powered By Blogger