Monday, December 5, 2011

Hội nghị lần thứ 17 Công ước về Biến Đổi khí hậu tại Durban, Nam Phi

Gia Minh, biên tập viên

Từ ngày thứ hai 28 tháng 11, tại Durban, Nam Phi, COP 17 tức Hội nghị lần thứ 17 các bên tham dự theo Công ước Khung LHQ về Biến Đổi khí hậu, UNFCCC, đã khai mạc và sẽ kéo dài cho đến ngày 9 tháng 12 tới đây.
Source cop17-cmp7durban.com
Hội nghị lần thứ 17 Công ước về Biến Đổi khí hậu tại Durban “COP 17/CMP 7″, Nam Phi

Mục tiêu lớn lao

Chương trình nghị sự hàng đầu của hội nghị lần này là đạt cho được một thỏa thuận kế tục cho Nghị định thư Kyoto 1997 mà sẽ kết thúc hiệu lực giai đọan một vào năm tới. Đây là thỏa thuận duy nhất hiện nay về việc hạn chế mức phát thải các lọai khí gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất ấm nóng lên dẫn đến khí hậu trên trái đất thay đổi bất lợi cho con người.
Mục tiêu của hội nghị Durban cũng được nhắc lại là tìm cách hạn chế khí thải càng lúc càng tăng gây ra tình trạng ô nhiễm làm biến đổi khí hậu trái đất, mà trong tuần trước khi diễn ra hội nghị, giới khoa học cảnh báo mức độ đã đến mức kỷ lục.
Viên chức phụ trách về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc, bà Christiana Figueres cho rằng cam kết của những quốc gia công nghiệp phát triển trong việc cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính trong thời gian tới là vấn đề chính yếu được nêu rõ tại hội nghị lần này. Và cam kết đó phải được liên kết bởi những cam kết của những quốc gia đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Mục tiêu của hội nghị Durban cũng được nhắc lại là tìm cách hạn chế khí
thải càng lúc càng tăng gây ra tình trạng ô nhiễm làm biến đổi khí hậu
trái đất, mà trong tuần trước khi diễn ra hội nghị, giới khoa học cảnh
báo mức độ đã đến mức kỷ lục.
Biểu tượng Hội nghị  COP17-CMP 7  Durban
Biểu tượng Hội nghị COP17-CMP 7 Durban
Một mục tiêu khác nữa của hội nghị Cop 17 là thúc đẩy Quỹ Khí hậu Xanh vào năm 2020 với kế họach mỗi năm có 100 tỷ đô la giúp cho những quốc gia bị tổn thương bởi các hiện tượng do biến đổi khí hậu gây nên như hạn hán, lũ lụt, bão tố, nước biển dâng mà giới khoa học cảnh báo càng ngày sẽ càng tồi tệ hơn.

Tình hình cấp bách

Tổng thống Jacob Zuma của Nam Phi trong diễn văn khai mạc hội nghị kéo dài hai tuần tại thành phố Durban của nước này nói rằng đối với hầu hết người dân tại những quốc gia đang phát triển và Châu Phi thì biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn đối với họ.
Theo ông này thì tình trạng biến đổi khí hậu đã gây nên những khổ sở và xung đột tại Châu Phi. Đó là nạn hạn hán tại Sudan, Somali cho đến lũ lụt tại Nam Phi. Tổng thống Zuma cho rằng chính nạn hạn hán phần nào là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến bộ tộc ở Sudan; thế rồi hạn hán và đói kém khiên cho nhiều người dân Somali phải bỏ nhà cửa ra đi. Lụt lội tại Nam Phi gây tổn thất nhiều cho người dân sống tại khu vực bờ biển.
Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc, FAO, hôm thứ hai đưa ra phúc trình trong đó nói rõ đến năm 2050, giới nông gia phải sản xuất thêm 70% lương thực để đáp ứng nhu cầu cho số dân 9 tỷ người trên thế giới. Cụ thể họ phải sản xuất thêm 1 tỷ tấn lúa mì, gạo, và những lọai ngũ cốc khác; thêm 200 triệu tấn thịt. Tuy nhiên, một phần tư nguồn đất canh tác trên thế giới đang bị xuống cấp dữ dội.
Tổng giám đốc Jaques Diouf của FAO cho biết tình hình sản xuất nông sản để làm nhiên liệu sinh học, rồi phương thức canh tác kém cộng với tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến cho những hệ thống sản xuất lương thực chính yếu gặp nguy, không thể đáp ứng nhu cầu của con người vào năm 2050.
tình hình sản xuất nông sản để làm nhiên liệu sinh học, rồi phương thức canh tác kém cộng với tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến cho những hệ thống sản xuất lương thực chính yếu gặp nguy, không thể đáp ứng nhu cầu của con người vào năm 2050.
Tổng giám đốc FAO
Thống kê cho thấy Cuộc Cách mạng Xanh từ năm 1961 đến năm 2009 giúp đất canh tác tăng lên 12%, và năng suất tăng 150%. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một phần tư đất đai canh tác trên thế giới đã bị xuống cấp nghiêm trọng bởi tình trạng sói mòn, thiếu nước, mất đa dạng sinh học.

Bất đồng tồn tại

Các quốc gia đến với hội nghị COP 17 với những bất đồng: khác biệt tồn tại giữa những khối nước giàu với những nước nghèo, và ngay cả giữa các nước giàu công nghiệp phát triển với nhau và giữa những nước nghèo với nhau.
Theo chuyên gia Tasneem Essop thuộc tổ chức Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới-WWF, thì đây là một trong những hội nghị mà các bên không thể dự đóan gì trước được.
Chương trình Liên hiệp Quốc vào ngày thứ ba 29 tháng 11, tức trong ngày thứ hai của hội nghị Durban lên tiếng chỉ trích các quốc gia phát triển về những cam kết có điều kiện và yếu ớt của họ.
Các nhà công nghiệp ở  Ngọc Điền, Hà Bắc  Trung Quốc thải khói gây ô nhiệm nặng. AFP
Các xưởng máy công nghiệp ở Ngọc Điền, Hà Bắc Trung Quốc thải khói gây ô nhiệm nặng. AFP
Trung Quốc thì lại nói họ ủng hộ các quốc gia đang phát triển trong công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, và tại hội nghị lần này sẽ thúc đẩy cho những kết quả cụ thể.
Những quốc gia công nghiệp giàu có tham gia Nghị định thư Kyoto vẫn bất đồng trứơc những yêu cầu buộc họ đưa ra cam kết mới về mức cắt giảm khí thải sau năm 2012. Những quốc gia này đòi hỏi các nước như Trung Quốc chưa bị ràng buộc bởi Nghị định thư Kyoto trong thời gian qua, cũng như Hoa Kỳ không tham gia vào nghị định thư đó cũng phải có cam kết cắt giảm như họ.
Chính phủ các nứơc phương Tây cho rằng các nước có nền kinh tế đang trổi dậy cũng phải chấp nhận mức ràng buộc về phát thải thì mới có cơ sở gia hạn nghị định thư Kyoto.
Những quốc gia công nghiệp giàu có đòi hỏi các nước như Trung Quốc chưa bị ràng buộc bởi Nghị định thư Kyoto trong thời gian qua, cũng như Hoa Kỳ không tham gia vào nghị định thư đó cũng phải có cam kết cắt giảm như họ.
Liên hiệp Châu Âu nói họ sẽ tiếp tục Nghị định thư Kyoto nếu như Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy sự nghiêm túc trong cam kết cắt giảm đáng kể vào những năm tới. Nhật, Canda và Nga ba đối tác chính của Nghị định thư Kyoto cũng nói rõ họ sẽ không ký kết giai đọan hai của Nghị định thư Kyoto.
Chính phủ Canada, một trong những đối tác tham gia Nghị định thư Kyoto 1997 ngay từ ngày đầu hội nghị Durban lên tiếng nói rằng đó là chuyện của quá khứ. Bộ trưởng môi trường Peter Kent của Canada cho rằng việc chính phủ của Đảng Tự do Canada trứơc đây ký Nghị định thư Kyoto là một lỗi lầm lớn mà họ phạm phải. Phát ngôn nhân của thủ tướng Canada thì nói rõ nước này sẽ không ký thỏa thuận mới khi mà những quốc gia phát thải lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc không tham gia. Chính quyền của Đảng Bảo thủ Canada lên nắm quyền từ năm 2006 luôn lặp lại là không thể đạt được mục tiêu cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính xuống dưới 6% mức năm 1990 trong giai đọan từ năm 2008 đến 2012. Canada cam kết sẽ giảm 17% dưới mức năm 2005 vào năm 2020.
Những nước nghèo vẫn cho rằng một số nước công nghiệp phát triển phải chịu trách nhiệm trước hết trong việc cắt giảm vì trong 200 năm qua chính nền công nghiệp của họ đã phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển trái đất.
Bà Christiana Figueres, người Tổng thư ký điều hành  Ủy ban khí hậu LHQ (UNFCCC) phát biểu tại Hội Nghị
Bà Christiana Figueres, người Tổng thư ký điều hành Ủy ban khí hậu LHQ (UNFCCC) phát biểu tại Hội Nghị
Một số quốc gia được nói là nạn nhân đầu tiên của tình trạng biến đổi khí hậu gần đây, mà đó là những nước nghèo, được các quốc gia giàu có và những nước đang trổi dậy đề nghị hõan ít nhất đến năm 2020 thỏa thuận hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Bà Dessima Williams, chủ tịch Hiệp hội các Quốc đảo nhỏ, AOSIS, phát biểu rằng việc các nước phát thải nhiều nhất trên thế giới thúc đẩy các nước khác hõan lại thỏa thuận được đưa ra khi mà có những bằng chứng rõ ràng cần phải có hành động ngay; điều đó cho thấy là sự phản bội đối với người dân tại những nước chịu tổn thương nhất, cũng như phản bội cả thế giới.

Bi quan về kết quả

Nhiều ý kiến bi quan nói sẽ không có mấy kết quả tại kỳ hội nghị lần này mà mục tiêu là đạt được cam kết giai đọan hai cho Nghị định thư Kyoto năm 1997 với yêu cầu 37 quốc gia công nghiệp phát triển vào sang năm phải cắt giảm đến 5% xuống dưới mức phát thải khí carbon năm 1990.
Nếu Nghị định thư Kyoto không được tiếp tục triển hạn với những cam kết mới thì một kênh duy nhất giúp giải quyết khí thải là những cam kết tự nguyện được nhiều nước đưa ra hồi thượng đỉnh về khí hậu năm 2009 ở Copenhagen, Đan Mạch. Tuy nhiên những cam kết đó vẫn còn quá thấp so với yêu cầu giúp hạn chế nhịệt độ trái đất nóng lên thêm 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc-UNEP, cho rằng để có thể chừng mực nào đạt được mục tiêu đó, đến năm 2020 mức phát thải hằng năm phải giảm chừng 8,5% so với mức của năm 2010. Sau thời điểm 2020 mỗi năm phải giảm chừng 2,6%.
Sang năm Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực giai đọan một rồi, nhưng qua một tuần hội nghị rồi đến nay vẫn chưa nhìn thất rõ ràng kết quả.
Theo quan điểm của cá nhân tôi thì vẫn còn những khác biệt rất lớn giữa những nước chủ chốt. Theo tôi để có thể làm được việc này phải có những thỏa hiệp về mặt chính trị.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, nhà khoa học Việt Nam từng tham gia ban công tác sọan thảo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến Đổi khí hậu năm 2007, có một số nhận định về hội nghị đang diễn ra tại Durban Nam Phi như sau:
Để đạt cho được hiệu quả tại những diễn đàn như COP 17 thế này, điều quan trọng nhất là các quốc gia phát thải chủ chốt phải ngồi lại với nhau để đi đến thỏa hiệp trước khi diễn ra hội nghị. Họ có đến cả năm chuẩn bị nên phải thống nhất giảm phát thải bao nhiêu phần trăm, lộ trình thế nào, ràng buộc pháp lý ra sao.
Sang năm Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực giai đọan một rồi, nhưng qua một tuần hội nghị rồi đến nay vẫn chưa nhìn thất rõ ràng kết quả. Theo quan điểm của cá nhân tôi thì vẫn còn những khác biệt rất lớn giữa những nước chủ chốt. Theo tôi để có thể làm được việc này phải có những thỏa hiệp về mặt chính trị.

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma của nứơc chủ nhà hội nghị COP 17 ở Durban thì tỏ ra lạc quan cho rằng có thể có những thay đổi và giải pháp cho vấn đề. Ông kêu gọi tại kỳ hội nghị này, các quốc gia, các phe phái cần gác lại quyền lợi riêng mà cùng nhau tìm ra giải pháp vì lợi ích chung của nhân lọai.
Vấn đề được nêu ra là đến khi nào các nước phát thải đến 80% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên trái đất, gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Liên minh Châu Ấu, cùng hơn chục nứơc khác tăng tốc chuyển sang một nền kinh tế sử dụng carbon thấp hơn.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma của nứơc chủ nhà hội nghị COP 17 ở Durban thì tỏ ra lạc quan cho rằng có thể có những thay đổi và giải pháp cho vấn đề. Ông kêu gọi tại kỳ hội nghị này, các quốc gia, các phe phái cần gác lại quyền lợi riêng mà cùng nhau tìm ra giải pháp vì lợi ích chung của nhân lọai.
EU đưa ra sáng kiến được cho là táo bạo đó là ‘lộ trình Durban’ hướng đến việc đưa ra một thỏa thuận mới tòan diện vào năm 2015 và bắt đầu thực thi vào năm 2020.
Trong tuần qua các quan chức đàm phán đại diện của các nước cố gắng thống nhất về nhiều vấn đề liên quan, ngọai trừ các cam kết chính trị mà lãnh đạo các nước sẽ quyết khi họ đến tham dự hội nghị COP 17 trong tuần này.
Một thông tin được đưa ra trong ngày thứ hai của hội nghị Durban là kỳ hội nghị các bên COP 18 theo Công ước Khung Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu, UNFCCC sẽ được tổ chức tại Qatar.
Cứu hành tinh trái đất trước thảm họa do chính con người gây nên là một nhu cầu cấp thiết mà ai được hỏi cũng đồng ý. Thế nhưng dung hòa quyền lợi trước mắt cho những mục tiêu lâu dài là điều không dễ dàng gì và đại diện các nứơc tiếp tục phải làm việc.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới .

Nguồn lấy từ: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/climate-negocia-op-foc-emission-12052011093741.html

0 comments:

Powered By Blogger