Monday, December 19, 2011

Ai sẽ lãnh đạo Triều Tiên sau khi Chủ tịch Kim qua đời?


Cái chết của Chủ tịch Kim Jong-Il đặt ra nhiều thách thức đối với tương lai của Triều Tiên


Cập nhật lúc :12:14 PM, 19/12/2011

Thông tin chính thức phát đi cho biết, ông Kim Jong-Il trút hơi thở cuối cùng vào hồi 8h 30 ngày 17/12 theo giờ địa phương với nguyên nhân ban đầu được xác định là do “làm việc quá sức về cả thể chất lẫn tinh thần

Việc Chủ tịch Kim từ trần khá đột ngột đặt ra một vấn đề lớn liên quan đến vấn đề ai sẽ là người kế thừa ông, lãnh đạo Triều Tiên.

Trong bản tin thông cáo việc Chủ tịch Kim Jong-Il từ trần, Đài truyền hình nhà nước cũng kêu gọi nhân dân Triều Tiên phải tiếp tục vững bước dưới sự chỉ đạo của người con trai thứ của ông Kim Jong-Il là Kim Jong-Un.

Do đó, không còn nghi ngờ gì về việc Kim Jong-Un, con trai út của Chủ tịch Kim sẽ trở thành lãnh đạo tối cao mới của Triều Tiên.

Thực tế là trước đó, Chủ tịch Kim có hàng loạt động thái khiến cộng đồng thế giới tin chắc ông Kim Jong-Un sẽ là người kế thừa quyền lực, điển hình là việc ông lần lượt được phong hàm Tướng hồi năm ngoái khi mới 27 tuổi và được giữ chức Phó chủ tịch Quân ủy trung ương.

Tuy nhiên, một vấn đề khác được nhiều người quan tâm là những ai sẽ giúp nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-Un chèo lái đất nước.

Trước đó, Chủ tịch Kim có những hành động mạnh mẽ nhằm dọn đường, chuẩn bị cho sự kế vị của cậu “con trai cưng”. Năm ngoái, ngay sau khi tái đắc cử Chủ tịch Triều Tiên, ông Kim Jong-Il phong hàm đại tướng cho em gái của mình là bà Kim Kyong-hui, 64 tuổi.

Đây là người phụ nữ đầu tiên ở Bắc Triều Tiên đạt tới vị trí cao trong quân đội nước này và và được coi là người sẽ phò tá chính cho Kim Jong-Un sau này.

Theo giới truyền thông, Chủ tịch Kim Jong-Il từng thừa nhận: “Khi em gái nổi giận, ngay cả tôi cũng không thể làm gì”. Bà Kim Kyong-hui là người duy nhất ở Triều Tiên dám nói thẳng với Chủ tịch Kim Jong-Il và thể hiện cảm xúc trước mặt ông.

Ngoài người cô ruột thịt Kim Kyong-hui, Kim Jong-Un sẽ nhận được sự phòng tá của người chú rể là Chang Song-taek, một chính trị gia kỳ cựu ở Triều Tiên, từng trải qua khá nhiều thăng trầm và vừa chính thức tái xuất hiện trên chính trường sau đợt đột quị hồi tháng 8/2008.

Ông được đề bạt làm Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương - cơ quan nắm quyền kiểm soát quân đội CHDCND Triều Tiên ngay sau khi bình phục.

Một nhân vật khác cũng được Chủ tịch Kim hết lòng tin tưởng để gửi gắm con trai ông là Ri Yong-ho, một quan chức quân đội cấp cao nhiều uy tín cao, gia nhập quân đội từ năm 16 tuổi, lập nhiều công trạng lớn và đã trở thành cánh tay đắc lực của Chủ tịch Kim trong nhiều năm qua.

Ông Yi Yong-ho vừa được thăng cấp hàm Phó nguyên soái hồi năm ngoái và trở thành người có thực quyền hơn cả Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-chun.

"Ông Ri Yong-ho nên được xem là cánh tay phải của Chủ tịch Kim Jong-Un còn thiếu kinh nghiệm khi giải quyết các vấn đề của quân đội. Vị phó thống chế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ Kim Jong-Il sang Kim Jong-Un”, Cheong Seong-chang, một chuyên gia về Triều Tiên của viện Sejong tại Seoul bình luận.

Một thuận lợi khác của vị tướng trẻ Kim Jong-Un trên con đường kế nhiệm cha đó là nhận được sự ủng hộ của đồng minh số 1 Trung Quốc. Với hai nchuyến công du sang Trung Quốc hồi năm ngoái nhằm tìm kiếm sự hậu thuẫn trong việc chuyển giao quyền lực cho vị Tướng trẻ Kim Jong-Un, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Il dường như đã chuẩn bị con đường tốt nhất để “con trai cưng”có thể tiếp quản quyền lực một cách thuận lợi và chắc chắn.

Tuy nhiên, bất chất sự chuẩn bị kỹ càng của người cha quyền lực, giới phân tích nhận định vị Tướng trẻ Kim Jong-Un sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức để chèo lái đất nước trong tương lai.

Một trong số đó là nhận định của biên tập viên Kim Young-hwan của tạp chí Zeitgeist. Ông Kim Young-hwan từng khẳng định: “Cơ hội để ông Kim Jong-Un tiếp nhận quyền lực một cách êm thấm chưa tới 10%”.

Lý do là, khi kế nhiệm cha là Kim Il-sung, Chủ tịch Kim Jong-Il có được sự ủng hộ của nhiều người thân thích trong gia tộc đang nắm giữ những vị trí cao trong bộ máy chính quyền, nhất là Kim Il và Choe Hyon, những người coi ông như con cháu nên tận tình phục vụ, sẵn sàng đưa ra những lời khuyên chí tình…

Điều đáng buồn là hiện ông Kim Jong-Un không có được lợi thế như cha. Ông hiện không có nhiều “cận thần”, ngoại trừ người cô Kim Kyong-hui, em gái ruột của ông Kim Jong-Il là có thể tin tưởng hoàn toàn

Một bất lợi khác, theo nhà phân tích chính trị, kinh tế Nicholas Eberstadt, ông Kim Jong-Un năm nay chưa đầy 30 tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó, nếu làm không khéo chuyển giao quyền lực giữa cha con Chủ tịch kim có thể đẩy Triều Tiên rơi vào tình trạng bất ổn.

Tổng biên tập nhật báo NK là Son Kwang-ju khẳng định: “Khó có khả năng Triều Tiên sẽ ổn định được an ninh, xây dựng được hệ thống chính trị ổn định sau cuộc chuyển giao quyền lực”.

Còn theo RFI, ông Kim Jong-Un còn rất trẻ, hiểu biết rất ít về đảng. Nhà lãnh tụ tương lai của Triều Tiên dứt khoát cần có sự hỗ trợ, đặc biệt là từ các bậc lão thành và giới tướng lĩnh đầy quyền lực của quân đội.

Do đó, việc tân Đại tướng Kim Jong-Un cần bắt tay vào làm ngay lúc này là nhanh chóng tạo mối quan hệ tốt với những tướng lĩnh và chỉ huy của các binh chủng trong quân đội bởi đây là lực lượng đóng vai trò trọng yếu trên chính trường Triều Tiên.


Lê Dung (Tổng hợp)

nguồn : Bao Dat Viet

http://m.baodatviet.vn/Home/thegioi/...183688.datviet

---ooOoo---

Gần như chắc chắn là đồng chí Kim Jong-Un (phiên âm theo VNese là kim dịch ôn, gọi theo kiểu Việt Nam là Ôn Dịch) sẽ nắm toàn quyền và sẽ tiếp tục đưa nhân dân Bắc Hàn tiến lên XHCN hì hì...

Thằng mập lùn Kim ủn ỉn, chứ ai:





VNCH - CSVN, Nam Hàn - Bắc Hàn

Cùng 1 xứ, cùng dòng máu, cùng loại genes, cùng lịch sử cho đến 1940, nhưng nay khác nhau quá xa.

Bắc Hàn CS nghèo đói, dân bị tẩy não, thờ Bác hơn thờ cha mẹ, ông bà tổ tiên.

-----------------------

Rất may cho Bắc VN là đã xâm lăng được miền Nam, nếu không, nay còn nghèo đói hơn Bắc Hàn, dân bị tẩy não hơn, cuồng dại hơn.

Lãnh tụ chết, nhằm nhò gì. Là đầy tớ dân mướn về làm, không tốt thì đá đít, chết thì cho cái hòm, việc gì mà bò lăn ra khóc.

Nhìn xem Nam Hàn, dân sống không uổng 1 kiếp người.

Tôi ra phi trường đón 1 thân nhân từ VN qua, diện đoàn tụ gia đình gần đây. Kẹt trong đó 3 tiếng hơn, do Mỹ bảo chờ phỏng vấn chót nhất, trong khi cùng chuyến bay có Hàn quốc qua, Mỹ phỏng vấn trước, hỏi sơ sơ, 1/2 tiếng ra ngay.

VN bị ép lại chót, muốn xỉu, sau chuyến bay hơn 1 ngày.

---------------------------------

Coi cách dân Bắc, Nam Hàn thờ lãnh tụ, rõ ràng, dân ra sao, là do CP.

Dân VN nay tệ rạc thật, dốt nhiều, cách cư xử kém, nhiều bạn như Trungthuc5 tại đây "write off" họ rồi, cũng đúng.

Nhưng tôi thì còn ráng cứu vớt, hy vọng nếu dân chủ thành công, sẽ dạy ra thế hệ F2, F3, khá hơn, chứ F1 - số sinh ra ngay sau khi có cách mạng - thì chắc cũng không tốt đẹp gì, do lớp giáo viên, cha mẹ hiện nay, dạy sai bét.

Nếu VN có cách mạng hôm nay, nói chung cho số đông, thì phải thế hệ sinh ra năm 2040 trở đi mới có thể có văn hoá, văn minh, tiến bộ được.

Bắc Hàn thì còn khó khăn hơn, cho dù Nam Hàn giải phóng được ngay hôm nay, thì coi mòi thế hệ dân Bắc Hàn sinh ra sau năm 2070 mới có thể theo kịp dân Nam Hàn về văn hoá, văn minh.

----

Rất chính xác . Xem lại cảnh dân Bắc Hàn khóc trên Reuter mà y chang cảnh lúc ông Hồ chết hồi xưa . Dân chúng bị đầu độc như thế thì hết thuốc chữa . Hậu quả hiện nay ở VN rành rành như thế cả mấy thế hệ tiếp tục bị ngu . Nam Hàn, theo tui nếu cho thống nhất liền chắc Nam Hàn cũng sợ vì "cai trị" đám người Bắc Hàn bị trúng độc tư tưởng Bắc Hàn cũng mệt , lắm lúc lụn bại quốc gia chứ chẳng chơi ....

http://www.reuters.com/article/2011/...7BI05B20111219

0 comments:

Powered By Blogger