Coi chừng ..... lại lạp xưởng giả nữa, làm bằng nhựa (plastic, nylon) bà con ơi !
Mặc dù từ lâu, tôi đã tẩy chay hàng hóa thực phẩm làm từ, xuất cảng từ "Made in China" và "Made in Vietnam" nhưng muốn cảnh giác bạn bè về tệ nạn làm ăn, chế biến thực phẩm rất ư là bất nhân của đám thương gia, con buôn vô lương tâm ... chúng chỉ biết miễn sao hàng hóa bán ra kiếm lời nhiều là được, chẳng cần biết hậu quả ra sao cho người tiêu dùng !
Ông bà mình ngày xưa thường hay nói "Của cho không bằng cách cho" khi nói về tình giao hảo thắm thiết, quý nhau qua hình thức quà cáp biếu xén tặng nhau trong dịp lễ lạc hay sau 1 chuyến đi đâu xa về, nhất là sau khi đi VN về thường hay mua quà cáp thực phẩm khô, thức ăn trong lọ chai .v.v... làm quà tặng cho thân nhân, nay trước những "khám phá" tin tức động trời về phẩm chất từ vật liệu đến cách làm ra đồ ăn thức uống hầu như gần hết các nơi sản xuất "bỏ ngỏ" hoặc cố tình "quên lãng" chuyện vệ sinh, những hóa chất pha chế độc hại pha trộn trong thức ăn có nhiều nguy cơ gây tác hại cho người tiêu dùng .... thì chúng ta nên xét lại câu "của cho không bằng cách cho" này còn giá trị hay không, nhất là đối với các mặt hàng dán nhãn làm từ "Made in China" hay "Made in Vietnam", thiết nghĩ nên đảo ngược lại là "Cách cho không bằng của cho", hoặc giả cả 2 phải đồng đều "Cách cho bằng của cho", chứ không vừa phí tiến mua tặng nhau rồi người nhận sau đó lại vứt vào thùng rác thì vừa tốn công mất tiền vô bổ, khi biết ra lại xót xa đau lòng nhau
Mời các bạn đọc mẫu tin bên dưới
Duc H. Vu 1/25/2011
(Lời cảm nghĩ này ghi lại không có chữ "đó" chiều theo ý của "Sarah Palin" :-)
------ ooOoo ------
Sài Gòn: Lạp Xưởng Không Tên, Với Nguyên Liệu Khả Nghi
SAIGON (VB) – Đáng ngại, đáng ngại... khi gặp lạp xưởng không nhãn hiệu. Và đầy khắp các chợ Sài Gòn.
Lâu nay, có uy tín trên thị trường lạp xưởng là các nhãn hiệu như Quảng Trân, Mỹ Trân, Trân Trân cùng được sản xuất ở miền Tây và Vissan, Ngọc Thành, Hoàng Phát… được sản xuất ở vùng Sài Gòn. Hay cũng được sản xuất ở Sài Gòn và bán rất chạy (nhờ giá hạ) nhưng không có nhãn mác là loại lạp xưởng trần trụi, đóng thành cây hàng 10 – 20 kg mà người trong nghề gọi là xưởng dây xanh, xưởng dây đỏ, xưởng lùn, xưởng lùn có hạt tiêu… Tuy nhiên, từ nay nghe tên lạp xưởng Ngọc Linh (cơ sở sản xuất nằm trên đường Trịnh Đình Thảo, quận Tân Phú) thì dân buôn bán lạp xưởng phải lắc đầu, ớn lạnh. Nguyên trong một đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán hôm12-1, đoàn thanh tra Sở Y tế TP đã phát hiện ở lò lạp xưởng Ngọc Linh có 2 bao chứa mỡ nguyên liệu nặng 70 kg đã bị biến chất, chuyển sang màu xanh, bốc mùi hôi thối. Mặt sàn khu sơ chế các nguyên liệu thì nhầy nhụa nước thải, người làm công không đeo khẩu trang (quy định phải có) khi ngồi lóc, chia mỡ, thịt nạc, cá… hay nhồi nguyên liệu tạo thành ống lạp xưởng dài (sẽ được cắt ra từng đoạn ngắn đem sấy).Các thau đựng nguyên liệu để ngổn ngang trên sàn nhà, không hề che đậy.
Được mời tới hiện trường để làm rõ, các cán bộ thú y của quận đã lập biên bản, ra quyết định buộc đưa 70kg mỡ biến chất về lò thiêu của nghĩa trang Bình Hưng Hòa để tiêu hủy ngay.
Chưa hết, còn có một nguyên liệu khác rất đáng ngờ, đó là vỏ dùng làm bao ngoài của thân lạp xưởng mà đại diện cơ sở cho biết đó là loại ruột heo có xuất xứ từ Trung Quốc (?). Ruột heo gì mà thẳng tắp, đều đặn, trông rất giống được làm từ chất nylon. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được hóa đơn mua ruột heo nên đoàn thanh tra đã lấy một đoạn “ruột heo” này để về kiểm nghiệm xem có đúng là thật hay không. Lạp xưởng thành phẩm và các loại nguyên liệu khác cũng được lấy mẫu để về kiểm nghiệm.
Đoàn thanh tra đã kết luận, tình trạng vệ sinh: từ cơ sở, dụng cụ chế biến, đến vệ sinh trong chế biến và bảo quản của lò lạp xưởng Ngọc Linh tất cả đều không đạt nên phải lập tức đình chỉ sản xuất.
Lâu nay, có uy tín trên thị trường lạp xưởng là các nhãn hiệu như Quảng Trân, Mỹ Trân, Trân Trân cùng được sản xuất ở miền Tây và Vissan, Ngọc Thành, Hoàng Phát… được sản xuất ở vùng Sài Gòn. Hay cũng được sản xuất ở Sài Gòn và bán rất chạy (nhờ giá hạ) nhưng không có nhãn mác là loại lạp xưởng trần trụi, đóng thành cây hàng 10 – 20 kg mà người trong nghề gọi là xưởng dây xanh, xưởng dây đỏ, xưởng lùn, xưởng lùn có hạt tiêu… Tuy nhiên, từ nay nghe tên lạp xưởng Ngọc Linh (cơ sở sản xuất nằm trên đường Trịnh Đình Thảo, quận Tân Phú) thì dân buôn bán lạp xưởng phải lắc đầu, ớn lạnh. Nguyên trong một đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán hôm12-1, đoàn thanh tra Sở Y tế TP đã phát hiện ở lò lạp xưởng Ngọc Linh có 2 bao chứa mỡ nguyên liệu nặng 70 kg đã bị biến chất, chuyển sang màu xanh, bốc mùi hôi thối. Mặt sàn khu sơ chế các nguyên liệu thì nhầy nhụa nước thải, người làm công không đeo khẩu trang (quy định phải có) khi ngồi lóc, chia mỡ, thịt nạc, cá… hay nhồi nguyên liệu tạo thành ống lạp xưởng dài (sẽ được cắt ra từng đoạn ngắn đem sấy).Các thau đựng nguyên liệu để ngổn ngang trên sàn nhà, không hề che đậy.
Được mời tới hiện trường để làm rõ, các cán bộ thú y của quận đã lập biên bản, ra quyết định buộc đưa 70kg mỡ biến chất về lò thiêu của nghĩa trang Bình Hưng Hòa để tiêu hủy ngay.
Chưa hết, còn có một nguyên liệu khác rất đáng ngờ, đó là vỏ dùng làm bao ngoài của thân lạp xưởng mà đại diện cơ sở cho biết đó là loại ruột heo có xuất xứ từ Trung Quốc (?). Ruột heo gì mà thẳng tắp, đều đặn, trông rất giống được làm từ chất nylon. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được hóa đơn mua ruột heo nên đoàn thanh tra đã lấy một đoạn “ruột heo” này để về kiểm nghiệm xem có đúng là thật hay không. Lạp xưởng thành phẩm và các loại nguyên liệu khác cũng được lấy mẫu để về kiểm nghiệm.
Đoàn thanh tra đã kết luận, tình trạng vệ sinh: từ cơ sở, dụng cụ chế biến, đến vệ sinh trong chế biến và bảo quản của lò lạp xưởng Ngọc Linh tất cả đều không đạt nên phải lập tức đình chỉ sản xuất.
0 comments:
Post a Comment