Dân Làm Báo - Dạ thưa có. Đời thứ 3 là Nông Đức Tuấn và Nguyễn Thanh Nghị. Nếu nói trở thành ủy viên của BCH TƯ là quyền uy tột đỉnh, giàu sang phú quý thì cũng đúng. Nếu nói là đầy tớ của nhân dân khổ như con chó cũng không trật chỗ nào!
Con đường hoạn lộ của đồng chí cậu ấm Nông Đức Tuấn
Cậu ấm ra đời ngày 12 tháng 7 năm 1963, người dân tộc Tày, quê tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Từ tháng 9 năm 1981 đến cuối năm 1988 cậu là “công nhân xuất khẩu lao động” tại Singwitz, thuộc CHDC Đức cũ. Tức là cậu rời Việt Nam để đến Đức lúc mới 18 xuân xanh và về lại Việt Nam năm 25 bó. Điều này cho thấy cậu ấm cùng lắm là mới học xong lớp 12 thì đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Đồng chí bố Mạnh lúc đó là phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái cho đến tháng 10 năm 1986; từ tháng 11 năm 1986 đến tháng 2 năm 1989, bố Mạnh là bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái. Với ông bố là quan khủng như thế mà cậu ấm phải đi làm “công nhân xuất khẩu lao động” là một điều khó tin. Thực tế nhiều nguồn tin cho biết là cậu ấm bị ông bố tống qua Đức để cai nghiện thuốc.
Sau khi về nước thì mãi đến 12 năm sau, vào tháng 2 năm 2000 cậu ấm mới xuất hiện trên chính trường với chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tháng 2 năm 2004 cậu trở thành thành viên của Ban Bí thư Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vào tháng 1 năm 2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm cậu vào chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Hơn 1 năm sau, vào tháng 4 năm 2009 cậu về Bắc Giang giữ chức Phó Bí thư Tỉnh Ủy Phụ trách công tác xây dựng Đảng, bó gối ngồi chơi xơi nước chờ thời cơ.
Điểm cần lưu ý là trong khoảng thời gian 12 năm, từ năm 1988 sau khi đi lao động ở Đức về cho đến khi năm 2000 nắm chức Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thì không ai biết cậu ấm làm gì. Theo tiểu sử thì cậu có đến 2 bằng cử nhân – cử nhân kinh tế và cử nhân chính trị. Ông đi học để có tới 2 bằng cử nhân trong thời gian 12 năm này? Mọi người vẫn cứ thắc mắc ông chính thức học trường đại học nào và vào năm nào. Lại còn có tin thì cho rằng cậu học cao học tại KTQD vào năm 2006 và có người kể là khi “anh Tuấn” đi thi thì Hiệu trưởng trường đích thân xuống thị sát sau khi nhận được chỉ đạo từ TW xem cháu nó thi cử như thế nào. Nếu cậu đi học cao học năm 2006 tức là trước đó cậu đã xong bằng cử nhân. Thông tin về chuyện học hành bằng cấp của các cán bộ quan chức Việt Nam cứ như là bí mật quốc gia! Hy vọng một ngày nào đó không có chuyện thông tin cậu Tuấn, ủy viên BCH TƯ học tại gia, mua bằng dỏm nổ tung khắp nước.
Trong thời gian làm ở Ban Bí thư Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2004-2008) thì xếp của cậu Tuấn là ông Ðào Ngọc Dung, bí thư thứ nhất Trung Ương Ðoàn và là UVTW đảng. Ông Dung bị báo chí phanh phui phát hiện quay cóp tài liệu trong kỳ thi tiến sĩ năm 2005. Ông Ðào Ngọc Dung sau đó bị kỷ luật và chuyển qua công tác khác. Đây là cơ hội để cậu ấm lên thay thế. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này đồng chí bố đang bị tố cáo dính líu tới vụ tham nhũng PMU 18 và uy thế Nguyễn Tấn Dũng (đang chống đồng chí bố) đang lên cao nên cậu ấm phải lỡ mất một cơ hội tiến thân.
Bên cạnh những chức vụ kể trên cậu Nông Quốc Tuấn còn là Đại biểu Quốc Hội tỉnh Sơn La. Tuy nhiên không thấy một thông tin nào về những sinh hoạt của cậu trong vai trò này.
Cơ hội đến với cậu ấm thái tử đã xảy ra vào ngày 23 tháng 6 với cái chết của người thanh niên Nguyễn Văn Khương tại đồn Công an và 2 ngày sau đó hàng người dân Bắc Giang xuống đường biểu tình phản đối hành vi giết người của Công an.
Đồng chí bố đã chụp được thời cơ để mở thêm một cánh cửa cho cậu thái tử. Ông Đào Xuân Cần, Ủy viên Trung ương Đảng, đang nắm chức Bí thư Tỉnh Ủy phải ra đi, để lại cái ghế chỉ còn 4 tháng nữa là hết hạn cho thái tử Nông Quốc Tuấn, thênh thang bước vào giai tầng Ủy viên Trung ương trước buổi bình minh của Đại hội Đảng lần thứ XI.
Thế là vào ngày 3 tháng 8 năm 2010 cậu ấm tên Tuấn họ Nông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang với nhiều điều nổi cộm:
1: Cậu được Bộ Chính trị “giới thiệu” để đảm nhiệm trách nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Sự giới thiệu này được thể hiện bằng việc ông Trần Lưu Hải, Phó Ban Tổ chức Trung ương đích thân thông báo tại hội nghị Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bắc Giang (vietnamnet). Trên thực tế, việc cậu Tuấn ngồi vào ghế Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang là quyết định của Bộ chính trị qua bàn tay chỉ đạo của đồng chí bố Mạnh.
2: Từ quyết định của Bộ chính trị đã dẫn đến một đại hội đột xuất của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
3: Cậu Tuấn được bầu với 100% số phiếu tán thành. Điều này cho thấy việc bầu bán chỉ là hình thức sau khi Bộ chính trị đã quyết.
4: Cậu Tuấn trở thành bí thư vào tháng 8 năm 2010 cho nhiệm kỳ 2005 – 2010. Tức là chỉ còn 4 tháng nữa là nhiệm kỳ này chấm dứt.
5: Cho đến nay, vẫn chưa có một thông báo chính thức nào từ đảng và nhà nước về sự vi phạm kỷ luật hay hành vi sai trái nào dẫn đến sự bãi nhiệm ông Đào Xuân Cần, Ủy viên Trung ương Đảng là người tiền nhiệm của ông Tuấn. Ông Cần đã phải ra đi để mở ra con đường tiến thân của Nông thái tử 4 tháng trước ngày đại hội đảng.
Vụ việc cậu được cấp tốc đưa vào chức vụ Bí thư Tỉnh Ủy Bắc Giang, với sự quyết định của Bộ chính trị, thông qua một phiên họp đột xuất, với tỉ lệ phiếu 100% cho thấy đồng chí bố đã ra sức chuẩn bị, sắp xếp cho cậu ấm trước thềm đại hội đảng lần thứ XI của đảng.
Điều này đã xảy ra vào ngày 18 tháng 1, năm 2011. Thái tử họ Nông trở thành ủy viên chính thức của Ban chấp hành trung ương đảng CSVN. Con đường hoạn lộ của đồng chí Nông cha đã được bắt cầu qua con đường hoạn lộ của đồng chí Nông con bằng máu, nước mắt cùng với những tính toán, sắp xếp, đấu đá nội bộ.
Con đường hoạn lộ của đồng chí cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị
Nếu con đường hoạn lộ của thái tử họ Nông còn có chút ít truân chuyên của Kiều thì con đường hoạn lộ của cậu ấm Thanh Nghị lại êm rơ như tàu sắt cao tốc.
Cậu ấm Nghị cất tiếng khóc chào đời 1 năm sau ngày đất nước giải phóng. Lúc ấy thì đồng chí bố Dũng chỉ mới là Thượng Úy Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn bộ binh 207. Cậu là anh của cô chiêu Nguyễn Thanh Phượng, con gái rượu cưng của bố Dũng là chủ tịch hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (Việt Capital Fund Management – VCFM) với số vốn 55 triệu đô la Mỹ.
Cậu Nghị thi đậu và hệ B (dài hạn tập trung) Khoa Kĩ sư Xây Dựng của trường ĐHKT TP.HCM (94X3) vào năm 1994. Hai năm sau chắc là nhờ cậu mà bổng nhiên lớp này được nâng cấp thành lớp hệ A (chính qui).
Năm 2006 cậu tốt nghiệp bằng tiến sĩ ngành Kỹ sư công chánh ở trường The George Washington University. Sau đó cậu về nước và đảm nhận chức Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế, phó Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội. Vào năm 2008, cậu được bổ về làm Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM.
Đó là những gì mà dân ta biết về đồng chí Ủy viên Dự khuyết của BCH TƯ đảng này. Nhìn qua thì thấy đồng chí Dũng con học hành khấm khá hơn rất nhiều so với đồng chí Dũng cha. Nhưng sự nghiệp chính trị chống Mỹ cứu nước, tiêu diệt tư sản, xây dựng quá độ XHCN gì gì đó thì không thấy đâu. Bí thư xã, phường, quận, tỉnh… cũng không. Chỉ biết là trong Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015), đồng chí cậu ấm ra ứng cử Thành ủy dù cậu không phải là Bí thư Đảng ủy của trường. Kết quả cậu chỉ được 15/400 phiếu bầu thành ủy viên.
Tuy nhiên về đại hội 11 ở Ba Đình thì khác, gió đã xoay chiều. Đồng chí cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị trở thành một trường hợp đặc biệt. Cậu được đề cử bổ xung ngay tại đại hội và trúng cử. Năm 34 tuổi, cậu trở thành Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành TƯ đảng, chuẩn bị sẳn sàng để lãnh đạo gần 90 triệu dân. Thế mới diệu kì! Thế mới trên cả tuyệt vời! Thế mới thấy tài sắp ghế của… đồng chí bố Dũng.
Nhưng xin đừng cho rằng cậu ấm có được ngày hôm nay là nhờ ơn mưa móc của ngài thủ tướng. Xin đọc bài viết về cậu sau đây sẽ thấy cậu không thua không kém gì những điều viết về đồng chí cha được sản xuất từ tận bên Đức.
Con trai Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đi lên bằng chính đôi chân mình!
Năm ngoái, tôi từ một huyện miền núi ở Tây Nguyên về công tác tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, một môi trường mà với tôi quả là “địa linh nhân kiệt”. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nhà trường, có một người còn rất trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị, ở tuổi 32, anh đã là Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường và mới đây, anh lại được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.
Những người trẻ mà giữ chức vị cao ở nước ta chưa nhiều nên một người như Nghị dĩ nhiên là khá “nổi tiếng”. Nhưng còn một điều khiến tôi ngạc nhiên khác là mọi người nhắc nhiều đến anh không phải ở chức vụ ấy mà chính ở cách nghĩ, cách sống, cách làm việc rất khiêm tốn, chững chạc. Điều nổi bật ở anh khiến mọi người tin cậy, yêu mến lại chính là cái tâm trong sáng và phong cách làm việc sôi nổi, nhiệt tình. …
Nếu không tình cờ nghe thầy Phó hiệu trưởng nhà trường “bật mí” trong một bữa tiệc liên hoan, có lẽ tôi sẽ không biết chàng trai trẻ này là con một vị cán bộ lãnh đạo cao cấp ở Trung ương. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị nguyên là sinh viên ưu tú của Trưòng Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. TS Lê Quang Quý, Phó hiệu trưởng nhà trường kể cho tôi hay: Ba Nghị là cán bộ cấp cao, làm việc ở Hà Nội nên anh phải sống, học tập gần như tự lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dĩ nhiên, ban lãnh đạo của nhà trường khi ấy cũng không ai biết điều này nếu như không có một ngày nọ, thầy hiệu trưởng nhà trường bất ngờ nhận được điện thoại của một đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Ban giám hiệu cho biết kết quả học tập, rèn luyện của cậu sinh viên là con một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Chính phủ. Lý do đơn giản vì có lần, trong cuộc trò chuyện thân mật, đồng chí cán bộ cao cấp của Chính phủ với tư cách một “phụ huynh” đã “ngỏ ý”: “Tôi bận công tác, mong nhà trường giúp đỡ, theo dõi, quản lý “thật chặt”, sợ cháu hư hỏng”.
Lúc này, Ban giám hiệu mới giật mình, không biết cậu sinh viên ấy là ai? Mấy năm liền, chưa thấy nói thông tin có con trai của một cán bộ cao cấp Chính phủ học tập ở trường mình. Ban giám hiệu yêu cầu Bí thư Đoàn trường, người gần gũi nhiều sinh viên nhất cung cấp thông tin, cô bí thư cũng chỉ biết lắc đầu. Tra cứu toàn bộ hồ sơ sinh viên, người ta mới tìm ra Nguyễn Thanh Nghị, khi đó đã là sinh viên năm thứ ba của nhà trường. Nhưng cũng phải mất mấy ngày đối chiếu mới tìm ra Nghị, vì trong hồ sơ, anh khai rất khiêm tốn, không hề nêu cụ thể chức vụ, đơn vị công tác của ba mình. Một điều rất bất ngờ là toàn thể lớp học, thầy cô, bạn bè đều không biết Nghị là con đồng chí cán bộ cấp cao nọ, nhưng ai cũng biết Nghị là một sinh viên học tập giỏi, có đạo đức tốt, nhiệt tình với các phong trào tập thể. Khi người ta “phát hiện” ra anh là con đồng chí cán bộ cấp cao thì cũng là thời điểm anh vừa vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam – một vinh dự mà anh đã phấn đấu, giành được bằng chính đôi chân của mình chứ không phải “dựa bóng” của ba.
Tốt nghiệp xuất sắc, với khát vọng học tập không ngừng, như bao bạn bè khác, Nguyễn Thanh Nghị tự tìm kiếm thông tin và thi đỗ học bổng tiến sĩ của một trường đại học lớn ở Hoa Kỳ. Cùng thời điểm ấy, anh lại được nhà trường xét, cho chỉ tiêu học tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington.
Tốt nghiệp xuất sắc, anh trở về nước, bạn bè ai cũng nghĩ rằng anh sẽ “nhảy” vào một bộ, ngành, cơ quan nào đó ở Trung ương nhưng Nguyễn Thanh Nghị lại làm đơn xin về công tác tại Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Lý do với anh thật đơn giản: Anh muốn đi sâu vào con đường nghiên cứu khoa học, tiếp tục thực hiện ước mơ, hoài bão và những công trình khoa học từ những năm tháng sinh viên. Giờ đây, 32 tuổi, là một trong những lãnh đạo trẻ nhất ở một trường đại học danh tiếng nhưng Nguyễn Thanh Nghị luôn khiêm tốn, chững chạc, làm việc với tất cả tài năng và tâm huyết của mình.
Ban Sau đại học, dưới sự chỉ đạo của anh đã có nhiều phát triển mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Khi Trường đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh phát động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, anh là một trong những lãnh đạo khoa gương mẫu, vận động mọi người thực hiện cuộc vận động nghiêm túc thông qua những việc làm cụ thể hằng ngày, “soi mình” vào tấm gương của Bác.
Với anh, một trong những bài học đạo đức lớn mà anh học tập được từ Bác Hồ chính là nghị lực lớn lao và sự phấn đấu suốt đời hi sinh vì sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc, đất nước. Bác đã nhiều lần căn dặn thanh niên phải tự học tập, rèn luyện, đi lên bằng chính nội lực của mình, không trông chờ, ỷ lại vào người khác. Bác cũng nhiều lần phê phán căn bệnh cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, kết bè kết cánh trong công tác cán bộ. Tuy anh chưa bao giờ tự khẳng định hay khoe mẽ về sự tự lực đi lên của mình, nhưng trong suy nghĩ của tôi cũng như nhiều sinh viên khác, Nguyễn Thanh Nghị chính là một tấm gương về tinh thần ấy.
Phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc gần đây, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng chỉ rõ: “Một bộ phận thanh niên chưa chuyên tâm học tập, rèn luyện, tự lực vươn lên và cống hiến cho đất nước, còn bị chi phối bởi cuộc sống hưởng thụ, sa vào tệ nạn xã hội, sống thiếu trách nhiệm với mọi người và chính mình. Vì vậy, những tấm gương như Nguyễn Thanh Nghị thật đáng quý biết bao.
*
Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời…
Có chứ!!!
Dưới thời đại búa và liềm, chó biết nói, khỉ biết đọc, heo biết làm giàu…
Thì chuyện gì lại không thể không xảy ra!?
HỎI : Dân Việt Nam Phải Còn Chịu Đựng Cảnh Này Đến Bao Giờ ???
"Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời"
Chuyện này có ở nước tôi
Dưới thời Việt Cộng chúng xơi ba đời
Cha truyền con nối một nòi
Buôn dân bán nước kiếm lời chia nhau ...
0 comments:
Post a Comment