Tuesday, January 25, 2011

Human Rights Watch : 2010 yearly summary reports (Vietnam)

Thưa bạn hữu,

Đây là bản báo cáo hàng năm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về tình trạng thực thi nhân quyền toàn cầu. Tổ chức này đã báo cáo về tình trạng vi phạm nhân Nhân Quyền của Đảng CSVN ra sao trong năm 2010, là người Việt Nam yêu chuộng tự do, dân chủ và công lý trong hay ngoài nước thì chúng ta sẽ nghĩ gì ? và làm được gì trong năm 2011 này cho đồng bào và các nhà hoạt động, tranh đấu cho dân chủ trong nước hay là chúng ta xem qua cho biết rồi để đó không làm gì hết, để rồi những gì đã xảy ra trong năm 2010 sẽ tiếp tục tái diễn ở năm 2011 này rồi qua năm 2012 chúng ta lại được xem 1 bản tường trình khác ?

Duc H. Vu 1/25/2011

(English language)

Vietnam

Events of 2010

The Vietnamese government tightened controls on freedom of expression during 2010, harassing, arresting, and jailing dozens of writers, political activists, and other peaceful critics.

Cyber-attacks originating from Vietnam-based servers disabled dissident websites and the government introduced new restrictions on public internet shops while continuing to restrict access to numerous overseas websites.

Public protests over evictions, confiscation of church properties, and police brutality were met at times with excessive use of force by police. Police routinely tortured suspects in custody.

Vietnam, which served as the chair of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) in 2010, demonstrated little respect for core principles in the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) Charter to "strengthen democracy" and "protect and promote human rights and fundamental freedoms."

Repression of Dissent

2010 saw a steady stream of political trials and arrests as the government stepped up suppression of dissent in advance of the 11th Communist Party congress in January 2011. In December 2009 and January 2010, five activists linked to the banned Democratic Party of Vietnam, including lawyer Le Cong Dinh, were sentenced to prison on subversion charges, followed by the January 29 sentencing of democracy campaigner Pham Thanh Nghien for disseminating anti-government propaganda. On February 5 writer and former political prisoner Tran Khai Thanh Thuy, who was arrested after trying to attend the trials of fellow dissidents in 2009, was sentenced to three-and-a-half years' imprisonment on trumped-up assault charges.

In February police arrested three activists for distributing anti-government leaflets and organizing worker strikes in Tra Vinh province. They were tried and sentenced to long prison sentences in October on charges of "disrupting security." In April the Lam Dong court sentenced four people to prison for alleged links to the Vietnam Populist Party.

In July and August police arrested land rights petitioners Pham Van Thong and Nguyen Thanh Tam in Ben Tre, Tran Thi Thuy in Dong Thap, and Mennonite pastor Duong Kim Khai in Ho Chi Minh City. On August 13 Ho Chi Minh City math professor Pham Minh Hoang was arrested. He had been an active contributor to a website critical of Chinese-operated bauxite mines in the Central Highlands. The five were charged with subversion, with the banned Viet Tan Party claiming all but Pham Van Thong as members.

Authorities harassed, detained, and interrogated online critics during the year. In October police arrested blogger Phan Thanh Hai and Vi Duc Hoi, an editorial board member of Fatherland Review, and extended the imprisonment of Nguyen Van Hai (Dieu Cay), a founding member of the Club of Free Journalists. In November police arrested outspoken legal activist Cu Huy Ha Vu on charges of disseminating anti-government propaganda and detained and interrogated former political prisoner Le Thi Cong Nhan about her poems and interviews on the internet.

Ethnic minority activists also faced arrest and imprisonment. In January the Gia Lai provincial court handed down prison sentences to two Montagnards, Rmah Hlach and Siu Koch, on charges of violating the country's unity policy. After conflicts broke out in June between Montagnards and a rubber plantation company in Gia Lai, authorities reinforced the security presence in three districts and arrested Montagnards belonging to independent Protestant house churches, who they accused of using religion to forward a political agenda. In November the Phu Yen provincial court sentenced Ksor Y Du and Kpa Y Ko to prison for "undermining national unity."

In March land rights activist Huynh Ba, a member of the Khmer Krom (ethnic Khmer) minority group, was sentenced to prison in Soc Trang on charges of "abusing democratic rights." In July authorities in Tra Vinh defrocked and arrested Khmer Krom Buddhist abbot Thach Sophon, charging him with illegal confinement. He was sentenced in September to a nine-month suspended sentence.

Freedom of Expression, Information, and Association

The government does not allow independent or privately-owned domestic media to operate and exerts strict controls over the press and internet. Criminal penalties apply to authors, publications, websites, and internet users who disseminate materials that oppose the government, threaten national security, reveal state secrets, or promote "reactionary" ideas. The government blocks access to politically sensitive websites, requires internet cafe owners to monitor and store information about users' online activities, and subjects independent bloggers and online critics to harassment and pressure.

In April the Hanoi People's Committee-the executive arm of the municipal government-issued Decision 15, which requires all internet cafes in Hanoi to install internet monitoring software approved by the authorities and prohibits the use of the internet to "call for unauthorized protests, strikes, and slow-downs." Since September 1 all internet service providers in Hanoi have been required to shut down internet transmissions at all internet retail providers from 11 p.m. to 6 a.m. every day.

The government bans independent trade unions and human rights organizations, as well as opposition political parties. Current labor law makes it almost impossible to declare a legal strike, and while illegal "wild-cat" strikes do occur, workers found to be leading such work stoppages face retaliation from the authorities and their employers. Activists who promote workers' rights and independent unions are frequently harassed, arrested, or jailed.

Freedom of Religion

The government restricts religious practices through legislation, registration requirements, harassment, and surveillance. A special centrally directed police unit (A41) monitors groups the authorities consider religious "extremists."

Religious groups are required to register with the government and operate under government-controlled management boards. The government bans any religious activity deemed to oppose "national interests," harm national unity, cause public disorder, or "sow divisions."

Adherents of some unregistered religious groups and religious activists campaigning for internationally guaranteed rights are harassed, arrested, imprisoned, or placed under house arrest. During Buddhist festivals in May and August Da Nang police blocked access to Giac Minh Buddhist pagoda and interrogated the pagoda's abbot, who is the provincial representative of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV). In May religious leader Cam Tu Huynh was sentenced to prison on charges of slander for criticizing police crackdowns against followers of the unrecognized branch of the Cao Dai religion.

Those currently in prison for their religious or political beliefs-or a combination of the two-include more than 300 Montagnard Christians, as well as Hoa Hao Buddhists, and members of the Cao Dai religion. Religious leaders under house arrest include UBCV Supreme Patriarch Thich Quang Do, Catholic priests Nguyen Van Ly and Phan Van Loi, and Khmer Krom Buddhist Abbot Thach Sophon.

Members of officially recognized religious groups, including Roman Catholics, also face harassment, especially church leaders and lay people attempting to protect church property. In January police used tear gas and electric batons to disperse villagers from Dong Chiem parish near Hanoi who were trying to stop police from taking down a crucifix.

In May police violently dispersed villagers conducting a funeral procession and protest march to a cemetery located on disputed land in Con Dau parish in Da Nang. Police used truncheons and electric shock batons to beat people and arrested more than 60 persons. Most of those arrested were subsequently released, but seven were charged with opposing law enforcement officers and disturbing public order. Afterwards one of the villagers, Nguyen Thanh Nam, was interrogated and beaten by police on several occasions; he died in July from injuries suffered during a beating by civil defense forces.

Criminal Justice System

Police brutality-including torture and fatal beatings-was reported in all regions of the country, at times sparking public protests and even riots. In July demonstrations erupted in Bac Giang provincial town after a man was beaten to death in police custody after being arrested for a minor traffic violation.

Political and religious prisoners, and others whose cases are considered sensitive, are routinely tortured during interrogation, held without access to communications prior to trial, and denied family visits and access to lawyers. Vietnamese courts remain under the firm control of the government and the Vietnam Communist party, and lack independence and impartiality. Political and religious dissidents are often tried without the assistance of legal counsel in proceedings that fundamentally fail to meet international fair trial standards.

The use of dark cells, shackling, and transfer of political prisoners to remote prisons far from family continue to be used as punitive measures. In March, for example, journalist Truong Minh Duc was transferred to K4, a more isolated and harshly supervised section of Xuan Loc prison.

Vietnamese law continues to authorize arbitrary "administrative detention" without trial. Under Ordinance 44, peaceful dissidents and others deemed threats to national security or public order can be involuntarily committed to mental institutions, placed under house arrest, or detained in state-run "rehabilitation" or "re-education" centers.

Between 35,000 and 45,000 people are detained in centers for drug dependence "treatment." Detainees are sentenced for up to four years without a lawyer, court hearing, or an opportunity to appeal the decision. Detainees are forced to perform long hours of "therapeutic labor" with punishments for those who do not meet production quotas. Independent reviews of Vietnam's system of compulsory drug treatment have found that some 90 percent of former detainees relapse to drug use.

Defending Human Rights

At considerable personal risk, a number of activists and former prisoners of conscience in Vietnam continued to publicly denounce ongoing rights abuses in 2010. After his release from prison for medical reasons in March, Father Nguyen Van Ly issued a series of public reports detailing torture in prisons. In August Ho Chi Minh City police detained and questioned another former prisoner, Nguyen Bac Truyen, after he publicly advocated on behalf of peaceful dissidents serving long prison terms.

Vietnam exerted pressure on neighboring countries to repress Vietnamese dissidents and human rights defenders living in those countries. Ongoing requests by Vietnam for the Cambodian government to crack down on Khmer Krom activists in Cambodia, for example, played a role in the conviction of four people-including a Khmer Krom monk-by a Cambodian court in August for allegedly distributing leaflets criticizing Cambodia's relations with Vietnam. In September, in response to a request from the Vietnamese Foreign Ministry, Thai authorities pressured the Foreign Correspondents Club of Thailand to cancel a press conference by Vietnamese human rights activists and barred them from entering Thailand.

Key International Actors

Vietnam continued its rocky relationship with China. In 2010 tensions mounted over China's increasingly aggressive claims to oil-and gas-rich offshore islands, signaled in July by Chinese military exercises in the South China Sea.

Vietnam remained the leader of the Cambodia/Laos/Myanmar/Vietnam bloc in ASEAN.

In July and August United Nations independent experts on minority issues and on human rights and extreme poverty visited Vietnam. Despite repeated requests for invitations, the government continued to refuse access to other UN special procedures, including those on freedoms of religion and expression, torture, and violence against women. Although Japan has considerable leverage as Vietnam's largest donor, it did not publicly comment on Vietnam's deteriorating rights record.

The United States continued to develop its trade, defense, and security ties with Vietnam while also pressing Vietnam-one of the largest recipients of US aid in East Asia-to improve its rights record. Steady improvement in US-Vietnam bilateral relations addressed mutual objectives to offset China's military and economic influence in the region. Vietnam continued its delicate balancing act in order to avoid angering China, its single largest trading partner, or the US, its largest export market.

In October, during US Secretary of State Hillary Clinton's second trip to Vietnam in 2010, she expressed concerns about the arrests of activists-including several shortly before she arrived-attacks on religious groups, and internet censorship, and secured a written commitment from the government to sign and implement the UN Convention Against Torture.

(Việtnamese language)

Việt Nam

Các sự kiện năm 2010

Chính quyền Việt Nam tăng cường kiểm soát tự do ngôn luận trong năm 2010, sách nhiễu, bắt bớ và bỏ tù hàng loạt nhà văn, nhà vận động chính trị và những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa.

Các đợt tấn công trên mạng xuất phát từ các máy chủ đặt tại Việt Nam làm tê liệt nhiều trang mạng bất đồng chính kiến, chính phủ ban hành các quy định kiểm soát mới đối với dịch vụ internet công cộng, đồng thời tiếp tục ngăn chặn việc truy cập vào nhiều trang web hải ngoại.

Các cuộc biểu tình phản đối cưỡng chế nhà đất, tịch thu tài sản của nhà thờ và chống sự bạo hành của công an có khi bị đáp trả bằng bạo lực quá mức cần thiết từ phía công an. Công an thường tra tấn nghi phạm trong khi tạm giam.

Việt Nam, giữ ghế chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010, thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN về "đẩy mạnh dân chủ" và "bảo vệ và tăng cường nhân quyền và các quyền tự do cơ bản".

Đàn áp Bất đồng chính kiến

Trong năm 2010 diễn ra một loạt phiên tòa và các vụ bắt bớ mang tính chính trị, khi chính quyền gia tăng việc đàn áp bất đồng chính kiến trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11 vào tháng Giêng năm 2011. Trong tháng Mười Hai năm 2009 và tháng Giêng năm 2010, năm nhà hoạt động có liên quan tới Đảng Dân chủ vốn bị cấm ở Việt Nam, trong số đó có luật sư Lê Công Định, đã bị xử tù với tội danh lật đổ chính quyền; sau đó, vào ngày 29 tháng Giêng, nhà vận động dân chủ Phạm Thanh Nghiên bị kết án với tội tuyên truyền chống nhà nước. Vào ngày mồng 5 tháng Hai, nhà văn và cựu tù nhân chính trị Trần Khải Thanh Thủy, bị bắt sau khi cố tới dự phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến vào cuối năm 2009, bị xử ba năm rưỡi tù với tội danh "cố ý gây thương tích" được dàn dựng.

Vào tháng Hai, công an bắt ba nhà vận động vì rải truyền đơn chống chính quyền và tổ chức công nhân đình công ở tỉnh Trà Vinh. Họ bị xử và kết án tù rất nặng vào tháng Mười với tội danh "phá rối an ninh trật tự". Tháng Tư, tòa án tỉnh Lâm Đồng xử tù bốn người được cho là có liên hệ tới Đảng Vì dân.

Vào tháng Bảy và tháng Tám, công an bắt các dân oan Phạm Văn Thông và Nguyễn Thành Tâm ở tỉnh Bến Tre, Trần Thị Thúy ở Đồng Tháp, mục sư Mennonite Dương Kim Khải ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 13 tháng Tám, giảng viên toán Phạm Minh Hoàng bị bắt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là cộng tác viên của một trang mạng phản đối các mỏ khai thác bô-xít do Trung Quốc điều hành ở Tây Nguyên. Cả năm người nói trên đều bị truy tố với tội danh lật đổ; Đảng Việt Tân - một tổ chức bị cấm ở Việt Nam, tuyên bố tất cả, trừ Phạm Văn Thông, đều là đảng viên của đảng này.

Trong năm qua, chính quyền đã sách nhiễu, bắt giữ, và thẩm vấn những người lên tiếng phê phán chính quyền trên mạng. Vào tháng Mười, công an bắt giữ blogger Phan Thanh Hải và Vi Đức Hồi, thành viên ban biên tập Tập san Tổ Quốc, gia hạn giam giữ Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), thành viên sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Tháng Mười Một, công an bắt giam nhà vận động về pháp luật trực ngôn Cù Huy Hà Vũ với tội danh tuyên truyền chống chế độ, đồng thời bắt giữ và thẩm vấn cựu tù nhân chính trị Lê Thị Công Nhân về các bài thơ và trả lời phỏng vấn trên mạng của cô.

Các nhà vận động là người dân tộc thiểu số cũng bị bắt và cầm tù. Vào tháng Giêng, tòa án tỉnh Gia Lai xử tù hai người Thượng, Rmah Hlach và Siu Koch, với tội danh vi phạm chính sách đoàn kết dân tộc. Sau khi xung đột xảy ra vào tháng Sáu giữa những người Thượng và một công ty cao su ở Gia Lai, chính quyền tăng cường sự hiện diện của công an tại ba huyện, bắt giữ những người Thượng thuộc Hội thánh Tin lành tư gia độc lập, và kết tội họ lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền chính trị. Vào tháng Mười Một, tòa án tỉnh Phú Yên kết án tù Ksor Y Du và Kpa Y Ko vì tội "phá hoại khối đoàn kết dân tộc".

Vào tháng Ba, nhà vận động đấu tranh cho quyền sử dụng đất Huỳnh Ba, là người thuộc sắc dân thiểu số Khmer Krom (dân tộc Khmer), bị kết án tù ở tỉnh Sóc Trăng với tội danh "lạm dụng tự do dân chủ". Vào tháng Bảy, chính quyền tỉnh Trà Vinh ép hoàn tục và bắt giữ cựu trụ trì Thạch Sophon người Khmer Krom, truy tố ông với tội danh bắt giữ người trái pháp luật. Ông bị xử vào tháng Chín với bản án chín tháng tù treo.

Tự do Ngôn luận, Tự do Thông tin và Tự do Lập hội

Chính quyền không cho phép các phương tiện truyền thông độc lập hoặc của tư nhân hoạt động trong nước, và quản lý báo chí cũng như internet rất ngặt. Hình phạt hình sự được áp dụng để xử các tác giả, nhà xuất bản, trang mạng và những người sử dụng internet để phát tán thông tin chống chính phủ, gây nguy hại đến an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước hay khuyến khích các ý tưởng "phản động". Chính quyền chặn đường liên kết tới các trang mạng nhạy cảm về chính trị, yêu cầu các chủ đại lý internet kiểm soát và lưu trữ thông tin về hoạt động trên mạng của người sử dụng, sách nhiễu và gây áp lực với các blogger độc lập và những người viết bài chỉ trích trên mạng.

Vào tháng Tư, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội - cơ quan hành pháp của chính quyền thành phố - ban hành Quyết định 15, yêu cầu tất cả các tiệm internet ở Hà Nội phải cài đặt phần mềm theo dõi đã được chính quyền duyệt, và cấm sử dụng internet để "kêu gọi biểu tình, đình công, lãn công bất hợp pháp". Từ ngày mồng 1 tháng Chín, các nhà cung cấp dịch vụ internet bị yêu cầu phải ngắt đường truyền của tất cả các đại lý internet từ 11 giờ đêm đến 6 giờ sáng hàng ngày.

Chính quyền cấm đoán công đoàn độc lập và các tổ chức nhân quyền, cũng như các đảng phái chính trị đối lập. Với luật lao động hiện hành, việc công khai tuyên bố một cuộc đình công hợp pháp hầu như bất khả, và dù trên thực tế có xảy ra những cuộc đình công tự phát trái phép, các cá nhân bị cho là nắm vai trò lãnh đạo các cuộc đình công đó phải đối mặt với nguy cơ bị chính quyền hay giới chủ trả thù. Những người vận động bảo vệ quyền lợi cho người lao động và công đoàn độc lập thường xuyên bị sách nhiễu, bắt bớ hay giam cầm.

Tự do Tôn giáo

Chính quyền hạn chế thực hành tôn giáo dưới các hình thức như ban hành quy định pháp luật, bắt buộc đăng ký chính thức, sách nhiễu, và theo dõi. Một đơn vị công an đặc nhiệm, được chỉ đạo từ cấp trung ương (A41), có nhiệm vụ giám sát các nhóm bị chính quyền cho là "tôn giáo cực đoan".

Các hội nhóm tôn giáo bắt buộc phải đăng ký với chính quyền và chịu phụ thuộc vào các ban tôn giáo do chính quyền kiểm soát. Chính quyền nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo bị cho là đi ngược lại "lợi ích dân tộc", ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng hoặc "gây mầm mống chia rẽ".

Những tín đồ của một số nhóm tôn giáo không đăng ký và các nhà vận động cho quyền tự do tôn giáo đã được quốc tế bảo đảm đều bị sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm hoặc quản thúc tại gia. Vào các dịp lễ hội Phật giáo trong tháng Năm và tháng Tám, công an Đà Nẵng ngăn cản đường vào chùa Giác Minh và thẩm vấn vị sư trụ trì, đồng thời là đại diện cấp tỉnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang bị cấm. Vào tháng Năm, chức sắc tôn giáo Huỳnh Cẩm Tú bị xử tù với tội danh vu khống vì đã chỉ trích hành động đàn áp của công an đối với tín đồ của một chi phái Cao đài không được công nhận.

Trong số những người đang phải ngồi tù vì niềm tin tôn giáo hoặc chính trị, hoặc cả hai, có hơn 300 người Thượng theo Công giáo, cũng như các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Những nhà lãnh đạo tôn giáo bị quản chế tại gia gồm có Tăng thống Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi, trụ trì Thạch Sophon của Phật giáo Khmer Krom.

Thành viên của các tôn giáo được chính thức công nhận, trong đó có Công giáo La Mã ở Việt Nam, cũng bị sách nhiễu, nhất là các lãnh đạo giáo xứ và giáo dân cố gắng bảo vệ tài sản của nhà thờ. Vào tháng Giêng, công an dùng hơi cay và dùi cui điện để giải tán người dân giáo xứ Đồng Chiêm, gần Hà Nội, khi họ cố ngăn cản công an phá hạ một cây thánh giá.

Vào tháng Năm, cảnh sát dùng bạo lực giải tán những người dân làng tham dự một đám tang và biểu tình trên con đường ra nghĩa địa nằm trên mảnh đất đang tranh chấp ở giáo xứ Cồn Dầu thuộc Đà Nẵng. Công an dùng gậy và dùi cui điện đánh đập và bắt giữ hơn 60 người. Đa số những người bị bắt về sau đều được thả, nhưng bảy người bị truy tố vì tội chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng. Sau đó, một người dân làng, ông Nguyễn Thành Năm, bị công an thẩm vấn và đánh đập nhiều lần; ông đã chết vào tháng Bảy vì những chấn thương do bị lực lượng dân phòng đánh.

Hệ thống Tố tụng Hình sự

Bạo hành của công an - bao gồm tra tấn và đánh người đến chết - được ghi nhận trên khắp cả nước, đôi khi dẫn tới các vụ biểu tình, thậm chí bạo loạn. Vào tháng Bảy, biểu tình nổ ra ở tỉnh lỵ Bắc Giang sau khi một người đàn ông bị đánh đến chết trong khi bị tạm giữ vì một lỗi vi phạm giao thông nhỏ.

Các tù nhân chính trị và tôn giáo, cũng như của các vụ án được coi là nhạy cảm, thường bị tra tấn trong khi lấy cung, bị giam giữ không được liên hệ với bên ngoài trước khi xử, bị từ chối không cho tiếp xúc với gia đình hay luật sư. Hệ thống tòa án Việt Nam vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam, thiếu sự độc lập và vô tư. Những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo thường bị xử mà không được nhận trợ giúp pháp lý trong các phiên tòa mà về cơ bản không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về sự công bằng.

Việc sử dụng các phòng giam tối, xà lim và chuyển tù nhân chính trị tới các nhà tù xa xôi vẫn tiếp tục được áp dụng như biện pháp trừng phạt. Ví dụ, vào tháng Ba, nhà báo Trương Minh Đức bị chuyển tới khu K4, một khu vực cách biệt và bị giám sát ngặt nghèo hơn trong trại Xuân Lộc.

Luật pháp Việt Nam tiếp tục cho phép việc áp dụng tùy tiện biện pháp "quản chế hành chính" không cần xét xử. Theo Thông tư 44, các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa và những người bị cho là có nguy cơ gây hại tới an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng có thể bị cưỡng chế vào các trại tâm thần, bị quản chế tại gia hoặc quản thúc tại các trung tâm "chữa bệnh" hoặc "cải tạo" thuộc quản lý nhà nước.

Khoảng từ 35,000 đến 45,000 người đang bị quản thúc trong các trung tâm "cai nghiện" ma túy. Họ có thể bị quản thúc bắt buộc tới bốn năm mà không có luật sư biện hộ, tòa án xét xử hay cơ hội kháng cáo quyết định quản chế. Những người bị quản chế buộc phải "lao động để cai nghiện" nhiều giờ trong ngày với hình phạt dành cho những ai không hoàn thành chỉ tiêu được giao. Giới quan sát độc lập về hệ thống cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam kết luận rằng khoảng 90 phần trăm những người bị ép cai theo dạng quản chế sẽ tái nghiện.

Bảo vệ Nhân quyền

Bất chấp mức độ rủi ro cá nhân khá cao, một số nhà vận động và cựu tù nhân lương tâm ở Việt Nam tiếp tục công khai phản đối những vi phạm về nhân quyền trong năm 2010. Sau khi được thả vì lý do sức khỏe vào tháng Ba, Linh mục Nguyễn Văn Lý công bố một loạt báo cáo chi tiết về tình trạng tra tấn trong tù. Vào tháng Tám, công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ và thẩm vấn một cựu tù nhân khác, Nguyễn Bắc Truyển, sau khi ông công khai vận động cho các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa đang phải chịu những mức án tù nặng nề.

Việt Nam còn gây sức ép đối với các nước láng giềng để họ đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và những người bảo vệ nhân quyền người Việt đang sinh sống ở đó. Ví dụ, việc Việt Nam liên tục yêu cầu chính quyền Cam-pu-chia đàn áp các nhà hoạt động người Khmer Krom có tác động đến việc tòa án Cam-pu-chia kết án bốn người - trong đó có một nhà sư Khmer Krom - vào tháng Tám vì bị cho là đã phân phát tờ rơi phê phán quan hệ của Cam-pu-chia với Việt Nam. Vào tháng Chín, sau khi có yêu cầu từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam, chính quyền Thái Lan gây áp lực buộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Nước Ngoài ở Thái hủy bỏ cuộc họp báo của các nhà vận động nhân quyền người Việt và không cho họ nhập cảnh vào Thái Lan.

Những Nhân tố Quốc tế Quan trọng

Việt Nam tiếp tục duy trì mối quan hệ đầy sóng gió với Trung Quốc. Năm 2010, căng thẳng gia tăng khi Trung Quốc ngày càng hùng hổ tuyên bố chủ quyền trên các đảo ngoài khơi nhiều dầu và khí đốt, đánh dấu bằng cuộc tập trận của Trung Quốc vào tháng Bảy tại vùng biển Nam Trung Hoa.

Việt Nam tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo khối Cam-pu-chia/Lào/Myanmar/Việt Nam trong Hiệp hội ASEAN.

Trong tháng Bảy và tháng Tám, các chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về vấn đề người thiểu số, nhân quyền và tình trạng nghèo khổ đã đến Việt Nam. Dù đã liên tiếp yêu cầu nhiều lần, chính quyền Việt Nam tiếp tục từ chối việc khai thông kênh tiếp xúc theo các quy trình riêng khác của Liên Hiệp Quốc, trong đó có tự do tôn giáo và ngôn luận, tra tấn, và bạo lực đối với phụ nữ. Dù có vị thế khá đặc biệt với tư cách là quốc gia tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam, Nhật Bản không hề đưa ra những nhận xét công khai về tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Việt Nam.

Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về thương mại, quốc phòng và an ninh với Việt Nam, đồng thời cũng gây sức ép yêu cầu Việt Nam - một trong những quốc gia nhận nhiều tài trợ nhất từ Hoa Kỳ ở khu vực Đông Á - phải cải thiện thành tích về nhân quyền. Mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn gia tăng đều đặn, thể hiện mục tiêu chung nhằm tạo đối trọng trước ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Việt Nam tiếp tục chính sách giữ thăng bằng khéo léo để tránh làm mất lòng cả Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, lẫn Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Vào tháng Mười, trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai riêng trong năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton đã bày tỏ quan ngại về việc bắt bớ các nhà hoạt động - trong đó có những người bị bắt ngay trước chuyến thăm của bà - việc tấn công các nhóm tôn giáo, việc kiểm duyệt mạng internet, và đạt được một văn bản cam kết chính thức từ phía chính quyền Việt Nam về việc ký và triển khai Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống Tra tấn.

Nguồn trích :

Downloadable Resources:

http://www.hrw.org/sites/all/modules/filefield/icons/protocons/16x16/mimetypes/application-pdf.png

Báo cáo thường niên tình trạng nhân quyền trên toàn thế giới – Chương về Việt Nam (bản PDF)

Related Materials:

Việt Nam: Cần chấm dứt đàn áp các luật sư và những người bảo vệ nhân quyền

Việt Nam: Phải trả tự do cho các blogger và những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa

Việt Nam: Tình trạng công an bạo hành, nạn nhân chết trong khi bị tạm giam lan rộng

More Coverage:

Xem thêm báo cáo khác về Việt Nam

0 comments:

Powered By Blogger