Friday, January 21, 2011

Công an vòi tiền bị bắt

Dân Làm Báo – Gần đến tết, mọi người lo chạy vắt giò lên cổ kiếm tiền lo tết. Công an còn đảng còn mình cũng có cách kiếm tiền của họ. Và đây là một cách khá phổ biến của công an:

Bắt một trung tá công an vì nhận hối lộ

TTO – Ngày 21-1, Cục Điều tra (Cục 6) thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với trung tá Trần Ngọc Anh, nguyên điều tra viên thuộc Đội điều tra án xâm phạm nhân thân, thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) – Công an tỉnh Đồng Nai, về hành vi nhận hối lộ.

Theo hồ sơ vụ án, do mâu thuẫn vào lúc 17g ngày 6-9-2009, anh Nguyễn Ngọc Tuân (26 tuổi), ngụ ấp Phương Mai 3, xã Phú Lâm, huyện Tân Phú (Đồng Nai) bị một nhóm thanh niên gồm Ngô Minh Tâm, Phạm Bá Ngữ, Đoàn Anh Dũng, Hà Vũ Liêm, Lê Duy Tân và Trần Hữu Đạt chặn đường chém chết.

Sau khi chém chết anh Tuân, cả bọn còn dùng mã tấu chặt tay và chân của nạn nhân. Anh Tuân chết đi, bỏ lại một vợ và đứa con mới 3 tháng tuổi.

Sau khi vụ án xảy ra, trung tá Trần Ngọc Anh được giao thụ lý hồ sơ, điều tra vụ án. Ông Trần Ngọc Anh đã có dấu hiệu bỏ sót tội phạm khi không đưa Lê Trong N. vào vụ án, dù gia đình nạn nhân và nhân chứng đã cung cấp nhiều bằng chứng xác thực cho thấy chính N. đã chủ mưu, cầm đầu và tổ chức cho nhóm thanh niên trên giết chết anh Tuân.

Mặc dù đây là vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng, nhưng quá trình điều tra, ông Trần Ngọc Anh đã tìm mọi cách để cố tình làm sai lệch hồ sơ nhằm “vòi” tiền của gia đình các bị can.

Theo kết quả điều tra bước đầu của Cục Điều tra – Viện KSND tối cao, quá trình điều tra vụ án, trung tá Trần Ngọc Anh đã nhiều lần gợi ý, thậm chí hù dọa người nhà các bị can và buộc họ phải chung chi tiền cho mình để được giảm nhẹ tội. Trung tá Anh thường tiếp xúc với người nhà của các bị can và “dọa” rằng mức án của họ rất nặng, nếu muốn giảm nhẹ phải chung chi tiền đề “chạy án”.

Lo sợ, nên chị ruột của bị can Phạm Bá Ngữ là Phạm Thị Phương Ng. (quê Trà Vinh), đã đồng ý chi tiền cho trung tá Ngọc Anh. Ông Trần Ngọc Anh đã hướng dẫn rất kỹ cách chuyển tiền. Theo đó, ngày 3-12-2009, bà Ng. đã chuyển qua đường bưu điện cho ông B.X.T. -một cán bộ công an ở huyện Tân Phú (là người thân của ông Anh), số tiền 10 triệu đồng. Một ngày sau, ông T. đã nhận số tiền này để chuyển cho ông Trần Ngọc Anh.

Chưa hết, quá trình điều tra vụ án, ông Trần Ngọc Anh còn liên tục gặp người nhà các bị can khác để gợi ý đòi tiền. Quá quắt hơn, ông Anh còn tìm đến tận nhà bị can Hà Vũ Liêm, viết giấy ghi lại tên và tài khoản của mình ở ngân hàng Công thương và yêu cầu gia đình bị can Liêm phải chuyển tiền “chạy án” vào tài khoản này.

MINH LUẬN – HÀ MI

*

Thường thì những ngày giáp tết là mùa bội thu của CSGT. Các xe chở khách về Miền Bắc và Miền Trung thì thường vi phạm an tòan giao thông do chở quá nhiều người, phóng nhanh vượt ẩu. Hễ đến trạm nào là lơ xe chạy vào “làm luật” kẹp tiền vào cuốn sổ hay giấy phép lái xe, giấy tờ xe, lệnh xuất bến…CSGT chỉ cần tiền không cần coi qua các lọai giấy tờ cần kiểm tra vì nhiều xe xếp hàng” đóng hụi”.

Không kém các anh CSGT, cảnh sát điều tra cũng có cách làm tiền của họ. Cảnh sát các trại giam thì vòi tiền càng trắng trợn hơn, họ đến tận nhà các tù nhân yêu cầu đóng tiền nếu muốn người thân ở trong tù được ưu đãi càng cao thì số tiền yêu cầu càng nhiều. Công an khu vực thì chuyên dòm ngó gia đình nào làm ăn phát lên hay có thân nhân nước ngòai thì các anh “thăm viếng” nhiều hơn. Công an phường thì chuyên tống tiền các doanh nghiệp trên địa bàn của họ bằng cách gởi đơn xin vận động này nọ hay là bắt mua cờ khẩu hiệu mừng đảng mừng xuân. Công an quận thì tùy phòng ban và công tác mà làm tiền trong lĩnh vực của mình phụ trách. Anh trung tá công an điều tra này vòi tiền trắng trợn nên bị túm. Nhiều anh khác khôn hơn nên chưa bị lộ.

Công an còn đảng còn tiền là vậy.

danlambao

0 comments:

Powered By Blogger