Nếu có ai về VN thường hay mua Càphê TRUNG NGUYÊN qua để biếu bà con bạn bè nên thận trọng
Mời quí thân hữu đọc bài này...để biết tại sao bây giờ ở VN lại có những "tiệm cà phê nằm"(hết cà phê ôm đến cà phê võng ,chỉ ở VN mới có !)...vì uống loại cà phê Trung Nguyên này sẽ...nằm luôn hết ngồi dậy...
Cà phê TRUNG NGUYÊN
Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó nói rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê “đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được”.
Minh Yen is interviewing Director General of Trung Nguyen company,
Dang Le Nguyen Vu -
Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.
Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.
Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.
Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.
Thêm vào đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã xử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.
Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.
Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thìtất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được. Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.
P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.
Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin..
Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác.
Còn chuyện bạn hỏi về “tại sao không có ai lên tiếng” – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện này – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để “bịt”. Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.
Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .
Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.
So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml. Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ.
Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá..
Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.
Cách chế biến như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.
Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.
So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml. Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ.
Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị
tan loãng ra trong chừng ấy nước đá..
Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.
Cách chế biến như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.
Nguồn : http://tinhamburg.blogspot.com/2011/01/ca-phe-trung-nguyen.html
Cà phê DẠ THẢO VÌ SAO ?
VỈA HÈ khói thuốc guốc cao nàng hầu
XINH XINH hai mảnh làm SAO
EM NGUYÊN - CHỢT NHỚ xuyến xao gợi tình
Ồ ra là có ký ninh
Hóa thành GIỌT ĐẮNG phe mình nào hay
NGUYÊN do "Die" sớm có ngày
LỒNG ĐÈN ĐỎ sáng ma chay chầu Trời
Phen này quyết bỏ cuộc chơi
Chi bằng sinh tố cho đời sống lâu !!!
HEO MAY vui chớ bắt cầu
"Cơm nhà quà vợ" lấy xâu ... Bả cười !
Tặng đàn em KOO 1/11/2011
Con Lạy Bà, Bà thương con
Một ông quan quyền uy và giàu có suốt ngày chỉ biết ăn chơi và gái ghiếc, bỏ bê chuyện nhà và bà vợ già. Một hôm, ông nghe tin chính xác là bà nhà ngủ với một tên ăn mày. Vô cùng tức tối, ông về nhà làm dữ với bà:
-Thiệt là hết nói, tại sao bà làm chuyện động trời vậy? Còn gì là danh giá, hết người rồi sao mà bà lại làm chuyện ấy với một thằng ăn mày!!
Bà thản nhiên đáp:
-Tại nó năn nỉ tôi quá nên tôi xiêu lòng.
-Nó năn nỉ bà thế nào mà bà làm vậy?
-Nó nói là: Lạy Bà , Bà thương con, Bà thấy cái gì trong nhà không xài nữa thì cho con !!
Hương Vị Thuở Ban Đầu
Kỷ niệm 60 năm ngày cưới, cụ ông bàn với cụ bà:
- Chúng mình sẽ tìm về hương vị thuở ban đầu khi mới yêu nhau, em nhé.
Cụ bà đồng ý, thế là chiều hôm đó, đang ngồi trong phòng, đột nhiên có 1 cục giấy được bắn qua cửa sổ, cụ bà nhặt lên, xúc động và run rẩy mở ra xem: “7giờ tối nay, hẹn em ở chân cầu Chà Và nhé!”
Đúng 6 giờ 45 chiều, tay cầm bó hoa hồng, ông cụ vừa húyt sáo vừa đến chân cầu chờ cụ bà.Cụ ông chờ tới 7 giờ, rồi 7 giờ 45, 8 giờ, 8 giờ 30, 9 giờ, hết kiên nhẫn, cụ ông hầm hầm về nhà, mở cửa ra và la lên:
- Tại sao bà không ra điểm hẹn? tôi chờ bà khờ luôn!
Cụ bà đủng đỉnh trả lời:
- Dạ, má em không cho đi!
0 comments:
Post a Comment