(Soha.vn) - Nếu không có chú thích địa chỉ rõ ràng thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩ mình đang ở trên phố của người Trung Quốc.
Biển tiếng Trung Quốc rợp phố tại Bắc Ninh
Cách trung tâm Thủ đô chừng 20km, làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê thuộc thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) hiện nay khá lạ lẫm với những biển, bảng hiệu bằng tiếng Trung Quốc.
Dọc con phố chính thuộc phường Đồng Kỵ, khu phố quanh khu chợ gỗ Phù Khê Thượng (TX Từ Sơn) nhan nhản những biển hiệu in tiếng Trung Quốc xen lẫn tiếng Việt.
Theo người dân Đồng Kỵ và Phù Khê thì gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở đây chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Không chỉ thương lái đồ gỗ mà nhiều người Trung Quốc còn thuê cửa hàng kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, cửa hàng ăn uống chỉ chủ yếu phục vụ người Trung Quốc sang mua bán đồ gỗ. Vì vậy biển hiệu thường in tiếng Trung Quốc cho khách hàng dễ tìm.
"Phố Trung Quốc" giữa lòng Hạ Long
Tại khu du lịch Bãi Cháy - TP Hạ Long (Quảng Ninh), tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển bỗng chốc biến thành "phố Trung Quốc" bởi hàng chục biển hiệu bằng tiếng Trung.
Nhiều du khách đến khu du lịch Bãi Cháy tỏ ra bất ngờ và khó hiểu bởi hàng chục khách sạn, quán ăn, cửa hàng bán đồ lưu niệm... trưng biển hiệu quảng cáo in chi chít chữ Trung Quốc đủ loại kích cỡ trong khi tiếng Việt lại “lép vế”.
Ninh Bình cũng có "phố Trung Quốc"
Với sự xuất hiện của hàng trăm lao động Trung Quốc, các nhà hàng, quán cóc, tiệm gội đầu, mát-xa, nhà nghỉ, đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ những vị khách nước ngoài này.
"Phố Trung Quốc" tại Bình Dương
Đa số cư dân sống tại đó là người Trung Quốc, ngôn ngữ chính sử dụng trong sinh hoạt, giao tiếp là tiếng Hoa, hàng hóa được bày ra để mua bán cũng là những sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.
Bảng hiệu, thực đơn được kẻ vẽ, in ấn xen kẽ cả hai ngôn ngữ Việt – Trung. Giá cả được liệt kê cả bằng đồng Việt Nam lẫn nhân dân tệ của Trung Quốc. Chưa kể, tại khu phố Tàu ở Bình Dương còn có một trường học dạy tiếng Trung Quốc.
0 comments:
Post a Comment