Sunday, March 18, 2012

Từ dân chủ trở thành phản dân chủ

Lợi dụng thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thư hai, đặc biệt là vào thời điểm tang tóc của Nhật khi bị 2 quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ, Cộng sản Việt Nam đã dùng bạo lực để chiếm chính quyền. Từ đó đến nay, cộng sản vẫn dùng bạo lực để thống trị… Trải qua bao nhiêu thập kỷ, nhiều thế hệ lãnh đạo cộng sản đã thay thế nhau, nhưng chưa bao giờ cộng sản muốn từ bỏ quyền lực. Quyền lực cướp được do phải bỏ xương máu ra, dễ gì mà họ muốn từ bỏ.

Hôm nay, tôi muốn nói đến một trường hợp tiếm quyền khác. Ham muốn quyền lực là một cái gì đó rất ghê gớm và nhiều khi ngay cả những người đấu tranh vì dân chủ, một khi có quyền lực nhờ có dân chủ, họ cũng có thể phản bộ ngay dân chủ để nắm giữ quyền lực. Thiết nghĩ đây cũng là một bài học cho những người dân chủ và đặc biệt là quần chúng nhân dân, thành phần quyết định dân chủ.

Abdoulay Wade

Một thí dụ điển hình mà ta thấy ngày nay là trường hợp nước Senegal: Năm 1960, Senegal tuyên bố độc lập sau khi rút ra khỏi Liên bang Mali. Leopol Sedar Senghor làm tổng thống đầu tiên. Năm 1980, Senghor từ chức trao quyền cho thủ tướng đương thời Abdou Diouf. Cho đến năm 2000, Senegal là một nước ổn định nhất Châu Phi và trong những năm 1990 – 2000, được coi là một mẫu mực của dân chủ. Tháng 3 năm 2000, sau một cuộc bầu cử tổng thống dân chủ, Abdoulay Wade, một gương mặt đối lập lịch sử, mẫu mực, đã đánh bại Diouf và lên làm tổng thống. Nghịch lý thay, từ khi Wade lên nắm quyền, tự do bị hạn chế, nhà văn bị kiểm duyệt, nhà báo bị bỏ tù… Năm 2001, Wade thay đổi hiến pháp quy định mỗi người chỉ được làm tổng thống 2 lần. Nhưng rồi chính Wade lại chà đạp trắng trợn hiến pháp bằng cách ra ứng cử tổng thống lần thứ 3 vào tháng 2 năm 2012, khi mà ông ta đã làm tổng thống 2 nhiệm kỳ và đã già khú đế, gần 86 tuổi. Năm 2005 Wade bỏ tù nhân vật số 2 của chế độ, rất thân cận với Wade, đó là thủ tướng Idrissa Seck, chỉ vì Seck muốn Wade bỏ „ngai vàng” sớm. Năm 2007, thủ tướng mới Macky Sall cũng lại bị phế truất chỉ vì Sall dám cả gan triệu tập con trai của Tổng thống Wade để hỏi han về việc quản lý một công ty quốc gia do chính con trai tổng thống lãnh đạo. Năm 2011, Wade lại đề xuất thay đổi hiến pháp một lần nữa, nhằm đưa con trai mình lên làm tổng thống, nhưng âm mưu bị vạch trần, quần chúng nổi dậy làm loạn khắp nơi, buộc Wade phải dừng âm mưu này. Đây chỉ làm một vài hàng nói về những việc làm của Wade trong số hàng ngàn hàng vạn những việc làm bẩn thỉu khác. Đối lập Senegal đang quy cho Wade „tội ” biến nước Cộng Hòa Senegal thành vương quốc Wade.

Theo dõi thời sự quốc tế những ngày qua, chúng ta thấy Wade thì vi phạm trắng trợn hiến pháp do chính mình đặt ra. Poutine thì lách hiến pháp, cũng trắng trợn không kém. Hai con người này, dù cho họ có tài giỏi đến mấy, có tái cử chăng nữa, thì những việc làm của họ cũng vẫn là những việc làm vô liêm sỉ để bấu víu lấy quyền lực. Họ có làm gì chăng nữa thì nhân nhân loại cũng đặt họ ngang hàng với Kadhafi và không chừng số phận của họ cũng sẽ tương tự. Hai trường hợp mới nhất của thế giới ngày nay càng chứng tỏ là ham muốn quyền lực là căn bệnh của con người nói chung. Vòng quay nguy hiểm và luẩn quẩn của ham muốn quyền lực là: muốn bấu víu vào quyền lực thì phải độc tài, tức là phải đàn áp, phải bỏ tù người lương thiện, phải ác. Tóm lại là phải gây tội ác. Đã có tội rồi thì phải giữ lấy quyền lực để khỏi bị xét xử. Đấy là tôi chưa nói đến kía cạnh kinh tế do quyền lực mang lại. Ai cũng biết là muốn làm giầu nhanh nhất thì phải đi ăn cướp. Mà ăn cướp nhanh nhất, có hiệu quả, và „hợp pháp” nhất là… cướp ngày (Con ơi, nhớ lấy câu này: Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan). Vậy thì ngu gì mà chơi trò dân chủ, để mà bị xét xử vì tội ác đã gây ra và bị tước đoạt tài sản do ăn cướp được. Đó cũng chính là tâm lý của cộng sản Việt Nam hiện nay.

Để chấm dứt độc tài, không có con đường nào khác là phải đấu tranh. Đấu tranh như thế nào thì xin hẹn với đồng bào ở một bài khác.

0 comments:

Powered By Blogger