Wednesday, December 28, 2011

Ngày tàn của Cộng Sản Quốc Tế!



Hành Khất (DLB) - Đa số người Việt chúng ta luôn nghĩ rằng không thể lật đổ chế độ độc tài cộng sản (cs). Đó là một định kiến bi quan, sai lầm hay có thể nói là một biện luận cho sự yếu hèn trong lòng. Lịch sử đã chứng minh rằng khi ý dân đã nhất quyết thì không chế độ độc tài nào có thể tồn tại, dù nó ẩn kín dưới danh nghĩa hay dòng chữ gì. Điều kiện cho một chế độ tồn tại là lòng dân, và đó là điều kiện "ắt và đủ"; không thể khác hơn. Vì bởi không một chế độ nào sống còn mà không dựa vào dân. Ngay cả chế độ độc tài cs, nếu đem ra thi thố giữa sa mạc hoang vu, cũng chỉ là thứ dư thừa dù nó có tuyệt vời như khi kiêu ngạo với danh nghĩa "đỉnh cao trí tuệ loài người".

Những cuộc nổi dậy của người dân đạp đổ chế độ độc tài, tàn ác, dã man đã xảy ra từ thời La Mã mà không ai không biết đến cái chết của Hoàng đế Nero - kẻ khát máu, hung tàn, ngu xuẫn cuối cùng của triều đại Julius-Claudius. Khi nói đến hai chữ "Hoàng đế", người ta luôn liên tưởng đến quyền lực độc đoán tuyệt đối được bảo vệ bằng quân đội hùng mạnh, và những kẻ xu nịnh quyền chức cao. Cũng như Nero là Tần Thủy Hoàng bên Trung Hoa, kẻ tự xưng là con trời, và muốn sống hoài không chết. Nhưng tất cả cũng phải trả cho công lý xã hội, và con người thì vẫn luôn là những kẻ phàm tục tham lam nhất khi nắm lấy được quyền lực. Dù có che đậy bằng muôn ngàn từ ngữ cao đẹp, bản chất thấp hèn càng hèn mọn hơn. Câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" nói lên sự phản ảnh sự thật muôn đời.
Và cũng không khó hiểu vì sao trong những nước theo chế độ cs luôn tán tụng nhà cầm quyền họ, thần thánh hóa nhân vật lãnh tụ như trong thế giới nầy không ai hơn được; đến độ tạo nên sự mâu thuẫn đến nực cười vì quá đà tán tụng. Điển hình là nhân vật Kim Jong Il, lãnh tụ cs Bắc Hàn, được tôn sùng như kẻ được tự nhiên sinh ra từ trời đất trong tảng băng mà nhân loại chỉ có một; trong khi đó nhân vật Mao Trạch Đông, lãnh tụ cs Trung Hoa, hay Hồ Chí Minh, lãnh tụ cs miền Bắc Việt Nam, ngay cả Fidel Alejandro Castro Ruz, lãnh tụ cs Cuba, cũng được tán tụng là có một không hai. Như vậy ai trong số họ là "không hai có một" ? Và cái bệnh tâng bốc đó tiêm nhiễm trong mỗi đảng viên, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác; họ tự cảm thấy mình khác loài người và có quyền hơn mọi người, nên bên trong đảng phái cs luôn luôn có những cuộc tranh đấu giành giựt quyền lực ngấm ngầm bằng mọi thủ đoạn hạ tiện nhất của lề đường xã hội đen.
Cho dù những nước theo chế độ cs liên kết nhau nhưng sự đối đầu nắm lấy quyền lực giữa họ vẫn xảy ra bên sau lề lối sân khấu chính trị về tình hữu nghị cs. Đảng cs không khác gì những đảng phái khác: nhóm người muốn nắm quyền đất nước. Nhưng thực chất, đảng cs rất có nhiều điểm khác biệt: độc tôn, độc quyền, và độc đảng. Đảng cs khi nắm được quyền lực là triệt hạ tất cả những đảng phái khác bằng vũ lực thủ tiêu, đàn áp đe dọa, khống chế tan rã qua mọi thủ đoạn có được, miễn sao đảng cs sống còn, sống dai, sống mãi. Chẳng khó gì chứng minh những điều đó qua lịch sử cận đại của Việt Nam (VN) thời Pháp thuộc, với cảnh thủ tiêu đối thủ (như nhóm Tự lực Văn Đoàn, Quốc dân đảng, v.v.); bán rẻ những nhà hoạt động cách mạng khác (như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, v.v.); phản bội đồng chí mình (như Cải cách Ruộng đất); mạo danh giành giựt chính quyền (như sự kiện 1945); gian xảo chiếm công (như tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái, cuộc biểu tình Xô Viết Nghệ tỉnh); tán tụng lãnh tụ cs ngoại quốc (như Lenin, Stalin, Mao), v.v. Đảng cs của một nước luôn lệ thuộc vào cái gọi là Đảng cs quốc tế, nhưng thực chất là do một nước mạnh hơn trong khối cs nắm quyền và chỉ đạo, bắt buột nước nhỏ hơn phải tuân phục theo. Từ khi cs Liên Xô (csLx) sụp đổ, bị mất ngôi làm đàn anh đảng cs quốc tế thì vai trò đó do Trung cộng nhận lấy với vài đàn em còn lại mà vùng Á Châu chiếm ⅔ - vốn trước đây còn ứ động lại, ngoài ra không nước nào tự nguyện xin gia nhập vào khối cs.
Trung cộng (Tc) được thoát khỏi sự tan vỡ trong gang tấc sau chiến dịch tiến nhanh tiến mạnh (Đại Nhảy Vọt: 1958-1960) lên chủ nghĩa xã hội triệt để của Mao Trạch Đông (MTĐ) với khoảng hơn 40 triệu dân chết đói, là nhờ vào viện trợ nhân đạo thế giới mang thực phẩm cứu lấy dân Trung quốc (Tq) khi Mao phải tự ép lòng tạm dẹp thói kiêu căng, phô trương giả tạo để câm lặng nhận cứu viện từ Hoa Kỳ (HK). Và từ đấy là giai đoạn lịch sử mới cho Tc vì sự sống còn mà Đặng Tiểu Bình, một kẻ thù địch của Mao, theo chủ trương cải cách kinh tế qua việc nối lại bang giao với đại cựu thù đế quốc Mỹ (1979) dưới chiêu bài "Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc". Sự kiện nầy được xem như một cách bày tỏ chính kiến trong sự hoài nghi về phương thức của "Chủ nghĩa Xã hội Liên Xô"; như một tác động ngụ ý ly khai cộng sản quốc tế, trong khi đó đảng csVn vẫn còn bám víu vào Nga cộng. Không những thế, họ Đặng đồng thời lên tiếng dằn mặt "dạy cho VN một bài học", và thực thi qua Cuộc chiến Biên giới 1979. Sau 10 năm (1989), HK viện trợ liên tục về khoa học kỹ thuật, thực phẩm, công nghệ, tài chánh; ngay cả vốn đầu tư, thiết lập hãng xưởng chi nhánh, trao đổi du học sinh, kinh tế Tc đang có nhiều chiều hướng phát triển trong nội địa và xuất cảng ra nước ngoài. Và cũng trong khoảng thời gian họ Đặng nắm quyền - dù chỉ là Phó Chủ tịch Đảng csTq - biến động Thiên An Môn (15/04/ - 4/06/1989) bùng nổ như một quả bom nguyên tử rơi giữa quãng trường, tưởng chừng sẽ thiêu rụi Tc; chỉ vừa đúng lúc, trong cuộc viếng thăm Tc của Tổng bí thư đảng csLx, Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (hay Mikhail Gorbachev theo tiếng Anh). Câu hỏi có thể đặt ra là: "Tại sao có sự trùng hợp đến vậy ?"
Bức ảnh được chụp ngày 2 tháng 6 năm 1989, cho thấy cảnh hàng trăm trong số hàng ngàn người tụ tập quanh tượng Nữ thần Dân chủ, biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn
Hai nhân vật hàng đầu của hai nước cs đàn anh, cùng trong một giai đoạn cần cải cách xã hội cs theo chiều hướng mở rộng bang giao với thế giới tự do trên lãnh vực kinh tế, mậu dịch, tài chánh. Nếu không do sự khích động của HK trong bang giao, thì khó có thể có sự trùng hợp đến vậy. Thực ra, trong thâm ý tư tưởng của họ Đặng và Bộ Chính trị csTq là họ chỉ muốn phát triển về kinh tế hầu đưa Tq qua cuộc khủng hoảng thiếu lương thực mà cơ hội có thể sẽ xảy ra lần nữa. Sự thất bại chua cay trong bước "Đại Nhảy Vọt" cho họ Đặng biết rằng sự phát triển một nền kinh tế đơn điệu khó có thể xảy ra, mà nó phải song hành cùng chính trị. Người thừa nhiệm trước đó, Hoa Quốc Phong, Chủ tịch thứ 2 của đảng csTq, đã vô tình lót đường, mở sẵn con đường chính trị - chỉ trong vòng vài tháng sau khi họ Mao qua đời (09/1976) - trong phong trào triệt tiêu "Bè lũ bốn tên" (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, và Vương Hồng Văn), chấm dứt cuộc "Đại Cách mạng Văn hóa" đẫm máu đảng viên và nhân dân. Bốn nhánh gai bấu xiết độc tài cực đoan nhất đã được bứng đi, và sát khí cũng được giảm thiểu trong xã hội, giúp cho công cuộc "Cải cách Kinh tế Tq" của họ Đặng được tiến hành thuận lợi. Thực chất là họ Đặng chỉ mượn tạm con đường chính trị được mở ra trước đó, cho cổ xe kinh tế ọp ẹp được lăn bánh. Bằng chứng là sau thãm cảnh tàn sát ở Thiên An Môn, họ Đặng đã tự rút lui khỏi chính trường như ngụ ý muốn nói rằng ông ta hoàn toàn không chủ trương cải tổ chính trị hay ra chỉ thị dùng quân đội tấn công khối sinh viên, trí thức, thường dân (có cả một số bộ đội), khiến số người chết lên đến khoảng 7.000 trong số đó có 1.000 binh sĩ tử vong (theo tình báo Nato). Và sau đó, con đường chính trị bị lấp ngay lại: tước bỏ tất cả quyền tự do nhỏ nhúm, cơ bản của người dân, và gia tăng sự cưỡng bức, đàn áp những người biểu tình; cấm tuyệt những bài viết về biểu tình, ngay cả chỉ tỏ lòng đau xót, hay tra cứu tư liện trên mạng - đến độ, chỉ sau hơn 1-1/2 thế hệ (năm 2006), giới sinh viên ngay trong chính ngôi trường Đại Học Bắc Kinh, nơi phát khởi cuộc biểu tình, khi được cho xem lại hình ảnh một chàng thanh niên án ngữ trước dàn xe tăng do chương trình "Frontline" trên PBS của HK, cũng không nghĩ rằng đó là cuộc biểu tình mà là cuộc diễn binh nào đó.
Time Magazine (Thời Báo của Anh quốc) đã đặt cho anh cái tên "Người-biểu-tình-vô-danh", sau hơn nửa giờ án ngữ trước dàn xe tăng, ngày 5/06/1989)
Cũng không sai với câu trả lời trên, vì khó có ai có thể tưởng tượng được niềm tin nào đã tạo nên sự dũng cảm khiến chàng sinh viên họ Vương (Vương Duy Lâm hay Vương Ái Dân?) đủ can đảm đương đầu với dàn xe bọc thép như thế. Như vậy, phải chăng một niềm tin nào đó đã trưởng thành trong 10 năm qua, dưới thời kỳ họ Đặng trong quan hệ mở rộng hơn với HK?
Niềm tin đó, không hề có trong chế độ cs, đã đốt bừng lên lửa dân chủ chưa từng bao giờ xảy ra trong chế độ độc tài, và được tiếp hơi qua dòng lực tư tưởng của thế giới tự do. Dù đã bị đàn áp dã man nhưng trong vòng hơn 2 năm rưỡi (25/12/1991), ngọn lửa đã lan mạnh vùng Đông Bắc Tq, làm sụp đổ cả hệ thống cs của Lx đến tận những nước Đông Âu. Tuy nhiên, chiều hướng thiên phong đã đi ngược, vòng trở lại xuống Tây Nam nơi xuất phát tia lửa dân chủ đầu tiên với sự tế sinh miền Nam Việt Nam.
Đó là một ván cờ thí chốt của HK khi quyết định bỏ ngỏ miền Nam VN từ Hiệp Định Paris (1971) qua bước đầu tiên tháo vòng kiểm soát biển Đông là Hoàng Sa (1974), tạo nên một hìệp ước thoả thuận giữa Tq và HK trong vùng Đông Bắc trước khi họ Mao qua đời (9/09/1979), để đánh đổi miền Nam VN (30/04/1975), và đặt nền tảng cho con đường chính trị mà Hoa Quốc Phong đã mạnh dạn lót đường cho Đặng Tiểu Bình.
Và chính con đường chính trị đó đã được nối dài tận Liên Bang Xô Viết, mà trên vi.wikipedia qua bài viết "Liên Xô" cũng đã có nhận định như sau :
"Để hạn chế các khiếm khuyết của hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo tập quyền tập trung như vậy, năm 1985 Tổng bí thư Gorbachov đã tiến hành cải cách chính trị. Cuộc cải cách chính trị của Gorbachov nhằm giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ cấu nhà nước và xã hội đã gây ra khủng hoảng chính trị và gây ra sự tan rã của Liên Xô."
Dù chính tác giả bài viết đã cố gắng trong trung thực nhưng cũng không giấu được ý tưởng thiên tả cho chế độ cs, trong đoạn:
"Sự sụp đổ của Liên Xô sau này được tổng thống Nga Putin gọi là "thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ 20".[3] Đa số người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước tan rã. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào. [4]."
Tác giả chỉ căn cứ theo sự trích lại trên báo đảng csvn trong hai chú thích trên ([3]:
http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/sbn_301/2011/68769/, và [4]: Loạt bài Bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô - Báo Nhân dân, kỳ 7), khiến bài viết thiếu sự chính trực qua cách nhìn thế giới. Vì "thãm họa địa chính tồi tệ nhất thế kỷ 20" nầy chính là do lòng dân Nga đã biết tận dụng cơ hội ngàn năm một thuở để vùng lên phá bỏ xiềng xít cs từ bấy lâu nay, thì không có lý nào con số 66% vô căn cứ dẫn chứng_ ngoài trừ báo đảng - là cảm tưởng nuối tiếc của dân Nga đối với chế độ cs. Vả lại, chỉ có đảng csLx bị tan rã chớ không phải "đất nước tan rã" như tác giả viết. Bằng chứng là dù Thủ tướng Nga, Vladimir Vladimirovich Putin, thuộc đảng csLx trước 1991, đã có nhiều cố gắng đưa nước Nga trở lại chế độ cs nhưng chỉ hoài công. Vì dân Nga được đang được hưởng không khí tự do - dân chủ mà họ chưa từng có được trước đó trong chế độ cs. Trong bài viết "Người biểu tình ở Nga không muốn cách mạng", 14/12/2011, vnexpress.net, tác giả Cao Thu, có dẫn chứng điều nầy qua lời nói của Oksana, 18 tuổi, là một sinh viên đến từ Kirov có mong muốn trở thành luật sư, đang tham gia cuộc biểu tình phản đối cuộc bầu cử gian lận chống đảng Nước Nga Thống nhất của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Putin:
"Biểu tình dân chủ vẫn còn rất hiếm ở đất nước của chúng tôi, nhưng giờ tôi thấy những cuộc biểu tình như vậy là hoàn toàn có thể." Và Maria A. Mikhaylova, nhân viên ngân hàng 35 tuổi làm việc ở Moscow, cho biết:
"Chúng tôi không muốn bạo lực xảy ra. Chúng tôi muốn hệ thống chính trị phải cân nhắc những vấn đề chúng tôi bận tâm."
Nhưng nếu nước Nga vẫn còn bám lấy chế độ cs, thì bảo đảm rằng bạo lực sẽ xảy ra cho người dân, và cuộc biểu tình dân chủ hoàn toàn không có thể có. Thì dĩ nhiên, không mấy ai trong số người dân Nga mong muốn chế độ cs một lần nữa hiện diện trên nước họ, ngoài trừ một số cựu đảng viên cs vẫn còn ôm lấy ảo tưởng về quyền uy tuyệt đối trong tham vọng. Như vậy, điều nầy chứng minh rằng, Lx sẽ không bao giờ trở lại khối cs như Tq và VN cứ mãi kỳ vọng. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất với hơn 30.000 người (10/12/2011) từ trước đến nay, trong hai thập kỷ qua, và tiếp theo với hàng chục ngàn người xuống đường (24/12/2011), dù có kém hơn lần trước đôi chút (có thể vì sự bận rộn trong ngày Giáng Sinh), nhưng lòng dân sẽ không yên và chắc chắn cuộc biểu tình sẽ còn nối tiếp để đả phá tư tưởng độc đảng, độc quyền còn tồn tại trong con người cựu đảng viên cs Putin. Chính cựu Tổng bí thư Mikhail Gorbachev cũng lên tiếng kêu gọi Putin từ chức, vì ông ta đã có đến 3 nhiệm kỳ: 2 nhiệm kỳ Tổng thống và 1 nhiệm kỳ Thủ tướng. Không những thế, Putin còn nuôi tham vọng, dự định ra tranh cử Tổng thống trong năm tới (4/03/2012).
Cuộc biểu tình của dân Nga ngày 24/12/2011 phản đối cuộc bầu cử Quốc hội gian lận 4/12/2011, chống đối Thủ tướng Vladimir Putin, AFP Photo/Olga Maltseva
Ván bài kinh tế của HK, suýt chút nữa đã phá tan tất cả hệ thống cs quốc tế từ Á sang Âu. Tc đã thoát được trong đường tơ kẻ tóc, với những cái rùng mình kinh sợ của đảng csTq và csvn. Nhưng ván bài vẫn còn đó, và HK đã giáng thêm vài con bài phụ khác để bắt buộc Tc đánh ra, bộc lộ những yếu thế mà HK có thể kiểm nhận dự đoán lần nữa trước khi kết thúc bằng con bài cuối cùng để loại luôn địch thủ còn lại nầy.
Cuộc phát triển kinh tế vượt bực một cách kỳ lạ của Tc, nếu không nhờ vào những cuộc đầu tư, xâm nhập sâu vào đất nước Tq của Tây phương, Bắc Mỹ, thì không bao giờ có thể tự xảy ra theo những đường lối chính sách của chủ nghĩa vô sản cực đoan. Bằng chứng là một Bắc Hàn luôn thãm hại trong đói khát nhưng vẫn cố phô trương bề ngoài phát triển, hay một Cuba mục rã đang phải định hướng lại vấn đề cs nếu không muốn chết chìm. Bản chất chủ nghĩa cs càng lúc bị biến dạng khi nhu cầu phát triển kinh tế là sự cần thiết để sống còn. Dù ẩn kín dưới bất kỳ dòng từ ngữ mới gì để che đậy sự biến thái đó, nhưng sự thực thi luôn biểu hiện một hình thức quen thuộc mà người dân các nước tự do dễ dàng nhận thấy như ở nước họ, tuy ở một mức độ kiềm hãm trong sự kiểm soát giới lãnh đạo cs. Vì vậy, người ta luôn thấy những từ ngữ cs kèm theo phía sau những dòng từ ngữ mới đó, thí dụ: kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa; cải cách kinh tế theo màu sắc Tq. v.v.
Trong kỷ nguyên hôm nay, thế giới đang cố gắng tránh trận thế chiến lần thứ 3 xảy ra. Ngay cả khối cs, cầm đầu là Tc, cũng phải e ngại sự va chạm dù nhiều lần họ hung hăng lên tiếng dọa nạt bằng vũ lực hay đem số đông nhân mạng Tq ra làm tấm bình phong đe dọa. Tc cũng thừa hiểu rằng, một khi chiến tranh thế giới tái diễn, mà nguyên nhân chính từ họ, thì dù có đưa ra con số nhân mạng hàng tỉ đó, cũng chẳng làm thế giới lo ngại, hay mớ vũ khí lỗi thời so với lực lượng Nato còn quá thua kém. Bối cảnh của thời đại đã thay đổi, khiến cho cs không thể tung hoành bằng quân sự để tranh đoạt, cưỡng chiếm nước khác, ngoài vai trò đe dọa, lấn át, phô trương để đạt mục đích về kinh tế.
Và lần nữa, vấn đề kinh tế vẫn luôn là nước cờ tinh xão, đa dạng nhất. Tc không thể không khóa cửa nhà lần nữa "tự sản xuất cho nhu cầu" để triệt để tiến lên xã hội chủ nghĩa như dưới thời họ Mao, vì trước mắt họ con đường phát triển kinh tế dường như đang mở rộng hơn với nhiều hứa hẹn phục lợi cho đời sống họ. Cho dù sự phát triển đó có đang chuyển theo chiều hướng nào, dân Tq cũng chẳng mấy quan tâm hơn là sự sung túc cho mỗi cá nhân. Thật vậy, bằng vào mọi cách, phương tiện có thể trong sự nương tựa quyền lực nào đó, dân Tq đã không ngần ngại sản xuất ào ạt những mặt hàng dù mang đầy độc tính nhưng với dáng vẽ quyến rủ, và giá rẻ để trục lợi. Cả nước rộn lên trong sản xuất: nông dân chuyển dần về thành thị làm tràn ngập thành phố; con số công nhân được thu dụng trong một hảng xưởng từ hàng trăm đến hàng ngàn; sinh hoạt cư ngụ làm rối loạn địa phương vì nhu cầu chổ ở, vệ sinh, an ninh v.v...
Một biến thái bất thường mà Tc phải đối mặt dù đã bao năm qua nhưng sự ổn định còn là câu hỏi to lớn vì giới lãnh đạo địa phương vốn đã thiếu chức trách, không đủ tài năng, mà tham nhũng là căn bệnh dịch của xã hội cs. Đó là một lổ hổng to lớn mà Giang Trạch Dân để lại cho Hồ Cẩm Đào, thêm vào đó là một môi trường ô nhiễm lan tràn từ nông thôn ra thành thị. Nhưng những cố gắng của họ Hồ cũng không cách nào giải quyết tình trạng bất ổn trong xã hội hiện nay.
Sự kết thúc của ván cờ Tc còn tùy thuộc vào khả năng lèo lách của người kế nhiệm, có thể kéo dài được bao lâu; không có nghĩa là Tc cứ mãi ngồi suy ngẫm vô hạn định khi tiếng tít tắc của đồng hồ vẫn nhịp đều cho đến thời hạn phải báo động sự thua cuộc. Cuộc phát triển biến thái về kinh tế là nỗi vui mừng cho đa số người dân Tq trong cũng như ngoài nước, nhưng là nỗi lo sợ ngấm ngầm của Bộ Chính trị csTq. Có thể nói rằng, Tc đang sa lầy vào vũng bùn kinh tế hơn là thoát ra khỏi nền kinh tế tàn bại trước đó. Và họ bắt buộc phải cố bơi trong khả năng có thể; cố ngoi lên cho thế giới nghĩ rằng họ dư thừa sinh lực với hậu thuẫn hơn 1 tỉ rưỡi người. Tuy nhiên với sức nặng gồng gánh một số đông nhân mãn như thế có thể tạo nên một ảnh hưởng trái ngược trong mỗi sải tay sai lầm hay mệt mỏi của đảng csTq.
Sự khan hiếm về nhiên liệu nhằm cung ứng cho sự đột biến sản xuất của Tq là vấn đề nan giải không kém. Vì hiện tại, guồng máy công nghiệp đang gia tăng năng xuất hơn toàn phần, không thể tạm dừng hay tê liệt, dù hàng ứ động trong kho do mức hối đối bị buộc phải tăng vọt, và tai tiếng về sự độc hại của sản phẩm. Tc phải cưu mang một lực lượng công nhân càng ngày đông hơn trong thành thị, dù một số đã được phân tán khắp thế giới. Nếu guồng máy công nghiệp ngưng hoạt động, chắc chắn Tc phải đối đầu với những cuộc biểu tình khổng lồ của giai cấp công nhân, thêm vào đó là giai cấp nông dân trong sự bất mãn về môi trường nhiễm độc, đất đai bị thu hồi, và thu hoạch kém sút.
Giới lãnh đạo cs luôn dùng chiêu bài tuyên truyền để lôi kéo hay chuyển hướng dư luận xã hội. Trong hoàn cảnh lầy lội của nền kinh tế sắp lún sâu, Tc khơi dậy chủ nghĩa dân tộc trong nỗi nhục tạo nên sự thù hận đối với các nước Tây phương và Nhật, và niềm tự hào nắm giữ chủ quyền cả biển Đông. Tc đã dùng thế cờ chính trị trong kinh tế nhưng không phải ứng dụng trong sự hỗ tương để phát triển và giải quyết những vấn nạn xã hội; mà ngược lại là một sự ứng dụng phản xạ đẩy xa kinh tế nhằm tránh sự quan tâm của người dân. Cũng có nghĩa, chính trị không là nhánh cây cứu vớt trong vũng lầy kinh tế, mà nó chỉ là ảo ảnh màu sắc của buổi hoàng hôn tận chân trời.
Cho dù Tc khai thác được mỏ dầu ở Hoàng Sa, vùng quần đảo thuộc VN đã bị cưỡng chiếm, với sự tiếp sức ngấm ngầm của csvn, đó chỉ là một thắng lợi trong số những nhiên liệu khác cần cung ứng cho guồng máy công nghệ của họ, trong khi 17 nguyên tố đất hiếm (rare earth elements : REE) khác dùng trong kỷ thuật hiện đại, hầu hết được khai thác từ vùng đất Nội Mông đang có chiều hướng cắt giảm xuất cảng mà trong tương lai Tc sẽ phải tìm cách thu mua lại từ Úc, Hoa Kỳ, hay Gia Nả Đại (theo "Canada hunts for rare earth metals as China cuts back",AFP, 21/12/2011, tác giả Gaetan Pouliot). Vì Tc chiếm lĩnh sản xuất REE trong thập niên 90's với giá rẻ mạt đến nổi HK phải tự giảm khai thác, và trong năm 2009 với mức kỷ lục trên 95%, nên sự cạn kiệt đã bắt đầu báo động vào năm 2011. (theo "REE - Rare Earth Elements and their Uses")
Bản đồ phân bố REE : màu vàng là vùng sản xuất mạnh, và màu cam là nguồn lưu trử REE nhưng sản xuất yếu trong năm 2009
Những nguyên tố đất hiếm từ giữa trái qua phải : praseodymium, cerium, lanthanum, neodymium, samarium, and gadolinium. Image by Peggy Greb, USDA image gallery
Vùng mỏ Mountain Pass của HK, nơi hiện tại đang sản xuất REE nhưng với tộc độ hạn chế vì HK muốn nhập lại từ Tq với giá rẻ và lưu trử cho ngày mai; ngay cả Úc cũng thế. Canada còn trong thời gian tìm kiếm và định lượng mức lợi trên thị trường. Nhưng nếu nhu cầu cần thiết đòi hỏi cho kỷ thuật phát triển, những nước đó cũng chỉ sản xuất để cung ứng trong nước hơn là trong quy mô xuất cảng ào ạt để thỏa mãn cho nền kinh tế Tc. Dù rằng trử lượng của Tc gần bằng của HK và Úc cộng lại, nhưng sự tiêu hao trử lượng REE cũng sẽ mau chóng cạn kiệt để giữ nhịp độ sản xuất mà thế giới Tây phương, Bắc Mỹ thụ hưởng không ít những phần chọn lọc nào đó. Trong khi đa số dân Tq không được hưởng những sản phẩm từ chính nước họ, vì Tc tập trung lợi nhuận tài chánh để tiếp tục đầu tư qua giới đảng viên lãnh đạo hơn là phân phối lợi phúc cho hơn 1 tỉ rưỡi người. Đó cũng là lý do tại sao có giai cấp tư-sản-đỏ bùng phát, giàu có hơn cả những nhân vật tư bản ở nước khác. Hóa ra hai chữ vô sản chỉ đúng nghĩa đối với đại đa số dân Tq vẫn nghèo khó, nhưng không được nhà nước quan tâm mà còn bị cưỡng bức quy hoạch đất đai theo ý muốn địa phương bất kỳ lúc nào. Những gì xảy ra ở Tq đều được phản ảnh hoàn toàn qua VN, như một khung gương trung thực trong từng nét qua những hành động của đảng csvn đối với người dân.
Sự phát triển kinh tế nào cũng có mức dừng chậm lại của nó, đó là quy luật tự nhiên; và đó là điểm báo động khi đạt cực độ, đang trên đà xuống dốc. Nếu người ta không biết lợi dụng sự phát triển đó để kéo theo những sự phát triển khác trước khi đường quỹ đạo chấm dứt, chiều hướng đi xuống sẽ càng lúc càng mau hơn, và hậu quả sẽ thê thãm hơn với những gánh nặng mang theo về môi trường ô nhiễm, bất an xã hội. Điều nầy chắc chắn sẽ xảy ra cho Tc, vì nền kinh tế của họ không được xây dựng trên nền móng vững chắc, như một cổ xe lao vun vút trên con đường đầy gai gốc, và nghẽn lối chính trị. Một khi những bánh xe không giữ được trên con trục, sự phá sản về kinh tế sẽ tạo nên biến loạn khôn cùng trong lực lượng khổng lồ của công nhân nghèo khó đang tràn lan thành thị, và sức cung ứng thực phẩm từ nông thôn cũng bị hạn chế vì mất đi khối chủ động nông nghiệp. Và những gì đến sẽ đến nơi những nước bị xâm chiếm, đang trở thành vùng tự trị, bởi Tc, như đã từng xảy ra trong khối Liên Bang Xô Viết. Tiếp theo là những tan rã của các nước đàn em, khi sự chỉ đạo, nương tựa, bảo vệ mất hiệu lực nơi đàn anh Tc. Dấu hiệu một quyền-lực-quân-đội cũng đã bắt đầu khơi màu sau cái chết của Kim Jong Il (17/12/2011), mà những lợi lộc cá nhân sẽ là mầm mống cho sự phân nhóm đấu tranh bên trong, tạo nên sự lũng đoạn quyền lực chuyên chế của Bắc Hàn, sẽ mau chóng đưa đến sự tan rã theo biến chuyển chung. Và đảng csvn sẽ mất nơi nương tựa, lạc lỏng như người mù trong ánh sáng ban ngày của toàn dân tộc; bắt buộc đảng phải tự giải tán nếu không muốn trải qua giai đoạn phản kháng bạo động của bộ đội, dân chúng những người đã cam chịu nhẫn nhục hằng bao năm qua. Dĩ nhiên, đảng cs Cuba cũng sẽ cùng số phận vì họ không thể nào tồn tại một cách đơn lẻ trong một thế giới không cs.
Đây là ván bài cuối cùng mà HK sẽ ra. Không cần dùng đến vũ lực hay sự khích động nào. Quân sự chỉ là bề mặt ngăn chận sự bành trướng bất hợp lệ của Tc, để buộc Tc ra những ván bài kế tiếp trong sự cố gắng níu kéo nền kinh tế đang trên đà tuột dốc nhưng vô phương giải quyết. Vòng kinh tế đang xiết chặt những sản phẩm tồn kho của Tc, mà họ chỉ có thể tuôn đổ vào VN, Bắc Hàn, hay Nam Phi. Tc cần bán tháo để giữ mức sản xuất tạo công việc cho hàng triệu công nhân, và gạ cho vay những nước yếu kém để được trúng thầu trong nổ lực nhằm phân tán khối công nhân đang ứ động trong nước, dù lợi nhuận trong gặt hái về tài chánh hay quặng mỏ không đạt được như ý muốn. Đó chính là hậu quả của một nền kinh tế độc hành, không điểm tựa vào chính trị mà chế độ cs bắt buộc phải liều lĩnh, nếu không muốn đảng cs bị loại bỏ sớm hơn trong ý thức của toàn dân.

0 comments:

Powered By Blogger