Trong loạt bài tuyên truyền nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam kết
hợp với việc đánh bóng tên tuổi Hồ Chí Minh, trang báo điện tử Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông
đã tiết lộ thông tin đáng chú ý: Năm 1967, ông Hồ đã tặng số tiền tương
đương 60 lượng vàng cho bộ đội phòng không Ba Đình để mua... nước ngọt.
Về nguồn gốc số tiền này, tác giả Thanh Hoa của Infornet giải thích rõ: “Đây không phải là lương, vì lương Chủ tịch nước của Bác chỉ vừa đủ tiêu. Số tiền này là nhuận bút mà các báo trả cho Bác”.
Nếu thông tin bài báo là đúng sự thật, nhiều khả năng ông Hồ sẽ xác lập
thêm một kỷ lục mới, chính thức trở thành bồi bút kiếm được nhiều tiền
nhất trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam.
Theo thư ký riêng của Hồ Chí Minh là ông Vũ Kỳ, sinh thời "bác" viết
tổng cộng 1205 bài báo, hầu hết đăng trên báo Nhân Dân. Làm một phép
tính nho nhỏ, 60 lượng vàng tương đương với số tiền hiện nay là 2 tỷ
220 triệu đồng. Như vậy, trung bình mỗi bài báo ông Hồ sẽ nhận được số
tiền nhuận bút là 1,84 triệu đồng (90 đô-la Mĩ).
Trong điều kiện kinh tế miền Bắc đói kém, mức nhuận bút mà báo Nhân dân
phải trả cho mỗi bài viết của ông Hồ là một số tiền rất lớn. Trong khi
trình độ viết lách của "nhà báo" Hồ Chí Minh chỉ ở mức dưới trung bình,
nếu không nói là rất dở.
Quả nhiên là báo chí cách mạng, đã nghèo mà lại chơi sang, "nhà báo" Hồ
Chí Minh thiệt là giàu. Chẳng bù với ông Trưởng Thôn nhà mình, lập
Danlambao gần 4 năm nhưng chưa có một đồng nhuận bút. Nghe bà con trong
thôn kể, đến nay ông Trưởng Thôn vẫn thuộc thành phần 'trên răng dưới...
dép'.
"Tổ nghiệp" Hồ Chí Minh hiện vẫn đang giữ kỷ lục là người có nhiều bút danh nhất Việt Nam. Không ai nhớ hết trong cuộc đời Hồ Chí Minh có bao nhiêu tên. Theo các tài liệu chính thức của ĐCSVN thì C.B. cũng là một trong nhiều bút danh của ông Hồ.
Qua bút danh C.B., ông Hồ đã viết ra bài báo "Địa chủ ác ghê" nhằm đấu tố bà bà Nguyễn Thị Năm trên báo Nhân dân ngày 21-7-1953. Bà bà Nguyễn Thị Năm - tức bà Cát Hanh Long là một ân nhân của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản. Tuy nhiên, sau bài đấu tố của C.B. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Năm liền bị xử bắn đầu tiên trong cái gọi là "cải cách ruộng đất".
Không biết báo Nhân dân đã trả bao nhiêu tiền nhuận bút cho bài báo trên của "nhà báo" C.B. Hồ?
Ngoài bà Nguyễn Thị Năm, còn bao nhiêu nạn nhân khác trong "sự nghiệp viết báo" của C.B. Hồ?
Việc ông Hồ cho bộ đội phòng Ba Đình 60 lượng vàng để mua... nước ngọt có lẽ chỉ là chỉ là câu chuyện tuyên truyền, bởi kẻ cướp đâu dễ cho ai bao giờ.
Bảng Đỏ
0 comments:
Post a Comment