Bà Thí với chồng nói bán chó để nộp trước cho xóm 500.000 đồng. Còn 100.000 đồng mua con chó mới về nuôi chờ bán tiếp để nộp.
Phong Thủy, Quảng Bình: Có hộ dân phải bán chó để đóng tiền làm đường
Quốc Nam (Một Thế Giới)
- Người dân bức xúc cho biết, họ phải bán chó, cầm cố sổ đỏ, bán lúa
non ngoài đồng... để có tiền nộp làm đường xây dựng nông thôn mới, nếu
không sẽ “khó ở” ở với lãnh đạo xã.
Ông Nguyễn Cao Côi, Chủ tịch UBND xã Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình đã
đánh mất hình ảnh xã điểm nông thôn mới ở quê hương của phong trào gió
Đại Phong.
Khi ông Côi mất chức huyện ủy viên, phó bí thư đảng ủy xã, chủ tịch UBND
xã, người dân như cởi được tấm lòng. Bởi những ngày tháng ông làm chủ
tịch xã, người dân cơ khổ khi phải bán chó, cầm cố sổ đỏ, bán lúa non
ngoài đồng để có tiền nộp, nếu không sẽ “khó ở”.
Chúng tôi về vùng quê này, ghi nhận những tâm tư của người dân nơi đây.
Tự nguyện quá căng
Thôn Đại Phong giữa vựa lúa huyện Lệ Thủy, cùng với không khí của xã
làng đang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã
Phong Thủy được chọn là xã điểm của huyện và tỉnh xây dựng nông thôn
mới. Một trong những tiêu chí đó có tiêu chí cứng hóa đường giao thông
nông thôn. Đại Phong đang muốn hoàn thành 7km đường trong các ngõ, xóm
là đường bê tông.
Thật sự người dân ở đây cũng muốn góp sức mình làm đường trong hạng mục
nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhưng đang diễn ra tình trạng người dân
phải bán ruộng lúa non, bán cả chó, cắm sổ đỏ, vay các loại quỹ, thậm
chí vay ngoài lãi cao để đóng “một cục” cho địa phương làm đường khiến
người dân gặp khó khăn.
Chúng tôi về đội 3, được người dân phản ánh, làm đường nộp nhiều quá, sức chẳng được mấy mà nộp quá nặng.
Bà Nguyễn Thị Thí (68 tuổi) nói: “Nhà tui hai ông bà già rồi, làm không
đủ ăn, phải đi bứt cỏ rười cách nhà chục cây số kiếm thêm gạo. Xóm làm
đường, tui cũng muốn đóng góp nhưng lại phải nộp 4,4 triệu đồng, tui khó
khăn, tính xuống tính lui do nhà tui ở mặt đường làng, nên giảm còn 2,2
triệu đồng phải nộp.
Rứa nhưng tui cũng chẳng có, ngó khắp nhà có cái ti vi cùng con chó đáng
giá nhất. Rứa là tui nghe lời ông bán con chó được 600.000 đồng, đóng
góp với xóm 500.000 đồng, còn 100.000 thì mua con chó mới để vui cửa vui
nhà, nuôi nó lớn lên mà túng thì bán để góp với xóm”.
Một ngõ đường bê tông mà người dân trong ngõ này phải nộp mỗi hộ 8 triệu đồng.
Các ngõ khác thấp nhất mỗi hộ 3 triệu đồng. Có ngõ mỗi hộ 11,7 đồng.
Không riêng nhà bà Thí, nhà của chị Trương Thị Hiền, Trần Thị Lan ở đội 4
không đến mức bán chó nhưng phải vay mượn ngân hàng chính sách 7 triệu
mỗi người để nộp đường làm xóm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giữa các đội của thôn Đại Phong có sự chênh
lệch khác nhau về việc nộp tiền làm đường bê tông, nơi thấp nhất mỗi hộ
nộp khoảng 1,6 triệu đồng, nơi cao nhất mỗi hộ nộp đến 11,6 triệu đồng.
Ông Đoàn Văn Bình ở xóm 2 cho biết xóm ông mỗi hộ nộp nộp 1,6 triệu
đồng, xóm có 3 hộ nghèo được miễn hết. Nhưng các xóm khác thì hộ nghèo
hoặc cận nghèo không may mắn như thế mà đều bổ đầu người nên hiện tượng
người dân bán lúa non ngoài đồng, bán bò, bán chó hoặc cắm sổ đỏ vay
mượn các nơi để về nộp tiền làm đường đang diễn ra ở các hộ nghèo và cận
nghèo tại đây.
Xã Phong Thủy có 2 thôn Thượng Phong và Đại Phong, với 17 đội sản xuất,
tất cả hộ dân đều tham gia đóng góp đổ đầu, hộ nghèo cũng phải góp, cận
nghèo cũng phải nộp vì phong trào chung.
Không nộp phải ký giấy nợ
Ông Phồn 80 tuổi, có vợ là bà Thí bán chó cho biết: “Tui nghèo quá không
đủ tiền xin khất, nhưng ông đội trưởng đến đưa cái giấy ghi nợ bảo tui
ký vô sang năm trả, tui không ký. Giấy ký nợ đó đội nói là ký nợ với chủ
thầu, tui có làm chi mà nợ chủ thầu, đóng góp là tự nguyện, mà tự
nguyện thì làm răng là nợ được. Tui không ký, khi mô có thì nộp dần, chừ
cho tui khất đã”.
Một số người dân khác không muốn nêu tên như chị N.T.H kể: “Tui nghèo
quá chẳng có tiền, vay mượn mãi bên ngân hàng chính sách được mấy triệu,
họ không cho vay nhiều vì trước đó tui có mấy khoản chưa trả dứt điểm,
phải đi vay bên ngoài lãi cao để về nộp cho xóm 8 triệu đồng. Nhưng nhà
chị T bên kia khó khăn hơn nữa, mượn không ra, mới bán lúa non được 4
triệu đồng, xin xóm khất một nửa, phải bắt viết giấy ký nợ”.
Người dân khẳng định, việc xây dựng nông thôn mới, làm đường bê tông là
chủ trương rất đúng và trúng, dân đóng góp là đương nhiên. Nhưng khi sức
dân đóng góp cao quá, từ vài triệu lên đến cả chục triệu thì nên chăng
địa phương cần chia nộp nhiều lần trong nhiều năm để dân còn chuẩn bị
nhằm đỡ căng thẳng, vì ngoài ruộng đồng ra họ ít có nguồn thu nào đáng
kể.
Hơn nữa, con cái còn phải đi học, rồi bao nhiêu khoản thu nộp khác nữa chứ không phải làm đường bê tông.
Một phiếu thu tiền ở một ngõ có giá hơn 6 triệu đồng mỗi hộ làm sức dân cạn kiệt.
Dân vay mượn khắp nơi nhưng có nơi đường chưa xong.
Bà Phạm Thị Sương, bí thư chi bộ xóm 6 giải thích với chúng tôi: “Có
việc nộp nhiều tiền là do có trổng (ngõ) đường hơi dài, hộ dân ít; hơn
nữa công trình nhà nước và nhân dân cùng làm thì đường bê tông chỉ được
hỗ trợ 80%, dân đóng góp 20% nhưng xóm nào cũng làm đường bê tông thông
ra đường 30 liên xã, vượt qua một đoạn ruộng nên kinh phí bốc đất phong
hóa, đổ đất nền phải do dân đóng góp dẫn đến người dân nộp cao”.
Ông Nguyễn Quang Năm, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy từng thừa nhận có
chuyện người dân bán chó, cắm sổ đỏ vay mượn để nộp tiền làm đường khá
cao. Tuy nhiên, ông Năm cho rằng đó là trường hợp cá biệt, tất cả người
dân đã ký vào nghị quyết của xóm thôn của xã thì cứ thế thực hiện.
Thực tế, xây dựng đường giao thông nông thôn người dân nhiệt tình tham
gia, nhưng theo quan điểm ông Năm để người dân bán chó hoặc vay ngân
hàng để nộp là cá biệt thật sự không đúng thực tế, do người dân vẫn còn
quá nhiều khó khăn.
Người dân Phong Thủy ý thức rất cao việc góp sức xây dựng nông thôn,
nhưng đúng ra cách thức địa phương huy động nội lực cần xem xét lại để
đỡ căng sức dân nhằm bảo đảm cho những đóng góp khác sau này khi huy
động nguồn lực.
Nên chăng, các gia đình hộ nghèo, cận nghèo phải được miễn như ở đội 2 của ông Đoàn Công Bình để dân bớt khó khăn.
Đại Phong từng là ngọn cờ đầu Gió Đại Phong của phong trào nông nghiệp
những năm 50 của thế kỷ trước. Ngày nay ở đây xây dựng đường giao thông
nông thôn số gia đình nghèo cũng bổ đầu nộp tiền từ 1,6-11,6 triệu đồng,
nhiều nhà khó khăn bán cả lúa non, cắm sổ đỏ vay mượn, thậm chí bán chó
để nộp tiền làm đường.
Bài, ảnh: Quốc Nam
Cách chức chủ tịch xã ép dân
Ngày 19.6, UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cho biết, đã thi hành kỷ luật
cách chức Chủ tịch UBND xã Phong Thủy đối với ông Nguyễn Cao Côi. Ngoài
ra, về mặt đảng, ông Côi bị cách chức huyện ủy viên, cách chức phó bí
thư đảng ủy xã do sai trong công tác xây dựng nông thôn mới.
Tài liệu của huyện ủy Lệ Thủy cho biết, ông Côi đã buông lỏng quản lý,
để các nhà thầu thi công công trình đường giao thông nông thôn bớt xén
xi măng, làm không đúng thiết kế dự toán, thiếu khảo sát, thiếu dân chủ,
công khai dẫn đến có nhiều sai phạm.
Ông Côi cũng là người ép các hộ dân ở xã nộp tiền xây dựng đường giao
thông nông thôn sai nguyên tắc, nâng mức thu từ 15% lên 25% khiến sức
dân bị bòn rút nghiêm trọng. Hộ dân nộp thấp nhất 3 triệu đồng, hộ nộp
nhiều nhất đến 11 triệu đồng khiến một số hộ nghèo phải bán lúa non mới
có tiền nộp...
Ông Nguyễn Cao Côi (áo trắng) đã bị cách chức Chủ tịch xã Phong Thủy.
0 comments:
Post a Comment