Tiền Hô
Vatican, 16 Tháng Chín 2013 - "Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị", tham gia và đóng góp nhiều điều tốt nhất có thể như: "ý tưởng, kiến nghị, nhưng trên hết là lời cầu nguyện" cho những viên chức chính quyền, để họ biết yêu thương người dân, khiêm nhường, lắng nghe những ý kiến khác nhau của người dân để chọn ra phương cách tốt nhất.
Vatican, 16 Tháng Chín 2013 - "Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị", tham gia và đóng góp nhiều điều tốt nhất có thể như: "ý tưởng, kiến nghị, nhưng trên hết là lời cầu nguyện" cho những viên chức chính quyền, để họ biết yêu thương người dân, khiêm nhường, lắng nghe những ý kiến khác nhau của người dân để chọn ra phương cách tốt nhất.
Đức
Thánh Cha Phanxicô đã lấy cảm hứng từ thư của Thánh Phaolô gửi Timôthê
để nói về trách nhiệm của nhà cầm quyền lãnh đạo và lời mời gọi tín hữu
cầu nguyện cho họ.
Đài
phát thanh Vatican dẫn lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: Những nhà
cầm quyền "phải yêu thương người dân của họ" bởi vì "một lãnh đạo mà
không yêu thương dân thì chẳng thể nào cầm quyền được. Họ có thể cầm
trong tay kỷ luật, họ có thể chi phối an ninh trật tự, nhưng họ không
thể quản trị."
Ví
dụ như vua David, "ông rất yêu thương dân của mình", mặc dù ông lỗi
phạm rất nhiều nhưng ông vẫn cầu xin Chúa đừng trừng phạt người dân mà
hãy trừng phạt ông. Vì thế, hai nhân đức của một nhà lãnh đạo là biết
yêu thương người dân và có sự khiêm nhường.
"Bạn
không thể cầm quyền mà không yêu thương người dân và không có sự khiêm
nhường. Mỗi người lãnh đạo phải tự hỏi chính mình hai câu hỏi: "Tôi có
yêu thương người dân để tôi phục vụ họ tốt hơn không? Tôi có khiêm
nhường và lắng nghe tất cả ý những kiến khác nhau của mọi người để chọn
ra phương cách tốt nhất không? Nếu bạn không đặt ra được những câu hỏi
như vậy, việc lãnh đạo của bạn sẽ không được tốt đẹp hơn là những ai
biết yêu thương người dân của họ".
Từ
một góc độ khác, Thánh Phaolô cũng khuyên người dân cần có những lời
cầu nguyện dành cho nhà lãnh đạo, để họ có thể có một cuộc sống yên tĩnh
và thanh bình. Người dân không thể không quan tâm đến chính trị. Không
ai trong chúng ta có thể nói rằng "Tôi không có gì để làm trong lĩnh vực
này, họ đã quản lý hết rồi..." Trái lại, "tôi phải có trách nhiệm trong
việc quản trị của họ, và tôi phải làm những điều tốt nhất để họ quản
trị cho thật tốt nhất. Tôi phải làm hết sức mình bằng cách tham gia vào
chính trị bằng khả năng của tôi." Theo Học thuyết Xã hội của Giáo Hội
Công Giáo thì chính trị là một trong những hình thức cao nhất của bác
ái, vì nó phục vụ lợi ích chung. "Tôi làm sao có thể vô trách nhiệm phải
không nào? Tất cả chúng ta phải chung tay đóng góp một cái gì đó!"
Thật sai lầm khi nghĩ rằng: "Người Công Giáo tốt là người không can thiệp vào chính trị".
Đó không phải là một hướng đi tốt. Một người Công Giáo tốt là người
biết tham gia vào chính trị, đóng góp những điều tốt nhất của mình cho
việc quản trị của nhà lãnh đạo. Nhưng chúng ta cần cầu nguyện thế nào
cho nhà lãnh đạo? Hãy làm theo những gì Thánh Phaolô nói: "Hãy cầu
nguyện cho tất cả mọi người, và cho vương quyền và cho tất cả những ai
cầm quyền".
- "Nhưng thưa cha, những người đó là kẻ xấu xa, đáng phải xuống hỏa ngục..."
- "Vậy hãy cầu nguyện cho họ để họ có thể cầm quyền tốt, họ có thể yêu thương người dân, họ có thể phục vụ người dân và họ có thể khiêm tốn hơn. Một Kitô hữu không cầu nguyện cho nhà lãnh đạo thì không phải là một Kitô hữu tốt!"
- “Nhưng thưa cha, làm sao con cầu nguyện cho những người đó, những người không tốt được..."
- "Hãy cầu nguyện để những người đó có thể hối cải!"
- "Vậy hãy cầu nguyện cho họ để họ có thể cầm quyền tốt, họ có thể yêu thương người dân, họ có thể phục vụ người dân và họ có thể khiêm tốn hơn. Một Kitô hữu không cầu nguyện cho nhà lãnh đạo thì không phải là một Kitô hữu tốt!"
- “Nhưng thưa cha, làm sao con cầu nguyện cho những người đó, những người không tốt được..."
- "Hãy cầu nguyện để những người đó có thể hối cải!"
Đức
Thánh Cha kết luận, "chúng ta đóng góp ý tưởng, kiến nghị là điều rất
tốt, nhưng trên tất cả là lời cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho
các nhà lãnh đạo của chúng ta để họ có thể quản trị tốt, để họ có thể
dẫn đưa quê hương của chúng ta, đất nước của chúng ta và thậm chí là cả
thế giới của chúng ta tiến về phía trước, vì lợi ích của hòa bình và
công ích". (Theo AsiaNews)
Tiền Hô (Vietcatholic.net 9/17/2013)
Tiền Hô (Vietcatholic.net 9/17/2013)
---00---
Ý kiến độc giả:
Loài người cũng giống như bao loài khác, đều được Thiên Chúa tạo dựng và luôn để mắt tới. Sự chú tâm của Ngài là luôn duy trì nơi chúng các khả năng bẩm sinh khiến chúng phản ứng khôn ngoan và áp dụng những phương pháp ứng xử thích hợp với nhau để tạo ra một sự cân bằng trong nhân loại và giúp giống nòi trường tồn trong ổn định. Mọi sự bất ổn định đều có phải có biện pháp bẩm sinh để loại trừ. Ở loài người, những nhóm ý thức về công bằng ắt không thể bất động để cho bọn phá rối cân bằng xã hội đảo lộn trật tự, mà họ phải dùng những khả năng tự vệ mà Thiên Chúa đã ban cho họ để đối phó. Cầu nguyện là một trong vô số khả năng khác của con người trong khi lâm chiến với kẻ hà hiếp tiêu diệt mình. Nếu chỉ biết cầu nguyện mà không ứng dụng hết khả năng mà Thiên Chúa ban cho thì con người không xứng đáng làm tạo vật hữu dụng của Ngài. Hữu dụng là gì ?? Xin thưa, hữu dụng trong ý thức bảo tồn giống nòi là chỉ chấp nhận sự thiệt thòi 1 đổi 1 vì kết quả sẽ không tạo sự mất cân bằng cho nhân loại. Sở dỉ Chúa Giêsu chịu chết oan ức thiệt thòi trên thập tự giá là Ngài biết rằng sự thiệt thòi của Ngài sẽ đổi được cả nhân loại, tức cứu rổi toàn nhân loại khỏi hư mất và bị tiêu diệt. Nếu Ngài chết mà không cứu được ai thì cái chết của Ngài sẽ vô nghĩa.
Loài người cũng giống như bao loài khác, đều được Thiên Chúa tạo dựng và luôn để mắt tới. Sự chú tâm của Ngài là luôn duy trì nơi chúng các khả năng bẩm sinh khiến chúng phản ứng khôn ngoan và áp dụng những phương pháp ứng xử thích hợp với nhau để tạo ra một sự cân bằng trong nhân loại và giúp giống nòi trường tồn trong ổn định. Mọi sự bất ổn định đều có phải có biện pháp bẩm sinh để loại trừ. Ở loài người, những nhóm ý thức về công bằng ắt không thể bất động để cho bọn phá rối cân bằng xã hội đảo lộn trật tự, mà họ phải dùng những khả năng tự vệ mà Thiên Chúa đã ban cho họ để đối phó. Cầu nguyện là một trong vô số khả năng khác của con người trong khi lâm chiến với kẻ hà hiếp tiêu diệt mình. Nếu chỉ biết cầu nguyện mà không ứng dụng hết khả năng mà Thiên Chúa ban cho thì con người không xứng đáng làm tạo vật hữu dụng của Ngài. Hữu dụng là gì ?? Xin thưa, hữu dụng trong ý thức bảo tồn giống nòi là chỉ chấp nhận sự thiệt thòi 1 đổi 1 vì kết quả sẽ không tạo sự mất cân bằng cho nhân loại. Sở dỉ Chúa Giêsu chịu chết oan ức thiệt thòi trên thập tự giá là Ngài biết rằng sự thiệt thòi của Ngài sẽ đổi được cả nhân loại, tức cứu rổi toàn nhân loại khỏi hư mất và bị tiêu diệt. Nếu Ngài chết mà không cứu được ai thì cái chết của Ngài sẽ vô nghĩa.
Chỉ
cầu nguyện và bó tay để cho kẻ thù nuốt sống thì đó là hành vi phản lại
ý hướng của Đấng Tạo Hóa, đấng Thiên Chúa đang đặt hoài vọng vào sự
trưỏng thành của nhân loại.
Tại
sao bệnh hoạn và các mầm bịnh đều được Giáo Hội và nhân loại cố gắng
diệt trừ một cách triệt để để bảo tồn nòi giống và mang hạnh phúc cho
con người trong khi những kẻ gây tang thương cho nhân loại thì chỉ cầu
nguyện cho họ mà không dám diệt ??
Người ta hiểu lầm nhiều về hai điều răn của Thiên Chúa.
-Điều
răn thứ 5: Chớ giết người . Đây là điều răn không được giết người công
chính và vô tội, còn những kẻ gây đổ vở rộng lớn cho nhân loại đánh mất
sự cân bằng giữa loài người thì phải diệt, vì Chúa Giêsu đã dạy rằng: Nếu
ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho
hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết
đuối. (Matthew 18:6).
-
Điều răn thứ 6: “Chớ làm sự dâm dục”. Ở đây là cấm dâm dục ngoài phạm
vi vợ chồng. Còn sự dâm dục giữa vợ chồng là một điều Thiên Chúa khuyến
khích vì nó hữu ích cho việc truyền giống nòi và bảo đảm hạnh phúc cho
con người theo đúng kế hoạch của Ngài.
Đứng trước tai họa mà bọn Việt Cọng đang khiến cho cả dân tộc Việt Nam trở thành vô cảm, nhu nhược, mất nhân tính, sa đọa và lòn cúi trong nô lệ thì không lẽ chỉ "cầu nguyẹn" là mang lại được những kết quả mong muốn ? Cầu nguyện là xin ơn khôn ngoan, can đảm và sức mạnh tinh thần , nhưng thành quả là do hành động của cơ bắp qua sự khéo léo điều khiển của của trí tuệ !
Trường Sơn
Đứng trước tai họa mà bọn Việt Cọng đang khiến cho cả dân tộc Việt Nam trở thành vô cảm, nhu nhược, mất nhân tính, sa đọa và lòn cúi trong nô lệ thì không lẽ chỉ "cầu nguyẹn" là mang lại được những kết quả mong muốn ? Cầu nguyện là xin ơn khôn ngoan, can đảm và sức mạnh tinh thần , nhưng thành quả là do hành động của cơ bắp qua sự khéo léo điều khiển của của trí tuệ !
Trường Sơn
0 comments:
Post a Comment