Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Tình hình Việt nam hiện giờ đang trên bờ vực thẩm của họa mất nước! Trung
Cộng lấn lướt trắng trợn coi Việt nam như bầy tôi của chúng. Ngư dân
Việt bị TC bắn chết hay đánh đập và bị cướp ngư sản mà họ đã vất vả thu
được trên vùng biển của Việt nam Thế mà nhà cầm quyền VC hèn nhát im hơi
lặng tiềng ! Ngày 30/12/1999, VC đã dâng cho TC 789 km2 đất liền dọc
biên giới hai tỉnh Cao Bằng và
Lạng Sơn và ngày 25/12/2000, chúng tiếp tục dậng 10 ngàn km2 vùng vịnh
Bắc Việt. Nguy hiểm hơn nữa VC làm ngơ cho dân Tàu ồ ạt vào Việt nam
định cư không cần giấy hộ chiếu. Chúng lập những cộng đồng người Hoa như
ở Chợ Lớn, trên 29 tỉnh thành của Việt nam. Hiểm họa mất nước bằng đồng
hóa của TC xem nhẹ nhàng nhưng rất hiểm độc !! Đồng bào ta uất ức biểu
tình phản đối TC thì bị VC đàn áp, đánh đập ,bắt giam ??! VC đã lòi bộ mặt bán nước cầu vinh ! Tổ quốc đang lâm nguy !!!
Đồng
bào bùi ngùi nhớ lại dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam VN có một nền
kinh tế vững mạnh xuất cảng nông phẩm, ngũ cốc và cao su. Người dân sống
ấm no an bình. Đất nước có chủ quyền và không lệ thuộc nhiều vào viện
trợ Hoa Kỳ. Việt nam được các nước trên thế giới kính nể. Thuyết Cấn Lao
Nhân Vị đã xóa tan được thuyết
Mác- Lê vô thần đang tuyên truyền, ru ngủ một số người nhẹ dạ bị ám ảnh
theo CS với niềm tin ảo tưởng một thế giới đại đồng CS không còn người
bóc lột người..
Tổng
Thống Ngô Đình Diệm ( 1901-1963 ) là con thứ 4 của cụ Thương Thư Ngô
Đình Khả nổi tiếng với câu khen tặng truyền tụng trong nhân gian : “ Phế
vua không KHẢ, đào mã không BÀI “. Cụ Thượng Khả phản đối Pháp xen vào
nội bộ của Triều đình Huế. Cụ cương quyết không ký vào tờ truất phế
vuaThành Thái do Pháp yêu cầu vì vụ âm mưu lật đổ Pháp bị bại lộ. Cụ
Thượng Khả bị Pháp loại ra khỏi Triểu đình Huế và vua Thành Thái bị đầy
qua đảo Reunion. Còn cụ Thượng Nguyễn Hữu Bài thì phản đối Pháp định đào
mã lăng tẩm các vua để lấy vàng bạc, châu báu gởi về Pháp gây quỹ trong
Đệ Nhất Thế Chiến chống Đức.
Dưới
thời Pháp thuộc, ngày 02 tháng 3 năm 1933 cụ Diệm được Hoàng Đế Bảo Đại
bổ nhiệm vào chức vụ Thượng Thư Bộ Lại, tương đương với chức vụ Bộ
trưởng Bộ Nội vụ ngày nay. Tuy tuổi cụ còn quá trẻ nhưng vì thông minh,
và tài cao nên được Hoàng Đế tuyển chọn. Cụ đã vạch ra kế hoạch phát
triển kinh tế nhưng Pháp không chấp thuận vì sợ Triều đình Huế trở nên
vững mạnh. Biềt ý đồ xấu của thực dân Pháp nên cụ rủ áo từ quan không màng danh lợi cao sang. Gương cương trực vì nước của cụ được người dân mến phục.
Năm
1948, Lm Cao Văn Luận đến Đalat gặp cụ và hỏi :“ Thưa cụ, bây giờ người
Pháp đã đưa Hoàng Đế Bảo Đại về lập lại Triều đình Nhà Nguyễn, cụ có ý
định ra lập chính phủ không ? Cụ trả lời : “Theo tôi thì không thể ra
lập chính phủ lúc này. Thỏa hiệp Vịnh Hạ Long đã không đem lại độc lập
và thống nhất chân chính cho Việt nam. Quân đội, Cao ủy Pháp đang nắm
mọi quyền hành chính trị và quân sự “. ( trích sách ‘Bên giòng lịch sử
Việt nam 1940-1970’ của Lm Cao Văn Luận )
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân đội Pháp thua trận lớn tại Điện
Biên Phủ với 10 ngàn quân tinh nhuệ kể cả tướng De Castries phải đầu
hàng. Người Việt quốc gia hoang mang lo sợ khí thế chiến thắng của VC vì
chúng đã kiểm soát ¾ lãnh thổ đất nước. Các giáo phái rồi cũng sẽ dể
dàng chịu số phận như Điện Biên Phủ. Chính quyền Pháp tính chuyện rút
quân về nước nhưng lại muốn bám ảnh hưởng của mình tại Đông Dương bằng
cách võ trang các giáo phái chống VC. Trong tình thế nguy nan này người Việt quốc gia cần phải có một vị lãnh đạo tài ba, can cường đầy sáng tạo mới xoay chuyển được tình thế. Hoàng Đế Bảo Đại quyết định mời cụ Ngô Đình Diệm về nước lập chính phủ cứu nguy dân tộc.
Ngày 26-6-1954, cụ Ngô Đình Diệm về Saigon nhậm
chức Thủ Tướng theo lời mời của Quốc Trưởng Bảo Đại. Lm Cao Văn Luận
hỏi cụ : “ Thưa cụ, tôi sợ rằng người Pháp và vua Bảo Đại không thành
thật khi mời cụ về chấp chánh lúc tình thế khó khan này, ngoại trừ một
phép lạ.”. Cụ Diệm trả lời : “ Cha nói đúng. Nhiều người Pháp cũng nói
như vậy. Tôi cũng biết điều đó nhưng không thể chờ lâu hơn nữa được vì
đây là cơ hội cuối cùng để cứu nước. “
Cụ
quyết định dẹp tan các sứ quân để có được một lực lượng quốc gia thống
nhất mới hy vọng thắng VC. Pháp biết ý đồ đó nên xúi Bình Xuyên ra tay
trước. Đêm 29-3-55 rạng ngày 30-3-55, 16 tiểu đoàn của Bình Xuyên với vũ
khí tối tân do Pháp cầp đã tấn công chiếm các cứ điểm then chốt và các
cơ quan đầu não của chính phủ. Theo tiếng gọi cứu nước, ngày 31-3-55 hai
tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương đem 8 ngàn quân và tướng Trịnh Minh
Thế đem 1.300 quân sát nhâp vào lực lượng chính quy VN. Tháng 4-55, Đại
tá Thái Hoàng Minh, tham mưu trưởng lực lượng Bình Xuyên đã đem 4 tiểu
đoàn hợp tác với chính phủ. Ngày 3-5-55, tướng Trịnh Minh Thế đem quân
đánh bọc vào sào huyệt của lực lượng Bình Xuyên ở bên kia cầu Tân Thuận.
Lực lượng Bình Xuyên tan rả nhưng tướng Thế đã tử trận do một trung uý
Pháp núp dưới ghe thuyền bắn lén lên theo kế hoach của Đại tá Savana để
trả thù tướng Thế năm trước đã phục kích giết tướng Chanson, tư lệnh
quân đội Pháp tại Nam Việt ( sách “ Soldats perdus et fous de Dieu,
Indochine 1945-1955 “ của tác gỉa Jean Larteguy. Nhà xuất bản Presse de
la Cité, Paris ). Sau đó các giáo phái khác đã quy thuận và chung sức
chống VC.
Hoa
Ký tuy là một cường quốc giàu mạnh nhất thế giới nhưng lại là một nước
son trẻ nên kinh nghiệm chính trị còn chưa mềm dẻo như đàn anh ở Âu
Châu. Tổng Thống Ngô Đình Diệm với chủ trương ‘ Dân tộc tự quyết’, tuy
Việt nam cần viện trợ của HK nhưng cụ Diệm không muốn bị HK lãnh đạo và
biến Việt nam thành căn cứ của HK. Nhà Trắng xem TT Diệm là kỳ đà cản
mũi cần phải lật đổ. Kế hoạch Phật giáo tranh đấu và tướng lãnh VN đảo
chính đã được bạch hóa cho thấy một số vị trong Bộ Ngoại giao HK đã thực
hiện vụ sát hại TT Diệm. Khi quân đội HK tháo chạy khỏi VN và bây giờ
Hoa Kỳ phải đối đầu với TC hung hăng bành trướng và VC khiếp nhược lệ
thuộc Bắc Kinh thì HK mới thấy mình sai lầm đã vứt bỏ lá chắn Đệ Nhất
Cộng Hòa tối quan trọng và cần thiết cho chiến lược của HK.
Vụ
Phật giáo đấu tranh do HK dàn dựng và hỗ trợ gần như công khai, đã được
Ông Liên Thành trình bày rõ trong quyến sách “ Biến động miền Trung,
những bí mật chưa tiết lộ, 1968-1972 “. Khi cuộc xáo động đã chin mùi,
HK dùng một số tướng lãnh VNCH để đảo chính. Nếu không có kế hoạch can
thiệp, dàn dựng và hỗ trợ của HK thì làm sao cuộc đấu tranh Phật giáo
thành hình vì TT Diệm rất quan tâm nâng đở Phật giáo và các tướng lãnh
làm sao dám đảo chính nếu không được CIA vạch kế hoạch rồi khuyến khích
thúc đẩy . Hãy nhìn qua nước
Miến Điện mà Phật giáo là quốc giáo. Đại Đức Giam Be Ya, người sáng lập
Liên Minh Tu Sĩ Phật Giáo Miến Điện, đồng thời cũng là một trong năm
tăng sư điều khiển cuộc đấu tranh dân chủ và nhân quyền phát biểu : “
Chúng tôi phải mất 20 năm mới dựng lại được không khí của ngày biểu tình
hôm nay vì trong hai thập niên qua , chúng tôi bị kềm kẹp đến độ người
dân sống trong sợ hải “. Lần này cuộc biểu tình đấu tranh ở Miến Điện
được tổ chức rất quy mô chu đáo trên 25 tĩnh thành. Ngày
25-9-2007 các nhà sư dẫn đầu 100 ngàn người tham dự mà 1/3 là tăng ni
trên đường phố thủ đô Rangoon. Hàng ngàn tu sĩ và 10 ngàn người biểu
tình tại các tĩnh thành khác. Thế mà quân
đội không ngại ngùng và đã đàn áp khốc liệt: 200 người bị giết và 6
ngàn người bị bắt. Các nhà ngoại giao HK cho biết họ đã đền 15 tu viện
và không thấy bóng người. Tổng Thống HK George W. Bush đã lên án nặng nề
vụ đàn áp dã man này và ra lệnh phong tỏa các chương mục của các tướng
lãnh Miến Điện tại các ngân hang HK. Thủ tướng Anh Gordon Brown và Liên
Hiệp Âu Châu đồng ý mở rộng các biện pháp trừng phạt chế độ quân phiệt
Miến Điện. Các nguyên thủ khối Asean kêu gọi quân
đội Miến hãy áp dụng giải pháo dân chủ. Nhưng giới quân phiệt Miền vẫn
phớt lờ coi thường và tiếp tục dùng bạo lực để đàn áp thô bạo hơn. Lý do
là vì giới quân phiệt Miến đã được TC nâng đỡ bao che, viện trợ kinh tế
và vũ khí.
Đại
tá Lou Coein chuyên viên cao cấp của tình báo CIA được chỉ định vạch kế
hoạch lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Kế hoạch rất tinh vi đi từ bôi
nhọ chế độ đến dùng Phật giáo làm đòn bẩy cho cuộc chỉnh biến do một số
tướng lãnh thực hiện. Tháng 8 năm 1963 Ông Cabot Lodge cũng là trùm đảo
chánh được đột ngột phái sang VN thay thế Đại sứ F. Nolting đang công du
Âu Châu là người thân TT Diệm . Đại sứ Nolting tức bực phát biểu : Tôi
biềt có một số người rất vui mừng vì thấy tôi ra đi để họ hại ông Diệm.
Ngày mồng 1 tháng 11 năm 1963 , lúc 1 giờ 30 trưa, cuộc đảo chánh bắt
đầu. Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân, người được TT Diệm tin tưởng và nhận làm con nuôi nhưng ông lại phản
cha nuôi để theo quan thầy CIA làm đảo chính. Trung tướng Tôn Thất Đính
cũng là con nuôi của TT Diệm và giữ chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn III/ vùng
III chiến thuật kiêm Tổng trấn Saigon-Gia Định. Vì sợ hải uy lực của
quan Thái Thú Cabot Lodge và được hứa hẹn chức Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ với
tiền thưởng nên tướng Đính đã bỏ cha nuôi mà theo HK vạch kế hoạch đảo
chánh. Trong cuốn sách “25 năm binh nghiệp” của ông, tướng Đính viết :
“Hệ thống tổ chức cuộc hành quân ngày 1-11-63 hoàn toàn do tôi hoạch
định sẵn trước “. Khi gần đảo chánh, tướng Đôn không tin tưởng vào tướng
Đính vì sợ phản trắc lúc đảo chánh nên đề nghị với ông cố vấn Nhu cho
tướng Đính đi nghỉ mát ở Dalat , lý do ông Đính suy nhược, mệt mỏi .
Tướng Đính thổ lộ : “ Nổi lo ngại lớn nhất của tôi là vạn nhất, nếu tôi
được lệnh nghỉ mát ở Đalat thì tất nhiên mọi kế hoạch đảo chánh phải bỏ
dở, hoặc tạm ngưng để chờ đợi một thay đổi mới hoặc sẽ không bao giờ có
đảo chánh”. Vụ con nuôi của TT Ngô Đình Diệm tạo phản hại cha nuôi làm
tôi liên tưởng đến hai nhân vật Đổng Trác và người con nuôi Lữ Bố trong
lịch sử Tàu. Người ta muốn trừ khử Đổng Trác nhưng ngại người con nuôi
Lữ Bố võ nghệ cao cường vô địch. Do đó họ dùng mỹ nhân kế. Cô Điêu
Thuyền được bố trí để làm si mê hai cha con Đổng Trác- Lữ Bố. Cuối cùng
Lữ Bố đã giết cha nuôi để chiếm Điêu Thuyền. Người đời sau có câu :
Nuôi con những ước để trông nhờ. Con đó ông ơi đã thấy chưa !
Số
mệnh đã an bài ! Lúc đảo chánh khởi động ở Bộ Tổng Tham Mưu và lực
lượng đảo chánh chưa về đến Saigon thì Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, Tư lệnh
phó kiêm Tham mưu trưởng Lữ đoàn phòng vệ phủ Tổng Thống đã xin lệnh TT
Diệm cho phép đem quân đến Bộ Tổng Tham Mưu bắt gọn các tướng phản loạn
nhưng TT Diệm không cho vì không muốn tương tàn giữa quân đội quốc gia.
Lòng nhân đạo thương người của TT Ngô Đình Diệm đã kết thúc sinh mạng
của ngài và chấm dứt chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
Khi
nghe tin TT Diệm bị hạ sát, TT Tưởng Giới Thạch của Đài Loan nói: “
Việt nam phải mất 100 năm nữa mới có được người như ông Diệm.” Theo sử
gia John M. Newman, TT Eisenhover đã gọi ông Diệm là con người của phép
lạ ( a miracle man ). Thật vậy cụ Diệm biến một nước Việt nam suy yếu
năm 1954, từ loạn sứ quân tung hoàng và VC kiểm soát ¾ đất nước thành
một nướcViệt nam hùng cường ở Đông Nam Á. Phó TT Johnson đã nhiệt liệt ca ngợi TT Ngô Đình Diệm như là một vị lãnh tụ tài ba ở
Á châu ngang hàng với Thủ Tướng Churchill lừng danh của Anh quồc. Thị
trưởng Newyork Robert Wagner đã mô tả TT Diệm như “ một người mà lịch sử
có thể liệt vào hàng vĩ nhân của thế kỷ 20 “.
Tôn Thất Bình
Hawaii ngày 25-10-2011
0 comments:
Post a Comment