Nhưng tôi đã không thể giữ được thái độ im lặng được nữa khi một đại biểu Quốc Hội, một Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội là Lê Như Tiến, vừa “đề nghị Nhà nước trình UNESCO vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp làanh hùng giải phóng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất thế giới” với những lời lẽ hà lạm rằng “Ngoài những đề xuất như đặt tên đường, mở bảo tàng hay xây dựng tượng đài, nhà nước cần đề nghị Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà quân sự kiệt xuất thế giới. Dân tộc Việt Nam đã có 2 vị từng được UNESCO và quốc tế vinh danh là Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới là Nguyễn Trãi và Chủ tịch HồChí Minh. Tôi nghĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn trong 2 chiến thắng chấn động địa cầu, ghi danh sử sách thế giới là Điện Biên Phủ năm 1954 và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975. Chắc chắn, với những chiến công lẫy lừng như thế, với quân đội đi từ con số 0, bất cứ ai cũng phải khâm phục ông là nhà quân sự kiệt xuất của thế giới.” Sic.
UNESCO Chưa Bao Giờ Vinh Danh Hồ Chí Minh Là Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới
Là một học trò trung thành của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp chính là kẻ đã hiện thực hóa mọi chương trình, kế hoạch đấu tố, nướng quân và thảm sát đồng bào do Hồ Chí Minh hoạch định, thì Giáp đích thực là một đại đồ tể, một đại tội đồ của dân tộc, như Hồ Chí Minh, thì hà cớ gì lại “đề nghị Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà quân sự kiệt xuất thế giới.” Bởi đây là một hành động làm nhục cả dân tộc Việt Nam, bởi việc đó của Lê Như Tiến, của Quốc Hội và nhà nước Việt Nam chẳng khác nào đi đề xuất UNESCO vinh danh Adolf Hitler, Mussolini, Joseph Staline, Pol Pot, Iêng Sary, Mao Trạch Đông và những tội phạm chiến tranh khác là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới?
Trải qua những xung đột giữa các nền văn hóa, văn minh của nhân loại, con người đã đúc kết được rằng không có cuộc chiến tranh nào là tốt đẹp và cũng chẳng có nền hòa bình nào là tồi tệ cả, vậy thì Tướng Giáp, kẻ đã được coi là chiến thắng, khi đã tiếp đón hơn 300.000 binh lính Tàu Ô cùng hàng triệu thanh niên Việt Nam bị đưa vào cuộc chiến, với vũ khí của Nga, Tàu để truy diệt hàng triệu đồng bào, đồng chủng của mình để dành quyền cai trị đất nước cho đảng, cho giai cấp của tướng Giáp, thì Giáp có phải là một anh hùng giải phóng dân tộc hay chỉ là một tội phạm chiến tranh, một đại tội đồ tàn hại dân tộc?
Vậy, với tư cách là một con dân Đất Việt, chúng tôi yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam, Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam và nhà nước Việt Nam chấm dứt ngay việc làm ngu xuẩn là đề nghị UNESCO vinh danh tướng Giáp, bởi cái ngu xuẩn đó của quý vị, không chỉ mang lại nỗi nhục riêng cho những người cộng sản quý vị, mà còn lây cái nhục đến cho tất cả những người Việt Nam dù không phải là cộng sản, dù hiện không ở trên đất nước Việt Nam, nhưng vẫn mang trong mình dòng máu Việt.Bởi Tổ tiên Việt Nam há chẳng đã dạy dỗ chúng ta rằng: “Người dại để l… người khôn xấu hổ” đó sao!
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Chú thích:
UNESCO đã từng đính chính và xác nhận việc ĐÃ KHÔNG và CHƯA BAO GIỜ vinh danh cho Hồ Chí Minh để trả lời với một số báo chí ngoại quốc và cả Đài phát thanh RFA những năm trước đây.
Đài phát thanh RFA:
Nghe Tại Đây
NGHỊ QUYẾT VINH DANH HCM của Bộ ngoại giao CSVN đưa ra năm 1987.
NGHỊ QUYẾT VINH DANH HCM (Pháp ngữ) của Bộ ngoại giao CSVN đưa ra năm 1987.
Võ đông Giang
Thông lệ của UNESCO:Câu chuyện bắt đầu với ngày sinh của ông Hồ và thông lệ của UNESCO, là tưởng niệm ngày sinh thứ 100, hay chia chẵn cho 100, của những nhân vật kiệt xuất của các nước thành viên, theo đề nghị từ các nước ấy, nên trứơc hết, thiết tưởng phải nói về ngày sinh của ông Hồ, mặc dù ai cũng nói rằng ông sinh ngày 19 tháng năm năm 1890.
Nhà báo Bùi Tín nói: “Tôi theo dõi vấn đề này đến 15 năm nay và hiện nay tôi cũng vẫn chưa xác định được ngày sinh đúng của ông Hồ là ngày nào, bởi vì ổng khai đều là chính thức cả đến 5 chỗ, mà 5 chỗ đó là 5 ngày sinh khác nhau.
Và ngày sinh gốc thì ngay sổ sinh ở quê ổng là làng Kim Liên cũng là khác, theo ngày âm lịch mà chuyển sang (dương lịch) cũng không phải là Ngày 19-5-1890.
Thế rồi ngày mà ổng sang Moscow đáng lẽ phải khai đúng với Quốc Tế Cộng Sản III (Đệ Tam Quốc Tế) cũng lại khai khác đi là Tháng 4 chứ không phải là Tháng 5.
Thế rồi đến ngày khi ở Pháp khi ổng trả lời phỏng vấn trên tờ Le Paria với tờ L’Humanité cũng lại khác nữa.
Cho đến nay thì tôi nghĩ là không ai có thể chứng minh được ngày sinh chính thức của ông Hồ là ngày nào, nhưng chỉ biết đích xác Ngày 19 Tháng 5 là một ngày giả.”
Những vận động của CS Hà Nội
Sau khi đề nghị Đại hội đồng khóa 24 của UNESCO thông qua nghị quyết kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ông Hồ, và ghi tên ông Hồ vào danh sách danh nhân thế giới sẽ được tổ chức kỷ niệm vào năm 1990.
Đề nghị ấy đựơc đại hội đồng khóa 24 của UNESCO chấp thuận và phần biện minh của ông Võ Đông Giang được ghi nguyên văn trong bản nghị quyết. Văn bản này đựơc ghi lại trong hồ sơ lưu trữ của đại hội đồng khóa họp thứ 24 tại Paris từ 20 tháng 10 đến 20 tháng 11 năm 1987, ở trang 134, mục 18.65, và phóng ảnh đựơc đính kèm.
( Âm thanh và hình chụp văn bản ở trên để các bạn dễ tham khảo.)
Phần cuối bản nghị quyết đề nghị tổng giám đốc UNESCO có các bước đi thích hợp để kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm đựơc tổ chức nhân dịp này, nhất là với những hoạt động ở Việt Nam.
Như vậy, nghị quyết vinh danh ông Hồ Chí Minh của UNESCO là có thật, theo đề nghị của phái đoàn Việt Nam và dựa trên những điều phái đoàn Việt Nam đưa ra để biện minh. Cùng với ông Hồ, còn có một số nhân vật khác, trong đó ở Á Châu, có ông Nehru của Ấn độ. Vấn đề thứ hai là UNESCO, nhất là ông tổng giám đốc đã thực hiện nghị quyết ấy thế nào, vì từ khi có nghị quyết đến khi dự trù thực hiện, còn gần ba năm nữa.
Cộng đồng người Việt Hải ngoại phản đối:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần kể lại:
Khi chúng tôi ở Paris hay tin được có cái quyết định vừa được ban hành thì anh em chúng tôi ở Paris lập tức họp lại với nhau và thảo luận cái phương pháp nào, tìm cách chống lại nghị quyết của UNESCO.
Xét đến 2 tư cách :
1) Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá ?
2) Hồ Chí Minh là một người giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân Pháp?
Thì chúng tôi vận động dư luận Việt Nam phản đối cả hai điểm đó.
@ Điểm thứ nhứt: Hồ Chí Minh không phải là nhà văn hoá : Căn cứ vào trình độ học vấn của Hồ Chí Minh thì tất cả tài liệu chúng tôi có đưa ra là Hồ Chí Minh chỉ học qua Lớp 3, không thể là nhà văn hoá được. Và tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký mà nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra cho đó là tác phẩm của Hồ Chí Minh thì được Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh rằng tác phẩm đó không phải là một tác phẩm thật của Hồ Chí Minh. Vấn đề văn hoá thì chứng mình rõ ràng rồi, tất cả ai cũng thấy, mấy người khác cũng nhìn nhận chuyện đó.
@ Điểm thứ 2: Bây giờ chứng minh ông Hồ không phải là nhà giải phóng thì họ cũng nhìn nhận bởi vì Hồ Chí MInh có công đánh đuổi thực dân Pháp nhưng mà để thiết lập một chế độ cộng sản chứ không phải là một chế độ thật sự như người Việt Nam mong muốn. Điều đó họ thấy rõ. Chúng tôi họp đồng bào ở vùng Paris và tổ chức một uỷ ban để phản đối UNESCO về việc chấp thuận làm lễ cho Hồ Chí Minh ở Paris, tại trụ sở UNESCO.
Uỷ Ban đó chúng tôi chọn cái tên là : UỶ BAN TỐ CÁO TỘI ÁC Hồ Chí Minh.
Anh em bầu tôi làm tổng thư ký.”Ông Nguyễn Văn Trần cũng cho biết là chủ trương của cộng đồng người Việt hải ngọai và họat động của ủy ban đựơc sự ủng hộ mạnh mẽ của Hội Cựu Chiến Binh Pháp và Quốc Hội cũng như Chính Phủ Pháp, vì một số cựu chiến binh khi đó đã tham chính hay trở thành đại biểu dân cử, và họ biết rất rõ về Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần : “Và chúng tôi liên lạc được với Hội Cựu Chiến Binh và Hội Những Người Bạn Đông Dương (L’ANAI) do Tướng Simon làm Hội Trưởng. Ông giới thiệu những người trong quân đội Pháp, những công chức ở đây mà bây giờ họ là dân biểu và thượng nghị sĩ.
0 comments:
Post a Comment