Có những trại giam do chính quyền độc tài nghĩ ra để giam giữ tù nhân chính trị. Có những trại giam dùng để thủ tiêu người Do Thái trong chế độ Đức quốc xã, nhưng cũng có những nơi mà người cùng khổ vì bị bóc lột, áp bức đã tự tập trung kéo tới tá túc trong thời gian tranh đấu cho sự sống còn của họ trong một loại trại chưa từng có trong lịch sử loài người “Trại dân oan”.
Vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội từ nhiều năm nay đã trở thành quen thuộc với hàng ngàn dân oan từ khắp nơi trên đất nước đổ về tạm trú thân trong lúc mang đơn gõ cửa các cơ quan tiếp dân của chính phủ với niềm tin là sẽ được giải quyết những vấn đề mà địa phương áp bức. Các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang, Điện Biên, Quảng Bình, Ninh Bình, Tuyên Quang… các tỉnh miền Trung và cao nguyên như Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Dak Nông, Đồng Nai, Bình Phước rồi miền Nam như Tiền Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…hầu như không còn chỗ nào mà người dân oan không biết tới Mai Xuân Thưởng, cái tên trở thành nhà, thành một loại trại dân oan không song sắt cho những mảnh đời oan khuất này.
Quốc hội họp: niềm hy vọng mỗi năm
Chính quyền biết rõ từng con người tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng vì người tới và đi trong gần 15 năm qua cũng bấy nhiêu khuôn mặt. Có khi họ tập trung vài chục, lúc cao điểm tới gần trăm, nhất là vào những ngày khai mạc Quốc Hội số người về đây đông hơn hẳn. Niềm tin vào đại biểu Quốc hội sẽ chú ý tới họ khiến một số rất lớn bỏ hết công ăn việc làm để khăn gói về Hà Nội kêu oan nhưng kết quả nhiều năm qua cho thấy chưa một đại biểu quốc hội nào lên tiếng chính thức tại diễn đàn về sự có mặt không đúng lúc của những con người dân không ra dân, phạm nhân không ra phạm nhân, ăn mày hay công nhân vệ sinh cũng không phải nốt.Cuộc sống ở đây quá vất vả, người ta thì khác nhưng mấy người dân oan này thì khổ dữ lắm không có gì để mà sống, ăn rau không.Họ không phải là dân vì nhiều người đã mất hộ khẩu, mất nhà cửa và mất cả đất đai. Họ không phạm bất cứ một tội gì để chính quyền xem họ là phạm nhân nhưng công an muốn săn đuổi, quát nạt hay cưỡng chế, đánh đập lúc nào cũng được. Họ không phải là công nhân vệ sinh nhưng người ta thấy không ít người thường xuyên nhặt nhạnh rác thải chung quanh vườn hoa để tạm sống trong khi ở quê nhà họ chưa bao giờ làm công việc này.
-Chị Hương
Họ đến Hà Nội, tự chấp nhận vào Trại dân oan vì không còn nơi nào khác họ có thể sống để theo đuổi việc khiếu kiện. Đất đai là nguyên nhân chính, trong đó có người đã theo đuổi gần hai mươi năm và cho biết họ sẽ theo tới chết. Chị Hương người An Giang cho biết:
“Cuộc sống ở đây quá vất vả, người ta thì khác nhưng mấy người dân oan này thì khổ dữ lắm không có gì để mà sống, ăn rau không chưa từng thấy. Dân oan này khổ quá rồi, sáng rau muống chiều rau muống!
Bởi vậy. Bây giờ cũng liều rồi. Bây giờ ai cũng khổ hết nằm vất vơ vất vưởng ngoài công viên. Nằm đó lang thang đó. Ăn uống thì rau muống chấm nước tương. Hùn nhau mua gạo về nấu. Tiền xe thì phải lo tiền đi tiền về.
Đất đai, tín ngưỡng
Căn cước của công dân Trại dân oan là những tờ giấy được dán lại thành khổ lớn trên ấy viết đủ thứ yêu cầu giải quyết đất đai bị trưng thu. Khi mệt họ bày những tấm giấy ấy bên vệ đường như đang bán hàng rong mà sản phẩm họ bày ra toàn những thứ đau lòng, rát ruột.Ngoài đất đai, việc bị bạc đãi, sách nhiễu vì niềm tin tôn giáo cũng làm cho hàng trăm người dân tộc thiểu số của các tỉnh miền Bắc và Tây nguyên kéo về Trại dân oan để góp thêm vào đó những tiếng kêu cứu giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Trong vài ngày qua hơn 100 người H’Mông tập trung về đây. Anh Sự, Một dân oan từ Bắc Kạn cho biết:
“Tại vì chính quyền đến đàn áp bà con, đánh đập bà con tàn nhẫn quá. Không cho bà con đổi mới là theo phong tục mới không cho bà con chúng tôi có chỗ để ở nên bà con mới xuống đây kêu oan. Hiện tại thì có 108 người của bốn tỉnh về đây.”
Bà Lê Hiền Đức, người gần gũi với dân oan Tây nguyên kể:
“Dân oan ở tỉnh Dak nông hiện nay họ không còn tiền để đi ra nữa. Đất mất, tiền mất, nhà bị đốt. Người ta gọi là ba sạch: phá sạch, đốt sạch và những người nào ra ngăn cản thì bắt sạch! Bây giờ dân khổ quá rồi mà là dân tộc thiểu số M’ Nông.”
Chính quyền đối phó với Trại dân oan bằng nhiều cách. Bao vây bắt bớ nhưng do không thể kết tội nên khi được thả họ lại quay về trại. Rào chắn dày dặc chung quanh Mai Xuân Thưởng cũng không ngăn cản được những con người đã vào bước đường cùng: họ kéo nhau sang một trại dân oan khác có tên: vườn hoa Lý Tự Trọng.
Họ thường xuyên bị xua đuổi, nhất là những dịp lễ lạc. Nhiều nhất là bị bốc lên xe chở về quê nếu gần Hà Nội, nếu xa thì bị chở sang trại Đồng Dầu, Dục Tú, Đông Anh.
Trong khi tìm giải pháp mới để giải tán cư dân của Trại dân oan này, chính quyền đành phải chọn hạ sách: cắt nước. Giải pháp cắt nước không cho họ uống là cách chính quyền thực hiện hồi gần đây nhất, chị Ma Thị Hường, từ Cao Bằng cùng với 108 người bốn tỉnh phía Bắc khác cho biết:
“Em đòi hỏi quyền tự do tín ngưỡng thờ Đức Chúa Trời nhưng bọn em không có đạo bởi vì người ta cho là thay đổi như thế là không có nguồn gốc, làm như thế là phản động nên người ta không cho.
Về vườn hoa này được 7 ngày rồi ở đây ăn uống rất là khổ sở. Người ta thấy dân oan đi đông như vậy nên người ta còn cắt cả nước, không cho uống nước rất là khát nước. Thậm chí ngày hôm kia bà con nhịn nước cả ngày.”
Sống lang thang, chết âm thầm
Chúng tôi nói cho ngay nằm bờ nằm bụi, chị em hùn nhau chỉ có 10 ngàn cũng xong. Nấu cơm luộc rau chấm nước mắm hay nước tương. Cuộc sống tụi tôi rất là khổ.Tuy nhiên cũng được bà con ở Hà Nội người ta âm thầm giúp đỡ.Có sống thì có chết, trại tập trung nào trên khắp thế giới cũng thế. Cụ Hà Thị Nhung, sinh năm 1937, cư ngụ tại thôn 6 xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khiếu kiện đất đai đã nhiều năm khi giành giật một tấm biểu ngữ với công an đã ngã ra chết. Bà là nhân khẩu bị gạch sổ đầu tiên của Trại dân oan Lý Tự Trọng.
-Trần Thị Ngọc Anh
Những ngày lễ tết thì sao? Khó thể tưởng tượng được rằng những con người khốn khổ này lại chấp nhận “ăn” Tết trong cảnh màn trời chiếu đất như vậy. Họ ngồi co ro trong giá rét của những ngày cuối đông trên chiếc ghế công viên nhìn dân Hà Nội ăn Tết. Hình ảnh của họ đã ám ảnh rất nhiều cư dân thủ đô và không ít người đã nhường cơm xẻ áo cho những người tù không có số này.
Dân oan, họ tội gì?
Họ chẳng khác mấy với tù nhân tuy nhiên người tù nào cũng được thăm nuôi trong khi đó công dân của Trại dân oan lại không có cái quyền này. Người tốt bụng Hà Nội phải đợi đến nửa đêm khi công an không còn quanh quẩn mới dám thăm nuôi những người mà họ không quen biết.
Chị Trần Thị Ngọc Anh, người dân oan có căn cước khiếu kiện gần hai mươi năm kể lại:
“Chúng tôi nói cho ngay nằm bờ nằm bụi, chị em hùn nhau chỉ có 10 ngàn cũng xong. Nấu cơm luộc rau chấm nước mắm hay nước tương. Cuộc sống tụi tôi rất là khổ.Tuy nhiên cũng được bà con ở Hà Nội người ta âm thầm giúp đỡ cho một gói mì tôm hay là âm thầm nửa đêm vì người ta không dám cho, tối 12 giờ người ta cho mỗi người một gói xôi, một cái bánh để sáng ăn lót dạ, từ chỗ đó tụi tôi lay lắt sống qua ngày.”
Không bị còng tay, không phòng giam và không người quản giáo, tuy nhiên họ không khác gì một tù nhân thứ thiệt vì ngồi trong công viên không biết đi đâu, nhìn ra bên ngoài chỉ để mơ ước nguyện vọng của mình được nhìn tới. Bao nhiêu năm kêu đòi công lý, ban đầu ước mơ được Thủ tướng xem xét: thất vọng, lại ước mơ đến Quốc hội, lại tiếp tục thất vọng. Mơ ước quay về quê với một lắng nghe tối thiểu không còn nữa trong tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của những con người khốn khổ này.
Rất nhiều người lặng lẽ ngồi bên lề đường nhìn những con người như mình sinh hoạt bình thường với gia đình mà không khỏi cay đắng khi tự hỏi: họ có tội gì với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
0 comments:
Post a Comment