Wednesday, October 30, 2013

TỪ CÁI GỌI LÀ “VIỆN KHỔNG TỬ” ĐẾN Ý ĐỒ HÁN HÓA NÔ DỊCH DÂN TỘC VIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỚI “TRUNG CỘNG”

TỪ CÁI GỌI LÀ “VIỆN KHỔNG TỬ” ĐẾN
Ý ĐỒ HÁN HÓA NÔ DỊCH DÂN TỘC VIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỚI “TRUNG CỘNG”
Phạm Trần Anh  
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo chính thức thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Ngay từ năm 2009, Tập Cận Bình lúc đó là Phó CT nhà nước TQ sang thăm Việt Nam đã mở mặt trân xâm lược văn hóa để “Hán hóa” nô dịch dân tộc Việt Nam. Để góp phần đào tạo những cán bộ đảng viên CSVN phục vụ cho đế quốc mới TC, họ Tập tuyên bố viện trợ 30 triệu dollars để xây Ký túc xá với đầy đủ tiện nghi vật chất cho trường Đảng CSVN. Đặc biệt, Trung Quốc viện trợ một số tiền khổng lồ là 350 triệu dollars để xây “Cung Hữu nghị Việt-Trung” đồ sộ với đầy đủ tiện nghi vật chất, các trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao giải trí để lôi cuốn nô dịch giới trẻ Việt Nam trong những sinh hoạt văn hóa văn nghệ, lễ hội, phim ảnh, thể thao và nhất là phim tập chiếu hàng ngày trên TV nhà nước, DVD phim truyện TQ tràn ngập thị trường trình chiếu khắp thôn cùng xóm vắng ở VN nên thanh niên trẻ em VN ngày nay thuộc lịch sử TQ hơn lịch sử Việt. Trong những lúc trò truyện, các em vẫn tự nhận mình là “Nam tử Hán” quên đi mình là người Việt, tự mình Hán hóa mình. Đó là nguy cơ lớn nhất của dân tộc Việt hôm nay! 

Cách đây mấy năm, trên VTV 1 của nhà nước chiếu trực tiếp buổi lễ Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Trung Quốc trong thực tế là “Thứ sử Đại Hán” lên Biện Biên Phủ để truy điệu các “Liệt sĩ Trung Cộng” và xây dựng các nghĩa trang Liệt sĩ Trung Cộng trên đất nước Việt Nam. Sau đó, nhà nước CHXHCNVN đã ký quyết định thành lập Viện Khổng Tử để tuyên truyền rao giảng văn hóa Hán nhằm nô dịch Hán hóa Việt Nam. Ngày 1 tháng 10 năm 2010, nhà nước CSVN tổ chức linh đình “Cái gọi là Ngàn Năm Thăng Long” với phí tổn 4 tỷ dollars vào đúng ngày “quốc khánh” của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và sẽ trình chiếu bộ phim “Đường tới thành Thăng Long” mà từ kịch bản, đạo diễn, diễn viên, quần chúng đến bối cảnh, trang phục đều do người Trung Quốc làm và đóng vai Lý Công Uẩn tức vua Lý Thái Tổ của nhà Lý. Trước đó, trang mạng chính thức của Trung Quốc với những bài viết nói rằng Lý Công Uẩn vua Lý Thái Tổ của Việt là người Tàu!!! Tất cả sự kiện được sắp xếp theo 1 trình tự có lớp lang đàng hoàng chứng tỏ đây là cả một chủ trương kế hoạch của đế quốc mới Trung Cộng khiến chúng ta, những người Việt Nam yêu nước giật mình lo sợ.

Từ trong nước, một trí thức yêu nước TS Nguyễn Xuân Diện ở trong nước báo động khi trả lời phỏng vấn của đài BBC như sau: “Thực tế đau buồn là bây giờ trẻ con cấp 1, cấp 2, cấp 3 thuộc sử Tàu hơn là sử Việt. Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng rất nhiều đến ngôn ngữ thường ngày của các em. Sóng truyền hình Trung Quốc tràn lan như vậy. Không những thế các bộ phim của cũng thế… Chúng tôi rất lo lắng bởi vì Viện Khổng tử này chắc chắn không phải được lập nên để tuyên truyền về giáo lý, tinh thần triết học hay cuộc đời và sự nghiệp của Khổng tử, cũng như về Nho học: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Tam Tòng Tứ Đức … Thực chất đây sẽ là một trung tâm văn hóa và ngôn ngữ, nhằm giới thiệu, quảng bá về văn hóa Trung Quốc : thi ca, âm nhạc, ẩm thực, trà đạo..., và sẽ có những giao lưu văn hóa giữa các nghệ sĩ Việt Nam và Trung Quốc. Đằng sau đó luôn là những hoạt động tư vấn về du học, tức là kéo thanh niên Việt Nam đến Trung Quốc du học ngày càng nhiều. Đây cũng sẽ là trung tâm dạy Trung văn, tức là tiếng Hoa. Đó là những hoạt động bề nổi, còn đằng sau nó chắc chắn sẽ là những hoạt động tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về mặt văn hóa và tư tưởng về một nước Trung Hoa hiện đại. Chính vì vậy nhiều nhà quan sát cho rằng việc thành lập Viện Khổng tử chính một sự thể hiện quyền lực mềm của Trung Quốc, hoặc có người gay gắt hơn thì nói rằng đấy là bước đầu đặt cơ sở cho việc bành trướng văn hóa. Điều này thật đáng lo ngại, bởi vì sức ép và sự tuyên truyền văn hóa của văn hóa Trung Quốc hiện đại lên Việt Nam hiện nay rất là mạnh mẽ. Nhân dân đã không được những người làm công tác văn hóa dẫn dắt, cho nên, họ có sự sùng bái văn hóa Trung Quốc rất là quá đáng.”

Tại Hải ngoại, TS Nguyễn Anh Tuấn cũng khẩn thiết cảnh giác mọi người về hiểm họa Hán hóa nô dịch văn hóa của Trung Quốc. TS Tuấn viết: “ Nhìn vào thực tế đau lòng của lịch sử, người dân Việt Nam và cả hơn tỉ người dân Hoa Lục, từ hơn 2000 năm qua, là nạn nhân khốn khổ của các chế độ quân chủ độc tài chuyên chế và phong kiến kể từ thời của Tần Thủy Hoàng. Các nạn nhân khốn khổ đó chưa một lần được hưởng tư cách và quyền công dân (citizenship) từ hơn 2000 năm qua. Khi Hoa Lục và nền văn minh Trung Hoa va chạm với nền văn minh Tây phương, và sau khi Mao Trạch Đông chiếm được Hoa Lục bằng bạo lực cách mạng cộng sản để đánh đuổi phe quốc gia của Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan vào năm 1949, Hoa Lục đã đi vào Tây phương hóa (westernization) bằng cách áp dụng triệt để và toàn diện lý thuyết của Marx và chủ nghĩa của Lenine để xây dựng xã hội Hoa Lục, và hiện đại hóa và Tây phương hóa đã thành một thảm họa cho cả dân Hoa Lục và cả các dân tộc Đông phương.
Sự xuất hiện của bạo lực cách mạng và độc tài chính trị không tạo được một giá trị cách mạng nào cả cho Hoa Lục mà đó chỉ là sự trá hình liên tục của chế độ quân chủ độc tài chuyên chế và phong kiến “đã có từ hơn 2000 năm dưới một mức độ tàn hại và nguy hiểm gấp trăm lần hơn mấy ngàn năm trước. Nếu các chế độ quân chủ độc tài chuyên chế (absolute monarchy and feudalism) đã tạo ra “trật tự quân thần” và “đạo vua tôi” như một gông cùm xiềng xích văn hóa, được che đậy bằng chiếc mặt nạ của “mệnh trời”, cũng như “đạo trời” và “đạo làm người”, để bắt muôn dân phải “thờ vua” thì ngày nay, chế độ cộng sản cũng có trật tự của đảng cộng sản, một thứ trật tự đã biến bao tỉ con người thành nô lệ cho một đảng và “đạo vua tôi” vẫn được duy trì dưới chế độ cộng sản bằng cách – thay vì “thờ vua”, thì bây giờ “tôn thờ lãnh tụ”, và “tôn thờ đảng” được coi như một thứ “đạo lý tuyệt đối” của bạo lực cách mạng cộng sản. Thanh niên Việt Nam đi vào quân đội phải thề “trung với đảng” và “hiếu với dân”.

Trước cuộc xâm lược văn hóa của chủ trương Hán hóa nô dịch dân tộc ta của đế quốc Trung Cộng mà sự nguy hại còn gấp trăm lần xâm lược quân sự, chúng ta những người Việt Nam yêu nước phải làm gì để vô hiệu hóa cái gọi là “Quyền lực mềm” của Bắc Kinh? Nhất là cuộc xâm lược văn hóa này được sự tiếp tay của “kẻ nội thù”, những tên Thái Thú thời đại “Xác Việt, Hồn Tàu phù” của tập đoàn Việt gian CS bất nhân hại dân bán nước và thái độ thờ ơ vô cảm cộng với cái tâm lý sính ngoại đua đòi của đa số người dân Việt hiện nay, hậu quả của sự nhồi nhét cái gọi là văn hóa vô sản “Vô Tổ Quốc-Vô Gia Đình-Vô Tôn giáo” của ý thức hệ CS từ bao lâu nay.

NHỮNG CUỘC XÂM THỰC VĂN HÓA
ĐỂ HÁN HÓA NÔ DỊCH DÂN TỘC VIỆT TRONG LỊCH SỬ
Với tư tưởng chủ đạo “Độc tôn Đại Hán”, tự cho mình là trung tâm của thiên hạ nên ngay từ triều Thương, sau khi đánh đuổi nhà Hạ của tộc Việt đã chọn tên nước là Trung Quốc. Trung Quốc là trung tâm của thiên hạ, triều đình TQ là “Thiên triều” trong khi các nước khác là chư hầu, vua Trung Quốc là Thiên tử. Sau khi đã xâm chiếm nhà Hạ và các nước Bách Việt, hết Thương rồi đến Chu đã xâm thực văn hóa, tiếp thu tinh hoa của nền văn minh Việt rồi cải biến thành văn hóa Hán, tự cho mình là văn minh “Hoa Hạ” còn tất cả các nước là man di mọi rợ.

Các sử gia Hán tộc với quan niệm: “Đại nhất thống” tự cho là trung tâm thế giới, cái rốn của nhân loại, là tộc người ưu việt. Chủ trương trước sau như một của Đại Hán bành trướng làHuệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương” nghĩa là: lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương. Đó là chủ trương bành trướng Đại Hán “Dĩ Hạ biến Di” nghĩa là lấy cái cao thượng, tao nhã của Đại Hán để cải hoá man di mọi rợ. Chính vì vậy trong mọi thời kỳ lịch sử, Hán tộc luôn luôn chủ trương tiêu diệt văn tự các dân tộc khác, âm mưu nô dịch văn hoá rồi đồng hoá các dân tộc. Lợi dụng Hán tự là văn tự duy nhất các sử gia Trung Quốc từ cổ đại đến nay đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, sửa đổi cho phù hợp với sử quan Đại Hán, đánh đổ lòng tự hào dân tộc của các tộc người khác để dễ bề thống trị và đồng hoá. Đó là chủ trương nhất quán, là bản chất bành trướng thâm độc của họ suốt từ xưa tới nay. Chính vì thế, lịch sử Trung Quốc là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng, thôn tính và đồng hóa các dân tộc khác. Hán tộc thời Thương Chu vẫn ngạo mạn, tự cho họ là trung tâm là Hoa Hạ (Trung Hoa) cao sang còn tất cả đều là man di mọi rợ cả, nên Hán ngữ thường gọi tên  của những dân tộc xung quanh họ kèm theo bộ khuyển (chó), bộ trĩ (côn trùng), bộ mã (ngựa). Trong khi những người họ gọi là man di mọi rợ đã thành lập gần 40 quốc gia phồn thịnh và hùng mạnh ở đó vào thời Xuân Thu. Ngày nay, Trung Quốc vẫn tự nhận nền văn minh Hoa Hạ là của họ nên chúng ta phải đặt lại vấn đề gốc tích của Hán tộc để từ đó, chúng ta xem Hán tộc có nền văn minh thực sự hay tiếp thu của các dân tộc khác.
Trong suốt dòng lịch sử, Hán tộc luôn luôn phát động cuộc chiến tranh xâm lược theo sau là cuộc xâm thực văn hóa, triệt tiêu văn hóa của các dân tộc bản địa để Hán hóa nô dịch các dân tộc đó. Lịch sử chép lại cuộc xâm lược đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1766 TDL khi Thành Thang, vua tộc Thương đánh chiếm và tiêu diệt nhà Hạ của Việt tộc. Ngay từ thời Thương-Ân, Hán tộc đã chủ trương tiêu diệt tộc Việt mà ấn tích được Sử Ký Tư Mã Thiên chép lại lời Bàn Canh chủ trương tiêu diệt Việt tộc để mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam như sau “Nước Việt là cái bệnh trong gan ruột của ta. Nay nhà vua nghe những lời phù phiếm, dối trá của nó mà tham đất Tề, đem quân đánh Tề. Tề cũng ví như ruộng đá không dùng vào được việc gì. Vả lại, bài cáo của Bàn Canh trong Kinh Thi có nói là có bọn cuồng loạn láo xược phải giết hết đi để cho chúng không còn con cháu một mống nào, không cho chúng làm hại cái giống tốt ở ấp này … Đó là điều làm cho triều Thương hưng thịnh. Xin nhà vua bỏ Tề mà đánh nước Việt trước. Nếu không làm thế thì sau này có hối cũng không kịp nữa …”

Một sự thật không thể phủ nhận được là “Huyền tích về Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương” đánh tan giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 8 đã được chính thư tịch cổ Trung Quốc xác nhận sự hiện hữu của quốc gia Văn Lang lúc đó còn ở Quý Châu TQ bây giờ. Ngày nay, với sự tiến bộ của các khoa Khảo cổ học, khoa Khảo Tiền Sử và Khoa Di Truyền học nên tất cả sự thật lịch sử đã được phục hồi một cách khách quan trung thực. Huyền tích đã trở thành một sự thật lịch sử nhưng chúng ta vẫn nhìn về lịch sử xa xưa với những truyền kỳ có thêm phần huyền ảo để sự thật lịch sử được điểm tô hư cấu như một “Sự Tích” có vẻ thi vị huyền hoặc đẹp như một “Áng Sử Thi” của dân tộc chúng ta.

TRIỀU CHU LẤY CHỮ VIỆT SỬA THÀNH CHỮ HÁN
Đến thời Chu, cuộc xâm thực văn hóa của Hán tộc vô cùng thâm độc bắt đầu từ việc Chu Tuyên Vương cho Thái sử Trứu thêm bớt lối chữ “Điểu Triện” của Việt tộc đặt ra lối chữ “Đại Triện” nét tròn thường viết bằng sơn trên gỗ tre. Sử Trung Quốc chép rằng chữ Bát quái của Phục Hi, chữ Kết thằng là lối chữ ký hiệu bằng cách thắt nút dây của Đế Thần Nông. Đến đời Đế Hoàng, sử gia Thương Hiệt đã thống nhất được lối chữ cổ kể trên, đồng thời theo dấu hình chân chim thú bay nhảy mà biết văn lý phân biệt rồi khuếch trương bằng hình thanh đặt ra lối chữ Điểu Triện. Mãi tới thời Chu Tuyên Vương của Hán tộc mới sai Thái sử Trứu thêm bớt lối chữ “Điểu Triện” đặt ra lối chữ “Đại Triện” nét tròn thường viết bằng sơn trên gỗ tre. Bởi vậy, lối chữ đại triện này gọi là Trứu thư được xem là của Hán tộc vì nó hoàn toàn khác với lối chữ Khoa đẩu, Điểu triện thời Đế Hoàng của Việt tộc.

Chính “Vạn thế Sư biểu” của Hán tộc là Khổng Tử cũng đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những tôn ti trật tự, những giá trị đạo lý cho xã hội Trung Quốc. Tất cả những “Tứ thư, ngũ kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác”, chép lại của tiền nhân chứ không phải do Khổng Tử sáng tác ra. Thật vậy, Khổng Tử sao chép trong sách cổ viết bằng lối chữ Khoa Đẩu của Việt tộc. Khổng Tử sao chép những tinh hoa của văn hóa Việt rồi soạn lại thành tinh hoa văn hóa Hán để truyền bá khắp nơi. Trước đó, Thái Bá và Ngu Trọng con của Cổ Công Đản Phụ, tổ của họ Chu, trong thời gian chung sống với Việt ở đất Giao Chỉ đã tiếp nhận tinh hoa văn hóa Việt rồi biến cải thành văn hóa Chu. Trong sách cổ “Kinh Thi”, Khổng Tử đã tuyển chọn văn hóa Việt gọi là Quốc phong, nghĩa là phong hóa của đất nước. Chính Khổng Tử đã lấy phần “Chính Phong” trong “Quốc Phong” của tộc Việt là cư dân nông nghiệp để làm chuẩn mực đạo đức luân lý để giáo hóa dân Tàu nguyên là một tộc người chuyên sống trên lưng ngựa chỉ biết việc chiến chinh chém giết xâm chiếm lãnh thổ của các tộc người khác. Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa … Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man mạnh được yếu thua, bất kể tình người, bất kể luân lý đạo đức. Thế mà với luận điệu của “Đế quốc Đại Hán”, chính sử Trung Quốc cứ vẫn miệt thị Việt tộc là man di, các Thứ sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu. 

Các công trình nghiên cứu về chữ Việt cổ đã chứng minh rằng “Hán tự” chữ Hán ngày nay nguyên là lối chữ Vuông của tộc Việt. Thật vậy, chữ Việt hay tiếng Việt là chủ thể đã tạo nên “Hán-Việt” ở Việt Nam và “Hán-Ngữ” ở Trung Quốc ngày nay! Chữ Nôm là chữ tượng hình và đã biến đổi trở thành không còn là chữ tượng hình, mà thành chữ “biểu ý” vuông cho đẹp, cho nên gọi là chữ Vuông. Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán. Đấy là kết quả của tiến trình lịch sử đích thực khi Hán tộc tiến vào Trung Nguyên chiếm đất của người Việt. Họ đã học tiếng nói và chữ viết của người Việt cổ và hòa huyết với người Việt, sinh ra các thế hệ sau và tự xưng là người Hoa Hạ. Sau vài thế hệ, người Hoa Hạ trở thành lớp thống trị xã hội, đã tiếp tục vai trò chính thống của các triều đình Hán tộc. Họ đã đổi văn phạm theo cách nói “phụ trước chính sau” của tộc Mông Cổ, đồng thời chuyển hóa dần tiếng Việt thành tiếng Hoa Hạ và sau thành tiếng Tần, Hán. 

Các công trình nghiên cứu khai quật ngôn ngữ Hán cổ và tìm ra nghìn vạn bằng chứng cho thấy chữ Hán chính là chữ Việt cổ cực kỳ phong phú của đại tộc Việt. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Thành thì những di chỉ văn hóa như Bán Pha, Ngưỡng Thiều, Đông Sơn… đều có dấu tích các chữ viết thuộc về tiền thân của giáp cốt văn và chữ Vuông ngày nay. Chữ Vuông đi từ phôi thai cho đến phổ cập từ đời nhà Hạ, Thương, Chu đến ngày nay. Đó là  loại chữ “Vuông文” của người Việt. Thật vậy, ngày nay chỉ có Việt ngữ phương Nam mới có âm đọc và chữ để viết “chữ Vuông” bằng hai tiếng “chữ字 Vuông文”. Tuy rằng người Việt Nam ngày nay đã đọc “文vuông” là “Văn文”, nhưng dấu tích “văn文” là “Vuông文” còn giữ được bên tiếng Triều Châu. Người Mân Việt-Triều Châu cho đến nay vẫn chỉ đọc chữ “văn文” là “Vuông文” mà  không bao giờ đọc là “văn文”. “Văn” là do đọc trệch âm “Vuông文” mà thành. Tiếng Mân Việt-Triều Châu là một phương ngữ rất xưa, được nhìn nhận là có ít nhất là 7000 năm lịch sử, xưa hơn chữ đời Thương, Chu và âm Hán Việt thời nhà Hán hay nhà Đường và thời nhà Tống rất nhiều! Chữ Nôm với âm Nôm có trước là “Diềt日”, chứ không phải là âm “Nhật日” của Hán Việt. Nguyệt ngày xưa cũng đọc là “Việt/ Duyệt月”. Tiếng Quảng Đông ngày nay vẫn đọc “Nguyệt月” là “Duyệt月” y như phát âm của chữ “Việt粵” và “Việt越”. Tiếng Việt ngày nay đọc là “Nguyệt月” rất gần với âm “Việt/ duyệt月”.(Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đỗ Thành (Nhannamphi’blog) thì chữ Hạ 夏 cũng là chữ “Diềt夏 Việt”, tiếng Triều châu đọc là “He 夏” như “Hè 夏” trong tiếng Việt để chỉ “mùa hè 夏”. Chữ “hè 夏” nầy có chữ “Hiệt 頁” phía trên, phát âm “Hiệt頁” ngày xưa cũng  tương đương là chữ “Diềt夏 Việt”.  Việt夏/Hè cũng chính là “Hùng 夏 vương”, Họ Mỵ芈 hay Mi芈 của vua Việt và Hoa華-Hạ夏” thì đủ biết chữ Hoa華 nầy chính là Hạ夏 là Yúe là Việt với nguyên âm “Hiệt頁”. 

Sự thật lịch sử đã được phục hồi sau hàng ngàn năm bị chôn vùi trong lòng đất là cư dân nhà Hạ thuộc chủng Bách Việt phương Nam, hoàn toàn khác dân du mục Thương. Các nhà khảo cổ đã dùng phương pháp phóng xạ C14 đã xác định những người Ngưỡng Thiều, Long Sơn đa số thuộc chủng phương Nam như người miền Nam Trung Hoa hiện nay và cũng không khác những người nay thuộc lãnh thổ Việt Nam và cả Nam Dương (Indonesia). Chứng cứ khảo cổ này đã phục hồi sự thật lịch sử là nhà Hạ trong lịch sử Trung Hoa là của Việt tộc đã định cư ở vùng sông Bộc mà truyền thuyết kể là ngành Thần Nông phương Bắc đã thành lập các triều đại Đế Hoàng, Đế Nghiêu, Đế Thuấn và đế Hạ Vũ nhà Hạ. Kết qủa của công trình khảo cổ này đã xác nhận là cư dân nhà Hạ đã có một nền văn hóa cao nên đã kiểu thức hoá chữ viết Việt cổ được 11 ký hiệu đơn lẻ khắc trên mai rùa bao gồm: chữ “mục” (mắt), “hộ” (cửa nhỏ, 1 cánh), và các số 1, 2, 8, 10, 20. Những chiếc mai rùa này được chôn cùng với thi thể người trong 24 mộ phần, định tuổi bằng đồng vị carbon là từ năm 6.600 đến 6.200 TDL trong khi tộc Thương mới đến xâm chiếm đất đai của nhà Hạ và thành lập triều Thương năm 1766 TDL. Những mảnh giáp cốt đào được ở vùng này, trước đây giới nghiên cứu không rõ về văn minh của cư dân nhà Hạ nên cho rằng là của triều Thương.

Kết qủa công trình nghiên cứu đã khẳng định là các ký hiệu này đã phôi thai và được kiểu thức hóa từ thời nhà Hạ của Việt tộc. Thư tịch cổ Trung Hoa ghi rõ là Thương Hiệt đã theo dấu chân chim đặt ra lối chữ gọi là Điểu Triện. Điểu triện là chữ viết của tộc thờ chim (Âu Việt) chính là của Việt tộc. Các nhà ngôn ngữ học cũng cho rằng “Cái gọi là văn tự Thương” thực ra đã được kiểu thức hoá từ đời nhà Hạ của Việt tộc. Đến triều Chu, Thái Sử Trứu mới chính thức sửa đổi Điểu Triện của Việt tộc thành Đại Triện của Hán tộc mà thôi. Trương QuangTrực (Chang Kwang Chih), sử gia hàng đầu hiện nay của Trung Quốc đã thừa nhận một sự thực lịch sử là tuy Trung Quốc là một quốc gia lớn với một nền văn hoá lớn nhưng nó đã phải thâu nhập tinh hoa của nhiều nền văn hoá hoá hợp lại. Ông viết: “Những nền văn hoá địa phương thời tiền sử, sau khi thống nhất đã trở thành một bộ phận của văn hoá Trung Quốc”.

TẦN THỦY HOÀNG DIỆT NHO, ĐỐT SÁCH TRIỆT TIÊU VĂN HÓA VIỆT
Năm 221 TDL, để củng cố quyền lực thống lĩnh Trung Nguyên, Tần Thủy Hoàng cử thừa tướng Lý Tư lo việc thống nhất văn tự, diệt Nho, đốt sách để tiêu hủy toàn bộ chữ viết di sản văn hoá của Việt Tộc. Đế quốc Tần quy định một lối chữ mới gọi là “Tiểu Triện” bắt buộc dân các nước phải nói và viết lối chữ này. Đồng thời cho thống nhất các đồ cân, đo lường và cả nông cụ, cày bừa kể cả khoảng cách giữa hai bánh xe để dễ thu thuế và chuyên chở lúa nộp thuế. Nhưng quan trọng hơn cả là thống nhất tư tưởng để dễ bề thống trị, triệt tiêu mọi mầm mống chống đối nên Tần chủ trương diệt Nho, đốt sách, chôn sống nho sĩ. Buộc mọi người dân phải tuân phục những gì triều đình Trung ương đưa ra, không một ai được có ý kiến riêng tư nào khác ngoài chủ trương chính sách của Triều đình. Tần ghét nhất giới nho sĩ, triết gia mở trường tự dạy đạo lý, chỉ trích chiến tranh và hình phạt tàn bạo. Tần chỉ muốn nhồi nặn dân chúng trở kỷ luật, bảo gì nghe nấy. Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận là tội nặng nhất. Tứ Thư và Ngũ Kinh của đạo Nho bị coi là cực kỳ phản động vì khiến cho dân nhớ tiếc tôn ti trật tự xưa cũ của các triều đại vua chúa các nước ở Trung nguyên. Năm 213 TDL theo đề nghị của Lý Tư, Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn Nho, đốt hết các bản Tứ thư, ngũ kinh và Bách gia chư  tử trong dân gian. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hết để triệt tiêu sử liệu về nguồn cội dân tộc. Ai không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị kết tội là phản động. Các chủ trương của Tần Thủy Hoàng trở thành kinh điển của chế độ độc tài Cộng sản sau này. 

TRIỀU MINH XÓA SẠCH VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC NGƯỜI VIỆT
Thời Hán, các Thái Thú như Sĩ Nhiếp, Nhâm Diên, Tích Quang ra sức Hán Hóa dân ta, bắt dân ta phải viết chữ Hán, theo phong tục Hán. Vào thế kỷ thứ 15, Minh Thành Tổ của triều Minh đã chủ trương triệt tiêu văn hóa Việt cực kỳ thâm độc. Vua Minh ra sắc chỉ cho Mộc Thạnh, Trương Phụ đốt tất cả sách vở, phá sạch các đền đài miếu mao, bia đà của tộc Việt. Sách vở phải đưa về Yên Kinh, nếu không đưa về được thì phải têu hủy tại chỗ.  Triều Minh xóa sạch văn hóa và bản sắc người Việt, bắt người Việt phải sinh hoạt giống người Tàu, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Đàn ông Việt Nam bị hoạn thiến rất nhiều. Sách vở bị đốt phá, báu vật, sách quý và những người tài giỏi đều bị đem về Tàu. Các sách lịch sử, binh pháp có giá trị của Đại Việt được lưu truyền từ nhiều đời, đặc biệt là binh pháp đời Trần, đã bị thất truyền là do vậy. Trong số hơn Hơn 7600 nhân tài của Đại Việt trong đó có nhà chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng, kiến trúc gia Nguyễn An phải bị bắt sang Tàu để phục vụ chính quyền nhà Minh, đồng hóa họ, sinh con đẻ cháu và chết luôn bên Tàu. Ngoài ra, triều Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng, ra sức khai thác tài nguyên của Đại Việt đem về Trung Hoa” (Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim).
 
Kể từ khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa CS vào Việt Nam với sự thành hình của đảng CS Đông Dương rồi đảng CSVN, họ Hồ đã dâng biển cho Trung Cộng qua công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958. Đặc biệt, CSVN bắt các nhà sử học phải viết sử theo nghị quyết của đảng CS. Thi hành chủ trương xâm thực văn hóa của Trung Quốc, đảng CSVN đã ra nghị quyết cho viện sử học hội thảo về đề tài “Hùng Vương hay Lạc Vương?” để xóa mờ đi ý niệm Bách Việt để quên đi việc TQ thôn tính đồng hóa các nước Bách Việt của các chi tộc Việt ở trên lãnh thổ TQ bây giờ. Hàng loạt bài viết của các nhà sử học văn nô của chế độ xác định dân tộc Việt Nam hiện nay là di duệ của “Người Lạc Việt” mà thôi và quan trọng hơn là phủ nhận cội nguồn Bách Việt và lãnh thổ của Bách Việt hiện do Trung Quốc chiếm hữu. Các nhà sử học CHXHCNVN viết sử theo nghị quyết của Đảng CS sau khi Phạm văn Đồng Thủ Tướng của cái gọi là nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gửi công hàm bán nước năm 1958 nên đã tự ý sửa đổi lịch sử cho phù hợp với quan hệ hữu nghị Việt-Trung. Họ đã không những không dám nói lên sự thật lịch sử mà lại còn nhất tề phụ hoạ với luận điểm cho rằng nước Văn Lang ta chỉ mới hình thành hơn 600 năm TDL cho phù hợp với sử quan bành trướng Đại Hán xa xưa mà hiện nay là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc anh em! Họ phủ nhận cương giới của nhà nước Xích Quy sơ khai của Việt Tộc, chống lại sử quan dân tộc của những người Việt Nam chân chính mà họ phê phán là khuynh hướng dân tộc cực đoan hẹp hòi. 

Theo nghị quyết của đảng CSVN, các nhà sử học Mác Xít đã viết sử rập khuôn sử quan triều Thanh Tiền Hy Tộ đã bóp méo ý nghĩa và sửa lại niên hiệu thành lập nước Văn lang như sau: “Đến đời Chu Trang Vương (696-682TDL) ở bộ Gia Ninh có người lạ dung ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đóng đô ờ Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang. Phong tục thuần hậu, chất phác. Chính sự dùng lối thắt nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương …”. Bộ Lịch sử Việt Nam của Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam viết về sự thành lập nước Văn Lang trong như sau: “Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta đời Hùng Vương và Âu Lạc đời An dương Vương vào giai đoạn Đông Sơn trong thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên… Căn cứ theo 15 bộ của nước Văn lang và nhất là căn cứ vào quá trình chuyển hoá lịch sử nước Văn lang đời Hùng Vương đến nước Âu Lạc đời An Dương Vương, rồi đến 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời thuộc Triệu và thuộc Hán, có thể xác định địa bàn của nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ nước ta ngày nay và một phần phiá Nam tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc”.

Nguyễn Khắc Thuần trong “Việt Nam, tư liệu tóm tắt” thì cái gọi là Khoa học lịch sử hiện đại dể cho rằng: “Niên đại mở đầu của thời sơ sử được xác định là cách nay từ 2.600 năm tới 2.500 năm. Giai đoạn Hùng Vương với nước Văn Lang mở đầu cách nay khoảng 2.500 năm và chấm dứt vào năm 179 TCN. Năm Triệu Đà đánh bại An Dương Vương và xác lập nền đô hộ ở nước ta. Văn Lang là một giai đoạn có thật của lịch sử Việt Nam nhưng sự thật lịch sử về Văn Lang không hoàn toàn như sử cũ mô tả ! Mười tám đời vua Hùng nối nhau trị vì 2622 năm (từ 2879 - 258 TDL). Đó là những con số khó thuyết phục. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng với người Việt số 9 là số linh thiêng, cho nên con số 18 đời Hùng Vương mà Hùng triều Ngọc Phả nói tới cũng là con số ước lệ, biểu tượng một ý niệm thiêng liêng nào đó.! Theo Nguyễn Khắc Thuần thì “Trái với những ghi chép của chính sử cũ và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội nhà nước CHXHCNVN cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại khoảng 300 năm và niên đại tan rã là khoảng 208 TDL chứ klhông phải 258 TDL. Với 300 năm, con số 18 đời Hùng là con số dễ dàng chấp nhận. Tuy nhiên cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì. Tóm lại nước Văn Lang chỉ tồn tại trước khoảng 300 năm và con số 18 đời vua Hùng cho đến nay vẫn là con số của huyền sử!". Luận điểm trên không thuyết phục được ai vì tính chất phủ nhận cội nguồn phản dân tộc của họ. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm của một số người vong bản, nhân danh khoa học lịch sử hiện đại tiến bộ mà trong thực chất là phản bội dân tộc, phủ nhận cội nguồn gốc tích tổ tông không thể tha thứ được. Vô hình chung họ đã phủ nhận nền văn minh Đông Sơn rực rỡ, nền văn minh trống đồng độc đáo của Việt tộc. Chính họ đã phải xác định rằng, sơ kỳ của thời đại đồ đồng ở Việt Nam mở đầu cách nay 4.000 năm với nền văn hoá Phùng Nguyên mà đỉnh cao tột cùng là nền văn hoá Đông Sơn, mở đầu cách nay 2.800 năm. Điều đó có nghĩa là ít nhất là cách đây ít nhất là 4.000 năm, xã hội Việt cổ đã tổ chức ổn định thứ tự lớp lang. Nói một cách khác, xã hội Văn Lang đã được định chế hoá thành nhà nước từ lâu như giới nghiên cứu lịch sử cổ đại đã nhận định là khi con người cổ đại đã biết nung chảy kim khí thì họ cũng nung chảy luôn cái khuôn mẫu xã hội nguyên thủy để tổ chức thành nhà nước với những định chế rõ ràng. Mặt khác, họ quên một điều là bộ Đại Việt Sử Lược tuy là bộ sử xưa nhất còn sót lại nhưng đã bị Tiền Hy Tộ (người Hán) sửa chữa đổi tên là Việt Sử Lược rồi lưu trong Tứ Khố Toàn Thư của Thanh triều nên luận điệu sặc mùi Đại Hán bành trướng. Chính vì vậy, sử gia Đào Duy Anh đã phải cay đắng thốt lên “Người ta biết tôi nhờ lịch sử và người ta cũng kết tội tôi vì lịch sử”. Chính vì sử gia Đào Duy Anh và cả viện sử học đã phải viết sử theo nghị quyết của đảng CS nên Phan Huy Lê, Trần văn Giàu đã phải thừa nhận “Viết sử theo nghị quyết thì lịch sử không còn là lịch sử nữa!”.

Nguy hại hơn nữa là tập đoàn Việt gian bất nhân hại dân bán nước đã quỳ gối ký mật ước Thành Đô tháng 9 năm 1990 trong đó Việt Nam sẽ là một bang tự trị trong cộng đồng dân tộc Trung Quốc. Thảm họa mất nước cận kề như lời của Nguyễn Cơ Thạch, cựu bộ trưởng ngoại giao của CHXHCNVN là “Một thời kỳ đô hộ mới cực kỳ nguy hiểm của TQ đã bắt đầu…”. Chính vì vậy, tập đoàn Việt gian bán nước đã không dám làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến 17-2-1979 với TQ mà phái đoàn CSVN lại đặt vòng hoa tưởng nhớ lính Trung Quốc chết trận năm 1979 tại nghĩa trang Liệt sĩ ở Thủy Khẩu, Long Châu. Đã vậy, báo “Hà Nội Mới” ngày 19/09/2008 đăng bài dịch ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu, tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc tấn công Việt Nam hồi 1979, người đã từng chặt đầu thường dân Việt vô tội ở thôn Tổng Chúc, cho quân tàn phá thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn. Ban văn hóa Tư tưởng của đảng CSVN lại chỉ thị cho nhà xuất bản Văn Học phát hành cuốn sách “Ma Chiến Hữu” của Mạc Ngôn ca ngợi "người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng Hai năm 1979”.  Không chỉ cuốn “Ma Chiến hữu” mà tất cả các sách viết về nhà cải cách Đặng Tiểu Bình, kẻ đã "dạy cho Việt Nam một bài học" năm 1979, cũng được bầy bán công khai tại Việt Nam. Ô nhục hơn nữa, đại lễ Nghìn năm Thăng Long cũng được chuyển đổi từ ngày 10/10/2010 qua ngày 1/10 là ngày quốc khánh của TQ. Một bộ phim 19 tập "Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long" do Cận Đức Mậu, người Trung Quốc làm Tổng đạo diễn với diễn viên người TQ, trang phục TQ được hoàn thành cùng một lúc với luận điệu tuyên truyền của Bắc Kinh “Lý Công Uẩn là người Trung Quốc!!!” mà giới sử học và nhà nước CS không một lời phản bác.

Ngày 14-10-2011, TBT Nguyễn Phú Trọng sang ký “Thỏa thuận 6 Nguyên tắc Cơ bản” chấp nhận đàm phán song phương để tự do nhượng đất nhượng biển cho TQ, phá vỡ chủ trương đa phương hoá, quốc tế hoá của hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean). Ngay trong ngày ký kết thỏa thuận thì Hải quân Trung Quốc loan báo vừa thiết lập một trạm xá quân y tại đảo Đá Chữ Thập mà Trung quốc gọi là đảo Vĩnh Thử, nơi mà Trung Cộng đã đổ quân chiếm đảo Chữ Thập của Việt Nam năm 1988 bắn chết 70 chiến sĩ hải quân Việt Nam. Ngay sau đó, nhân dân toàn quốc biểu tình chống Trung Quốc bị chính quyền đàn áp dã man…

Ngày 21 tháng 12 năm 2011, Phó chủ tịch nước CHNDTH Tập Cẩm Bình sang thăm Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp đón rầm rộ. TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng ôm hôn Tập Cẩm Bình thắm thiết trước mặt các em thiếu nhi cầm cờ Trung Quốc được thêm 1 ngôi sao “Thuộc quốc” Việt Nam. Đồng thời, đài truyền hình Việt Nam VTV1 trình chiếu cờ Trung Quốc với 5 ngôi sao chư hầu như để gián tiếp chấp nhận là một thành phần của dân tộc Trung Quốc như các dân tộc Mông, Mãn, Tạng, Hồi. 

Tháng 6 năm 2013, trước khi đến Hoa Kỳ, Trương Tấn Sang sang Bắc Kinh ký kết 10 văn kiện “Bán Nước”. Ngày 13 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường và người đồng nhiệm Việt Nam, Thủ tướng CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng, tuyên bố củng cố quan hệ chính trị láng giềng giữa hai nước và thúc đẩy hợp tác thương mại cũng như ngoại giao với mục tiêu thương mại hai chiều dự tính lên đến 60 tỷ USD vào năm 2015. Đặc biệt 2 chính phủ CS này ký kết thành lập Viện Khổng Tử tại Hà Nội với mục đích giảng dạy tiếng Hoa, đào tạo giáo viên Hoa ngữ, tổ chức thi trình độ tiếng Hoa, chiếu phim Trung Quốc, tư vấn du học và tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa, hữu nghị. Cùng với việc viện trợ cho Ký túc xá của trường đảng, viện trợ xây cung hữu nghị Việt Trung, đây thực sự là một cuộc xâm lăng văn hóa của đế quốc mới của thời đại, một cuộc xâm lăng không tiếng súng nhưng vô cùng nguy hiểm sẽ “Hán hóa” lâu dài giới trẻ Việt Nam.

Đây là mặt trận văn hóa song hành với mặt trận kinh tế và áp lực của mặt trận quân sự tạo thành “3 mũi giáp công” của đế quốc mới Trung Cộng. Tình hình đang bất lợi khi Hoa Kỳ chuyển trục sang biển Đông Nam Á cùng với thái độ đối đầu quyết liệt của Nhật Bản kể cả về quân sự đã buộc TQ phải “Lùi một bước”. Thái độ hung hăng trong thời gian vừa qua đưa TQ vào thế trận cô lập nên phải áp dụng sách lược của họ Đặng phải che giấu ý đồ nên phải “Lùi một bước để Tiến hai bước”. Bước lùi chiến lược này có lợi cho TQ khi đưa ra chủ trương “ Gác lại tranh chấp để cùng khai thác”, hai bên cùng có lợi để ly gián, phân hóa gây mâu thuẫn giữa các nước Đông Nam Á (Asean) nhưng trên thực tế, kẻ lợi nhất vẫn là TQ vì từ chỗ không có gì (Vì TQ cũng biết những vùng biển này đâu có phải của TQ) tới chỗ có 1 nửa và với thế mạnh về kinh tế, quân sự thì xuất kỳ bất ý sẽ loại bỏ đối thủ bằng nhiều phương cách, kể cả quân sự. Các nước Đông Nam Á phải cảnh giác trước khi đã quá muộn và những người Việt Nam yêu nước ở quốc nội và quốc ngoại, chúng ta phải làm những gì trước mưu đồ xâm lược bành trướng “Bá quyền Văn hóa” hết sức thâm độc này?

Vấn đề đặt ra là giới nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên sinh viên cùng với đồng bào cả nước  và ở hải ngoại phải đứng kên quyết tâm tranh đấu đòi hỏi quyền dân chủ tự do, quyền làm chủ đất nước, thúc đẩy sự hình thành một xã hội dân sự trong đó nhân quyền và dân quyền phải được tôn trọng và bảo vệ, mặt khác phải tuyên truyền vận động một phong trào “Khơi dòng Lịch sử” để thế hệ con em chúng ta yêu mến lịch sử, học tập những tấm gương của các anh hùng dân tộc và các danh nhân văn hóa của dân tộc Việt. Nói cách khác là chúng ta cùng nhau nỗ lực “Phục hồi nguyên khí quốc gia” bằng cách giáo dục lòng yêu nước thương nòi, xiển dương bản sắc văn hóa dân tộc nhân bản truyền thống của Việt Nam… Bên cạnh đó, chúng ta cùng nhau phát động phong trào “Tẩy chay” văn hóa, không xem phim, không mua hàng hóa, thực phẩm độc hại của Trung Cộng. Chúng ta phải phục hồi sự thật của lịch sử với những công trình khoa học mới nhất về huyết học, về Khảo Tiền Sử, về Di truyền và Đại Dương học để thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, để thấy rằng Tộc Việt là một đại chủng với gần năm ngàn năm văn hiến. Hán tộc nguyên là một tộc người Turc du mục từ Trung Á tiến sang phối chủng với người Mông Cổ (Huns) nay đây mai đó, đời sống thiên về vũ lực sức mạnh trong khi tộc Việt là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới, đã hình thành nền văn minh nông nghiệp trên 7 ngàn năm nay. Cái gọi là văn hóa, văn minh Trung Quốc chính là văn hóa, văn minh Việt nên danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã khẳng định trong “Bình Ngô Đại Cáo”:
Duy ngã Đại Việt chi quốc
Thực vi văn hiến chi bang… Chỉ có nước Đại Việt ta từ trước Mới có nền văn hiến ngàn năm…

Bài học lịch sử cho chúng ta thấy rằng, siêu đế quốc Trung Cộng chỉ mới xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1959 đến nay mới có một nửa thế kỷ mà Đức Đạt lai Lạt Ma của Tây Tạng đã ngậm ngùi cay đắng thốt lên: Tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và nhân cách của các thế hệ Tây Tạng, vốn qúi gía hơn mạng sống của họ, nay đã gần như bị tiêu diệt! Đảng cộng sản và nhà nước Trung Cộng đã biến Tây Tạng thành một “Địa ngục trần gian”!!!

Tất cả đồng bào Việt Nam chúng ta, trong và ngoài nước phải làm gì trước khi đã quá muộn? Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ trở thành một Tây Tạng, một Tân Cương thứ hai trong thế kỷ 21 này…??? 

Toàn dân Nghe chăng? Sơn Hà Nguy Biến!!!
PHẠM TRẦN ANH

0 comments:

Powered By Blogger