“Cô Tư Hồng, tay cừ khôi trong những bà xung phong làm kỹ nghệ lấy
Tây, vốn là người có tài tháo vát. Một năm kia nghe tỉnh Quảng Bình mất
mùa, cô chở ba thuyền gạo vào định tâm sẽ bán lấy giá cao, bất đồ bị
chính quyền biết ý ra lệnh tịch thu. Cô liền tuyên bố là đem gạo vào với
hảo ý phát chẩn cho dân đói. Nhân đó được vua ban hàm tứ phẩm, ông cụ
thân sinh cũng được tặng phong. Ông Trần Bình đã mừng đôi câu đối:
MỪNG CÔ TƯ HỒNG
Bốn chữ sắc phong hàm cụ lớn
Ba thuyền tế độ của bà to!
“Hàm cụ” đối với “của bà”, thật xứng với hai người được ân thưởng.
Về hai câu này, nhiều sách đã chép câu dưới là: “Nghìn năm danh tiếng
của bà to.” Chúng tôi được bạn Dương Tấn Tươi cho biết câu của ông Trần
là đúng: “Ba thuyền tế độ…” vì có sự kiện phát chẩn nói ở trên. Còn câu
“Nghìn năm danh tiếng của bà to” chúng tôi đọc thấy ở cuối bài Đường
luật của Yên Đỗ như sau, cũng tặng cô Tư Hồng:
Giàu sang bà lớn thực trời cho
Trời lại cho bà chữ tự do!
Áo mạng, con đà ngôi mệnh phụ,
Sắc rồng, cụ cũng mặt làng nho.
Tóc sương, bực lão đành không kém,
Má phấn đàn em dễ dám so!
Khắp cõi trời Nam đều biết tiếng,
Nghìn năm danh tiếng của bà to!
Và Yên Đỗ còn mừng thêm câu đối nữa:
“Có tàn, có tán, có hương án thờ vua, danh tiếng lãy lừng băm sáu tỉnh,
Cũng biển, cũng cờ, cũng sắc phong cho cụ, chị em hồ dễ mấy lăm người!”
Từ ngữ “Làm đĩ có tàn, có tán” có lẽ do ở câu đối này ra.”
(Lãng Nhân, Chơi chữ, trang 40).
*
Của bà to! Hai ông nhà Nho thâm thật! Nói gì thì nói, trong con mắt
của mọi người, cái danh tiếng của cô Tư Hồng nhất định không phải là một
danh tiếng hão!
*
Trên nhật báo Thời Báo (San José) số 6146 ra ngày Thứ bảy, Chủ Nhật ngày 7&8-9-2-13 có đăng tải bài viết “Tượng Đài Trăn Trở”
do nhà văn Giao Chỉ (GC) tức cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc (VVL) viết về dự án
thực hiện một bức tường tưởng niệm tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà hy sinh trong
chiến tranh.
Theo bài viết thì người quyên tiền để thức hiện bức tường này là cô Hoàng Mộng Thu và Biệt đoàn Văn nghệ Lam Sơn của cô ta.
Trong tiểu tựa “Vài hàng sau cùng”, ông VVL viết:
“Anh chị em Lam Sơn muốn tôi cùng khắc trên bia đá những lời đáng ghi lại. Tôi chọn đoan sau đây:
“Trưa 30 tháng tư 75 tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng tại Sàigòn.
Những lời nói sau cùng của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tại Cần Thơ.
Chiều 30 tháng tư 1975, tư lệnh thăm quân y viện. một
thương binh nói: “Xin thiếu tướng đừng bỏ tụi em.” Ông Nam: “Không qua
không bỏ tụi em.” Trở về dinh, sĩ quan tùy viên báo cáo các sĩ quan đã
bỏ đi rồi. Ông Nam nói: “Đi để làm gì?” Tối ngày 30 -4-1975, sĩ quan tùy
viên báo cáo: “Thưa Tướng Hưng đã chết rồi.” Ông Nam: “Chết để làm gì?”
Sáng 1 tháng 5-1975 tướng Nguyễn Khoa Nam tự tử”.
Nhiều người đã lên tiếng về những hàng chữ mà ông VVL chọn để ghi trên bia đá tưởng niệm không phải là vinh danh mà là bêu rếu.
Để biện bạch ông VVL đã viết bài “Chết để làm gì?” nhưng ông
ta đã không biện bạch được điều mà nhiều người cáo buộc là ông ta đã
bêu rếu là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã hoảng loạn nên đã tự tử qua
những hàng chữ mà ông ta trích dẫn.
Ông VVL quả đã xứng mặt là “một tay đơm đó” khi láu cá ngụy biện ra cái mà ông ta gọi là “di ngôn tự vấn” của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam bằng 4 chữ “chết để làm gì?”.
bởi lẽ cho đến nay, chưa có ai giải đáp được câu hỏi: “Chết để làm gì?”
Và trong bài viết, chính ông VVL cũng phải tự thú là ông ta cũng không
biết “chết để làm gì?”
Về câu hỏi “đi để làm gì?” thì ông Kiêm Ái đã tày khôn nêu ra dùm ông
VVL trong bài “Vũ Văn Lộc kéo cờ trắng” nên xin miễn kể ra đây.
*
“Lịch sử luôn luôn ở bên những người hành động. Lịch sử không có
chỗ cho các bạn ngồi phê phán. Có ý kiến hay, xin bạn đứng lên làm lịch
sử”.
Những lời nói lớn lối, khoe mẽ, thách thức của ông VVL không che lấp được dụng ý đồ đen tối bêu rếu, mỉa mai cái chết vì hoảng loạn của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam mà ông VVL đã cố ý chọn và khắc trên bia tưởng niệm.
“Lịch sử luôn luôn ở bên những người hành động”, trong câu này ông VVL viết thiếu một chữ: “Lịch sử luôn luôn ở bên những người hành động đúng!”.
Lịch sử đứng về vị anh hùng kháng Pháp Phan Đình Phùng chứ không đứng về phía tên Việt gian Nguyễn Thân.
Lịch sử đứng về cụ Phan Bội Châu chứ không đứng về phía ông Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn!
Lịch sử đứng về phiá Phan Văn Trị chứ không đứng về phía Tôn Thọ Tường, kẻ hợp tác với thực dân Pháp.
Lịch sử đứng về 5 vị Tướng tuẩn tiết chứ không đứng về phía tên Tướng nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh, tên hèn Tướng Dương Văn Minh.
Chắc chắn là như thế!
*
- Thưa nhà văn Giao Chỉ, có phải cách đây hơn 20 năm, ông đã
tuyên bố tại Mạc Tư Khoa là ông viết văn từ 18 tuổi và đại diện các nhà
văn ở hải ngoại tại Hội nghị Nhân Quyền do bà Irina tổ chức?
- Tôi chứ còn ai nữa.
- Thưa Đại Tá VVL, có phải tại đại hội này ông tuyên bố: “Nếu có
súng tôi đã bắn thằng Loan (tức cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngoc Loan)?
- Vũ Văn Lộc này chứ còn ai nữa.
- Thưa Đại Tá, nghe nói cả đời binh nghiệp Đại Tá chỉ ở hậu cứ và
“ám số chuyên môn” là cầm can xăng, cầm cuốc xẻng đứng ở cổng sau nhà
Tổng Cục Trưởng làm sao mà Đại Tá biết bắn súng?
- Thôi mà ông Móc. Biết nhau quá mà móc ngoéo làm gì ông Móc? Ông Móc
phải nhớ “ám số chuyên môn” của tôi là nghề “nịnh xằng, nổ sảng”.
- Thưa nhà văn Giao Chỉ, có phải ông đã viết ra giấy trắng, mực đen nhà báo Chử Bá Anh là hậu duệ của Chử Đồng Tử?
- Tôi chứ còn ai trồng khoai đất này. Tôi viết thế thì thằng nào, con nào làm gì được tôi?
- Thưa nhà văn Giao Chỉ, đâu có thằng nào, con nào làm gì được
nhà văn. Kẹt một cái là những người cầm bút phải bịt mũi vì một anh tự
xưng viết văn từ 18 tuổi đến nay đã 8 bó mà lại ngu đần tới mức không
biết chuyện Chử Đồng Tử chỉ là huyền thoại, mà đã là huyền thoại thì làm
gì Chử Đồng Tử có con cái gì với công chúa Tiên Dung để mà lưu truyền
lại “hậu duệ” là ông nhà báo Chử Bá Anh.
- Thưa Đại Tá VVL, có phải Đại Tá ghi lại những lời mà Đại Tá đã
chọn ở trên là để ghi lại “Di ngôn tự vấn” của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa
Nam trên bức tường tưởng niệm ở San José – cũng giống như người ta đã
ghi lại Kinh Phật, Kinh Thánh để truyền bá những lời của Đức Phật, Đức
Chúa Jesus?
- Còn phải hỏi! Thật sinh ra Lộc này là cha, mẹ, mà hiểu được Lộc này
chỉ có ông Móc. Vậy mà cũng có những kẻ như lão Kiêm Ái lại bảo là VVL
này “kéo cờ trắng”, rồi lại có cái anh Đoàn Trọng Hiếu nào đó bảo Lộc
này là “anh hùng núp”, là “con thò lò sáu mặt”. Nhất là lão Nguyễn Hữu
Luyện, lão làm nhà văn Giao Chỉ này bể mánh hết trơn…
- Thưa Nhà Văn Đại Tá “bể mánh hết trơn” là sao ạ?
- Còn “làm sao, làm dầu” gì nữa. Lão này là Phó Giám Đốc VietMusuem
mà VVL này là Giám Đốc. Lão lên tiếng tố cáo là nó trúng phong phóc, làm
sao mà chối chạy cho được. Cũng may là Vũ Văn Lộc này to mồm, mạnh
miệng!
- Phải công nhận miệng mồm của ông Nhà văn Đại Tá to thật đấy!
*
Của bà to, mà to như thế nào thì cả cụ Nguyễn Khuyến lẫn ông Trần
Bình đều không chịu nói thẳng ra. Nhưng chắc chắn là phải to nên mới có
người làm thơ, làm câu đối. Cái chuyện mập mờ của hai ông nhà nho làm
cho không ít người thắc mắc, trong số đó có anh Móc mang tật tò mò trời
cho. To cỡ nào?
To cỡ nào thì không biết nhưng chắn chắn một điều là cái ấy không thể to bằng cái mồm của Nhà văn Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc.
- Ông Móc nói phải đấy!
- Thưa cô Tư Hồng, tại sao cô lại nói là tôi nói phải?
- Còn tại sao gì nữa. To như thế nào thì tôi phải biết rõ hơn ai hết.
Thế nhưng khi tôi thấy cái mồm của Nhà văn Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc
thì tôi biết ngay là cái mồm ấy nó to hơn của tôi!
- Thưa cô Tư Hồng, tại sao cô biết?
- Sao lại không! Cái mồm mà phát ra được các đại ngôn như Nhà văn
Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc thì cái mồm ấy phải to hơn, hoặc phải bằng
với cái… cái… cái mà ông Nguyễn Khuyến nói ấy.
- Thưa cô Tư, thế chắc cô Tư biết ông Nhà văn Đại tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc chứ?
- Biết chứ! Ông ấy làm Đại Tá dưới thời của những người mà ông Thông
Luận Nguyễn Gia Kiểng gọi là cháu nội, cháu ngoại của tôi đấy ông Móc.
- Thưa cô Tư, sao trông cô có vẻ không được vui?
- Chà! Cái ông Móc này còn trẻ mà tinh mắt gớm! Phải, tôi buồn lắm ông Móc ạ!
- Sao thế, cô Tư?
- Nói ông Móc nghe, trước đây tôi được ông Trần Bình làm câu đối ca
tụng, lại có ông Tam nguyên Yên Đỗ làm thơ, làm câu đối tặng cho tôi,
tôi cứ tưởng là của tôi to nhất!
- Thưa cô Tư Hồng, cho đến bây giờ thì cô vẫn… to nhất!
- Ông Móc nói sai rồi. So sao được với mấy cái mồm của các thầy Thông
Luận và mới đây là cái mồm của ông Nhà văn Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc.
Tôi buồn vì chỗ ấy đấy, ông Móc ạ!
*
Tội nghiệp cho cô Tư Hồng quá! Cô Tư có mỗi cái to thì lại bị những
cái mồm của các thầy Thông Luận và của Nhà văn Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn
Lộc ghé vào mà tranh mất cái giải nhất
Thế thì ông Nguyễn Khuyến ơi, ông học cho lắm, đỗ cho cao rồi ông cũng sai bét!
Nghìn năm danh tiếng… của bà to!
Làm gì đến nghìn năm! Chưa được trăm năm thì miệng mồm Thông Luận và
Nhà văn, Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã ngang ngửa với… của cô Tư rồi!
LÃO MÓC
0 comments:
Post a Comment