Tin Hà Nội -
Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, sáng nay Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp Việt Nam đã trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến
đại biểu Quốc hội và ý kiến người dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992. Báo cáo giải trình này cho thấy là bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp,
dự trù sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này, sẽ không có gì
thay đổi trên căn bản, kể cả tên nước vẫn giữ nguyên chứ không đổi tên
là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo ý kiến của một số người. Về vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề
nghị Quốc hội giữ quy định về nội dung này trong điều 4 của bản dự
thảo, bất chấp những lời kêu gọi đa đảng đa nguyên.
Về vấn đề quân đội phải trung thành với đảng và nhà nước cũng giữ y
nguyên không thay đổi gì cả, và đương sự cũng cho rằng không cần thành
lập Hội đồng Hiến pháp để thi hành hoặc bảo vệ Hiến pháp quốc gia. Về
vấn đề đất đai, Cộng sản Việt Nam vẫn cho là đất đai là sở hữu của toàn
dân do Nhà nước đại diện quản lý, dự thảo chỉ đề nghị quy định chặt chẽ
việc thu hồi đất, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân.
Những nhà trí thức trong nước đã tiên đoán trước nhưng vẫn tỏ ra thất
vọng về việc này, mọi người đều cho rằng Quốc Hội bù nhìn sẽ thảo luận
và sẽ thông qua một cách máy móc những gì mà Đảng và nhà nước đã đưa ra
mà thôi.
Về phản ứng của nhóm Kiến nghị 72 tức 72 nhà trí thức, đã cho rằng
việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
xã hội và Nhà nước là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ.
Các nhân sĩ cũng tố cáo việc Hà Nội tổ chức lấy ý kiến của người dân một
cách quá tốn kém, nhưng cũng chỉ như một hình thức trò hề dân chủ, mọi ý
kiến khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo đều không
được chấp nhận, không được công bố và thảo luận công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một
chiều.SBTN
0 comments:
Post a Comment