Wednesday, October 16, 2013

BIA ĐÁ VÀ BIA MIỆNG





Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

LÃO MÓC
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

(Ca dao)

Nhà văn Giao Chỉ - San Jose, tức cựu Đại Tá QLVNCH Vũ Văn Lộc, là người cầm bút thích dựa hơi người khác để “chơi nổi” và “chơi… dại!”
Nhiều năm trước đây, ông ta lợi dụng cái chết của nhà báo Chữ Bá Anh để khoe dốt bằng cách phịa chuyện nhà báo Chữ Bá Anh là hậu duệ của “thần tiên” Chữ Đồng Tử! Mấy năm sau, lợi dụng cái chết của giáo sư Hà Mai Phương, ông nhà văn Giao Chỉ đã phóng… bút chê bàng dân thiên hạ không thuộc phe nhóm của ông ta là những người không tử tế. Bị nhiều người viết bài “dạy dỗ” tới nơi, tới chốn khiến ông “nhà văn” phải im hơi, lặng tiếng. Ai cũng tưởng ông ta sẽ… “tìm nơi vắng vẻ” để soi gương nhìn lại bóng hình thực tế dơ dáng, dại hình của chính mình! Nhưng chuyện vậy mà không phải vậy. Non sông dễ đổi, bản tính khó dời. Mấy tháng sau, ông ta lại mượn chuyện cuộc đời của mấy ông Trần Ngọc Châu, Võ Đại Tôn, Mai Xuân Tùng để “phân trần với độc giả” về những việc làm nịnh xằng, nổ sảng, dốt lại hay khoe chữ của ông ta!
Chúng tôi đã có nhiều bài viết về ông “Nhạc Bất Quần tân thời” này với những bằng chứng xác đáng, những lập luận vững chắc về những sai lầm cũng như những dốt nát không thể chối cãi của ông ta trong các bài viết của ông ta. Lẽ ra, nếu là một người cầm bút có liêm khiết trí năng và biết phục thiện, ông ta nên công khai nhận lỗi với độc giả và sửa chữa những sai lầm; nhưng trái lại, ông ta luôn luôn tìm cách cãi chầy cãi cối, lúc nào cũng bô bô cái miệng là ông ta đã làm những chuyện hết sức tử tế!
Xin mời độc giả đọc đoạn cuối bài viết “Hồi Ký Về Những Cuộc Đời” có cái tiểu tựa “Độc Giả Của Tôi” mà ông nhà văn Giao Chỉ đã phóng… bút được viết cách đây 4 năm, như sau:
“Hơn 30 năm qua, chúng tôi làm công tác của một hạ sĩ quan chính trị cấp chi khu. Mỗi tuần viết tin tức và những mẩu chuyện về anh em. Chiến hữu, bằng hữu và thân hữu. Tổng cộng có gần 2.000 bài tạp ghi và phóng bút. Hôm nay gần ngày 30 tháng 4 lần thứ 34. Xin gửi tặng quí độc giả thêm hình ảnh những cuộc đời đặc biệt, và cả những cuộc đời tiêu biểu rất gần gũi với chúng ta. Với 2.000 bài viết, chúng tôi sẽ lựa chọn và in lại để xuất bản ghi dấu 2010 với thành quả 35 năm di cư tị nạn. Đọc lại những bài viết, thực may mắn ghi nhận đôi khi tác giả có thể chủ quan và sai lầm nhưng không hề ác ý.Tuyệt đối không nói xấu cá nhân, không bút chiến gây hiểu lầm phiền phức. Chúng tôi quyết tâm làm công việc của các cán bộ hạ sĩ quan chiến tranh chính trị cấp chi khu, hết sức tử tế.”
Qua đoạn văn trên, phải nói đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận ông nhà văn Giao Chỉ xác nhận là ông ta “ có thể chủ quan và sai lầm! ” Nhưng chưa ai thấy ông ta lên tiếng công khai xin lỗi về những điều sai lầm vì dốt nát mà người khác đã vạch ra cho ông ta thấy như chuyện cố nhà báo Chử Bá Anh là hậu duệ của Chử Đồng Tử, như chuyện Nghĩa trang Quân Đội nằm bên “tả ngạn” con đường đi Long Thành, như chuyện “Ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng…”
Một người vào năm 1992 tự xưng tại Mạc Tư Khoa là “viết văn 40 năm, viết văn từ 18 tuổi, đại diện cho các nhà văn ở hải ngoại” không thể phóng bút viết càn như thế! Viết càn như thế không phải là “phóng bút” mà là “phóng uế” vào văn chương chữ nghĩa! Viết càn như thế mới chính là làm cho chữ nghĩa của người xưa lem luốc!
Ông nhà văn Giao Chỉ lớn tiếng khoe mẽ là trong 2.000 bài viết ông ta “Tuyệt đối không nói xấu cá nhân, không bút chiến gây hiểu lầm phiền phức”.
Đúng! Ông nhà văn Giao Chỉ qua 2.000 (?) bài viết mà ông ta khoe là ông ta đã viết không nói xấu cá nhân nhưng ông ta lại nói xấu tập thể! Điển hình, ông ta đã lợi dụng cái chết của giáo sư Hà Mai Phương để “chơi bẩn” là gọi những người không cùng phe cánh với ông ta là những người không tử tế!
Qua các bài viết “San Jose Đất Bằng Nổi Sóng”, “Cho Vừa Lòng Nhau”, ông ta nhai đi, nhai lại miếng kẹo cao su đã nhả ra của ký giả nhựt báo Mercury News kết tội những người đứng lên đòi lại danh dự bị chà đạp và nền dân chủ tại San Jose bị tước đoạt trong biến cố Little Saigon là “những người đã đòi bãi nhiệm Madison Nguyễn vì thù hận!
Ở Bắc California ai cũng biết ông Ký Còm Vũ Bình Nghi qua mục “Thiên Hạ Sự” trên tờ Thời Báo đa số là những bài viết rác rưởi, chuyên cà khịa những người hoạt động cộng đồng và ngay cả những nhà tu hành ông ký giả này cũng chẳng chừa. Ông chủ báo này đã xấc xược gọi những anh em H.O. là “đạo quân tấn công restroom”. Thành tích ô nhục của ông chủ báo này là đã bị tòa án quận hạt Santa Clara tuyên phạt gần 70.000 đô-la về tội vu cáo, mạ lỵ. Vậy mà chính ông nhà văn Giao Chỉ lại viết bài khen tặng ông ký giả này là: “Văn phong nhẹ nhàng, vui tươi, không thù hận [sic!]”.
Viết càn, nịnh ẩu như thế không phải là phóng bút mà là phóng uế vào làng báo hải ngoại!
Những chuyện phóng uế vào làng văn, làng báo của ông nhà văn Giao Chỉ còn nhiều.
Bài viết này xin bàn đến chuyện “hơn ba mươi năm qua chúng tôi làm công tác của một hạ sĩ quan chiến tranh chính trị cấp chi khu hết sức tử tế” mà ông nhà văn Giao Chỉ đã khoe mẽ với độc giả trong bài viết của ông ta.
Chuyện mà ông nhà văn Giao Chỉ bảo là “làm công tác của một hạ sĩ quan chiến tranh chính trị cấp chi khu” là “mỗi tuần viết tin tức và những mẩu chuyện về anh em. Chiến hữu, bằng hữu và thân hữu…”
Không biết “trong 2.000 bài tạp ghi và phóng bút sẽ được chọn và in lại để xuất bản ghi dấu 2010 với thành quả 35 năm di cư tị nạn” như ông nhà văn Giao Chỉ đã quảng cáo sẽ gồm những bài nào; do đó, trong bài viết này, chúng tôi qua các bài viết mà ông Giao Chỉ gọi là “tạp ghi và phóng bút” mà chúng tôi đã được đọc xin chứng minh là ông nhà văn Giao Chỉ đã nói một đàng, làm một nẽo!
-Cách đây khá lâu, khi cụ Tổng Trần, một vị cao niên rất đáng kính trọng tại San Jose chuẩn bị đưa cụ bà về Việt Nam để yên hưởng tuổi già thì ông nhà văn Giao Chỉ đã “phóng bút” viết bài ca tụng việc trở về quê hương Việt Nam của cụ Tổng Trần cũng giống như những con cá hồi trở về nguồn sau khi đã đi hết biển! (lập luận y chang cái cách lập luận của tên đạo diễn VC Trần Văn Thủy trong cuốn “Nếu Đi Hết Biển”).
Đại tá Giao Chỉ- Vũ Văn Lộc
Trong bài viết, ông nhà văn Giao Chỉ đã “phóng bút” ca tụng cụ ông, cụ bà Tổng Trần sẽ sống một cuộc sống ở Việt Nam có đầy đủ nhân quyền và dân quyền. Xui cho những lời phóng bút của nhà văn Giao Chỉ ca tụng nước Việt Nam xã nghĩa của thời Thủ Tướng VC Phan Văn Khải “có đầy đủ nhân quyền và dân quyền” là chỉ sau một tháng hưởng “đầy đủ nhân quyền và dân quyền” theo như lời “phóng bút” của nhà văn Giao Chỉ, cụ ông, cụ bà Tổng Trần đã phải vội vã trở lại Mỹ vì “không thể chịu nỗi cái bọn Việt Cộng!”
-Ông nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc không những chỉ viết bài ca tụng Việt Cộng như bài viết về cụ Tổng Trần mà chúng tôi vừa dẫn chứng, ông ta còn công khai viết bài hạ nhục người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nhà văn Giao Chỉ có phải là “người đã làm công tác của một hạ sĩ quan chiến tranh chính trị cấp chi khu hết sức tử tế” hay ông ta là kẻ thù của người lính Việt Nam Cộng Hoà?!
Xin mời đồng hương đọc về người lính QLVNCH mà nhà văn Giao Chỉ tức cựu Đại tá QLVNCH Vũ Văn Lộc diễn tả về bức tượng “Ngậm Ngùi” mà ông ta cho biết là sẽ được trưng bày trong cái gọi là “Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và QLVNCH” do ông ta và cơ quan IRCC bỏ tiền túi ra để thành lập:
“Làm thế nào có được tại miền Bắc Cali một tượng đài nói lên hình ảnh đơn độc, đau thương của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, sau cuộc chiến dài 25 năm từ 1950 đến 1975. Tìm đâu ra được một tượng đài đích thực phản ảnh của lịch sử chiến tranh Việt Nam với một người lính già quỳ gối bên mộ phần chiến hữu đã hy sinh. Tay cầm thẻ bài gỡ từ xác bạn, mở mắt lớn mà chỉ thấy không gian mờ nhạt. Chung quanh anh ta không có ai. Anh chiến sĩ Cộng Hòa sẽ ngồi đó vĩnh viễn ngàn năm” và “Tôi muốn người lính Cộng Hòa phải có nét mặt già nua đau khổ cùng cực… Và dứt khoát không có bóng dáng đồng minh bên cạnh. Người Chiến Sĩ Cộng Hòa một đời chinh chiến. Anh đã mất đi một đồng đội và anh cũng mất luôn cả cuộc chiến tranh. Bàn tay vẫn nắm chặt cây súng nhưng anh sẽ không bao giờ đứng lên được nữa. Với hình ảnh uy dũng tuyệt vời trong cái giai đoạn chiến bại cuối cùng.”
Bài viết nhục mạ Quân Lực VNCH qua việc giải thích ý nghĩa bức tượng “Ngậm Ngùi” được chính ông Vũ Văn Lộc đọc trong chương trình Dân Sinh và đăng trên các báo Việt Mercury, Tin Việt News, Thời Báo.
Nhà văn Kiêm Ái đã lên tiếng về việc làm trái khoáy của ông cựu Đại tá Vũ Văn Lộc trong việc thực hiện bức tượng “Ngậm Ngùi” như sau:
“Trước hết, khi nói đến người lính thì ai cũng liên tưởng đến những thái độ, cử chỉ kiêu hùng, bởi một lẽ giản dị họ là người lính. Ngoại trừ khi quỳ xuống tuyên thệ để nhận lãnh trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào, người lính cũng không thể quỳ. Người lính có thể ngồi, đứng, nằm, bò, nhảy, chạy v.v… chứ người lính không thể quỳ, dù là quỳ trước ngôi mộ đồng đội, cho dù có trường hợp hãn hữu, thì hình ảnh người lính quỳ gối cũng không thể tiêu biểu cho Chiến Sĩ VNCH được. Người lính không thể quỳ trước cấp chỉ huy để xin những ân huệ, không thể quỳ dưới chân Tổng Cục Trưởng để xin lên lon, lên chức, người lính lại càng không thể quỳ trước quân thù để xin tha mạng, nếu đó là một người lính đúng nghĩa… Người lính VNCH chiến đấu để bảo vệ bờ cõi chống lại bọn Cộng sản xâm lược, bảo vệ đồng bào, tại sao chung quanh anh ta lại không có ai? Trong suốt cuộc chiến, người lính VNCH luôn luôn có dân bên cạnh, luôn luôn bảo vệ dân chúng. Người lính đến đâu dân quy tụ đến đó. Khi người lính rút lui, dân chúng cũng chạy theo. Khi người lính rút khỏi Quảng Trị, người dân liều chết chạy theo lính, khiến bọn Việt Cộng điên cuồng tàn sát dân chúng trên Đại lộ Kinh Hoàng Quảng Trị - Mỹ Chánh.” (Trích bài “Dù sao đi nữa cũng là…” trong quyển Cuộc Hý Trường của nhà văn Kiêm Ái do Tiếng Dân xuất bản năm 2005).
Ngày 30-4-1975, người lính QLVNCH vẫn còn ngăn chận quân thù để cho đoàn người di tản lên tàu ra Đệ Thất Hạm Đội, trong đó có gia đình cựu Đại Tá QLVNCH Vũ Văn Lộc.
Là một cựu Đại tá QLVNCH mà nhà văn Giao Chỉ lại viết:
“Anh đã mất đi một đồng đội và anh cũng mất luôn cả cuộc chiến tranh. Bàn tay vẫn nắm chặt cây súng nhưng anh sẽ không bao giờ đứng lên được nữa [sic!].”
Để hỗ trợ cho hành vi bôi bẩn người lính Việt Nam Cộng Hòa, ông cựu Đại tá Vũ Văn Lộc đã viện dẫn câu nói của cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai. Ông Lộc viết: “Ông (TT Đỗ Kế) Giai mới đây khi được hỏi chuyện cũ đã nói rằng: “Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng. Thất quốc chi đại phu, bất khả ngôn trí (tạm dịch: Tướng thua trận không thể nói mạnh. Quan mất nước không thể nói hay).
Là một cựu Đại Tá QLVNCH, dù dốt nát cách mấy, chắc chắn ông Vũ Văn Lộc không dốt đến độ không hiểu hai câu này và cũng không đến nỗi không hiểu ý cựu TT Đỗ Kế Giai khi nhắc lại câu nói của người xưa. Ông cựu Đại tá Vũ Văn Lộc đã lợi dụng cựu TT Đỗ Kế Giai và câu nói này để cho rằng từ nay không nên nói đến chuyện chiến đấu nữa, dù có súng cũng nằm xuống luôn cho được việc!
****
Ông Vũ Văn Lộc quả xứng danh “Nhạc Bất Quần tân thời” mà người đời “xưng tụng!” Một mặt ông ta và đồng bọn giương cao chiêu bài “Xây dựng cộng đồng, giải phóng quê hương” để tổ chức Chợ Tết Lời Ăn Lỗ Chịu lấy tiền bỏ túi. Một mặt ông ta “phóng bút” viết bài ca tụng nước Việt Nam xã nghĩa thời cựu Thủ Tướng VC Phan Văn Khải là một nước có đầy đủ nhân quyền và dân quyền!
Một mặt ông ta viết bài khoe mẽ là “đã viết 2.000 bài viết để làm công tác của một hạ sĩ quan chiến tranh chính trị cấp chi khu, hết sức tử tế” nhưng, trong thực tế người ta thấy ông ta đã làm việc làm của Trưởng ban Binh vận của Cục R (tức Trung Ương Cục Miền Nam) ngay trên đất nước Hoa Kỳ khi viết bài hạ nhục người lính Việt Nam Cộng Hòa qua bài viết giải thích về bức tượng “Ngậm Ngùi”!
Là một người cầm bút viết báo, viết văn, ông nhà văn Giao Chỉ đã không viết tạp ghi, “phóng bút” mà ông nhà văn Giao Chỉ đã “phóng… uế” vào văn chương, báo chí hải ngoại!
Là một cựu sĩ quan cao cấp của QLVNCH, việc viết bài hạ nhục người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của ông cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc là một việc làm đốn mạt và vô cùng thâm độc vì việc làm này được bọc bởi một lớp vỏ bọc đường “xây dựng cộng đồng, giải phóng quê hương” mà cái gọi là Liên Hội Người Việt Quốc Gia Bắc Cali đã sử dụng trong hơn 30 năm qua!
****
Trong bài “Từ kỳ đài tới tượng đài”, chúng tôi đã trình bày vào năm 1992, ông Vũ Văn Lộc đã dựng “kỳ đài trên… cát” tại góc đường Senter – Capitol Express Wy tại San José.
Năm 2013, ông ta lại dựng “Tượng đài trăn trở” (chữ dùng của ông VVL) trong công viên Kelly Park cạnh Viet Museum do ông ta thành lập.
“Người tù kiệt xuất” Nguyễn Hữu Luyện (NHL) , người đang theo học Cao Học tại UMASS đã cùng 11 người khác dùng tố quyền tập thể kiện Trung Tâm William Joiner thuộc UMASS Boston đã mướn 2 tên VC Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Ngọc Hiến “viết tờ căn cước đỏ cho 3 triệu người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại” khiến công trình nghiên cứu của WJC trở nên vô dụng vì đã bị “hà tì”.
Ông NHL đã “thỉnh cầu” xin ông VVL và Biệt đoàn Văn nghệ Lam Sơn do Trưởng đoàn là ca sĩ Hoàng Mộng Thu (là người đứng ra kêu gọi quyên góp để dựng tượng đài) sửa đổi hình ảnh 5 vị Tướng tuẩn tiết Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, cố đại tá Hồ Ngọc Cẩn và cố Trung Tá Nguyễn Văn Long trên “tượng đài tưởng niệm” thành năm vị anh hùng đã tuẩn tiết đại diện cho cấp Tướng 1 người, cấp Tá: 1 người, cấp Úy: 1 người, hạ sĩ quan: 1 người và binh sĩ: 1 người. “Thỉnh cầu” này đã bị ông VVL viện đủ lý do để từ chối.
Theo cựu Đại úy NHL thì “Kế hoạch dùng Biệt Đoàn Lam Sơn làm bia đỡ đạn quả rất là tinh vi, cộng thêm lá chắn ‘cơ quan History San José, Giám sát viên Santa Clara County, nghị viên San Jose City’ được nêu lên và ông Giao Chỉ cho biết những phê phán gay gắt là “từ trong nước’. Ông Giao Chỉ dựa vào lời nói của một người là sĩ quan tùy viên của một vị Tướng để bảo đảm cho những gì ông làm trên Bức Tường Tưởng Niệm là đúng và ông không nhìn nhận công trình ghi chép của người lập danh sách các quân nhân đã tự sát mặc dầu danh sách đó ghi rõ địa điểm, ngày giờ, tên họ, cấp bậc người tuẩn tiết” . (Trích “Bức Tường tưởng niệm ở San José cũng đang nổi sóng” -nhật báo CaliToday 21-9-2-13)).
Trong tiểu mục “Vài hàng sau cùng” trong bài “Tượng đài trăn trở”, ông Giao Chỉ viết:
“Anh chị em Lam Sơn muốn tôi cùng khắc lên bia đá những lời đáng ghi lại. Tôi chọn đoạn sau đây:
Trưa 30 tháng 4-75 tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng tại Sàigòn. Những lời nói sau cùng của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tại Cần Thơ. Chiều ngày 30 tháng 4, 1975, Một thương binh tại quân y viện nói: “Xin thiếu tướng đừng bỏ tụi em.” Ông Nam: “Không, qua không bỏ tụi em.” Tối ngày 30 tháng 4, 1975, sĩ quan tùy viên báo cáo: “Thưa tướng Hưng đã chết rồi.” Ông Nam: “Chết để làm gì?” Sáng ngày 1 tháng 5, 1975 tướng Nguyễn Khoa Nam tự tử”.
“Ca sĩ Hoàng Mộng Thu và người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện hãy đọc vài ba lần, nếu cần thì 4 hoặc 5 lần để hiểu cái Nhạc Bất Quân của Vũ Văn Lộc. Nếu cô Hoàng Mộng Thu và Đại úy Nguyễn Hữu Luyện sống vào năm 2050 mà đọc cái “ba điá” này, quý vị có biết vì sao Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam “tự tử”? Vì tình, vì tiền, vì gái v.v… tùy người đối diện chứ không ai thấy Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tuẩn tiết theo thành, không thấy “Tướng Nam” can đảm, uy dũng v.v… Câu nào Tướng Nam cũng trả lời “Để làm gì?” khi nghe Tướng Hưng, một phụ tá của mình chết, Tướng Nam cũng chỉ hỏi “Chết để làm gì?”
Tại sao chọn đoạn văn này? Đọc vài lần đoạn văn này sẽ được khắc vào bia, mọi người sẽ thấy Vũ Văn Lộc đã xuất chiêu Nhạc Bất Quần, làm “trở” ngược ý nghĩa cái chết của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam” (Trích “Nhạc Bất Quần”, của bình luận gia Kiêm Ái)
Qua dẫn giải của bình luận gia Kiêm Ái, độc giả đã thấy rõ những chuyện “ba… đía” được ông VVL khắc vào “bia đá” mà ông ta và những người cùng thực hiện với ông ta gọi là “Tượng đài Tưởng Niệm” tại công viên Kelly Park, San José sẽ biến cái chết vì tuẩn tiết theo thành đầy uy dũng, can đảm của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trở thành vị Tướng này đã tự tử vì… hoảng loạn, vì tình, vì tiền, vì gái…?
Nếu cái gọi là “Tượng Đài Tưởng Niệm” với những dòng chữ mà ông VVL và những người kêu gọi quyên tiền để thực hiện được khắc vài bia đá như thế chắc chắn những thế hệ sau này (dù là người Mỹ hay người Mỹ gốc Việt) cũng sẽ hiểu những cái chết của những vị Tướng, Tá tuẩn tiết khác được khắc trên bia đá - cũng giống như cái chết của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam mà ông VVL và đồng bọn đã ghi lại trên bia đá!
Ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã từng “phóng bút” để “phóng uế” vào văn học như tôi đã dẫn chứng bên trên.
Theo tôi, ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã quá đà khi cố tình “tráo trở” về ý nghĩa cái chết của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trên cái gọi là “Tượng Đài Trăn Trở” do ông ta và đồng bọn thực hiện.
Đó phải chăng là mục đích của ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc và đồng bọn khi thực hiện “Bia Đá” mà ông ta gọi là “Tượng Đài Tưởng Niệm” tại Kelly Park, San José với những hàng chữ về cái chết của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam mà ông ta tuyên bố sẽ khắc vài bia đá?
LÃO MÓC

0 comments:

Powered By Blogger