Thursday, January 19, 2012

Rồng Con Lên Ngôi Năm Thìn!

Ấu Long Đang Lên tại Trung Cộng

Geremie Barme – PBD dịch

Vào đầu một năm mà sẽ là một năm được sắp xếp trước là sẽ có thay đổi chính trị tại Trung Cộng, thì năm mới này lại là một năm thìn.

Theo thiên văn cổ truyền của Trung Hoa, cứ sau một giáp 12 năm thì lại quay trở lại năm thìn.

Sinh con trai vào năm thìn có thể là nhờ có phúc “cầu mong con trai trở thành rồng” (tức là thành công) và là lộc trời ban vì năm sinh này nghe nói là điềm báo trước về cá tính tháo vát, thông minh và kềm chế.

Tuy nhiên, các lãnh tụ chính trị của Trung Cộng đều biết quá rõ là những năm thìn, mà nổi tiếng nhất là năm 1989, đều đầy dẫy các nguy hiểm ngấm ngầm: tham vọng trở thành thất vọng, cô lập và đầy rủi ro.

Vào năm 2012-2013 này chúng ta sẽ chứng kiến một thế hệ lãnh tụ đảng kiêm lãnh tụ nhà nước về hưu, từ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo trở xuống. Lần này, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nước Cộng Hòa Nhân Dân(1) này, những con rồng thừa kế thực sự là con cháu của các lãnh tụ sáng lập đảng của Trung Cộng ngày nay sẽ nắm giữ các chức vụ chỉ huy then chốt trong giới cầm quyền của đảng.

Những người thuộc nhóm được gọi là “những người thừa kế cách mạng”, tức là con cháu của các lãnh tụ cộng sản, đã tranh giành quyền lực trong những tháng đầu của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa năm 1966. Là các học sinh trường trung học đệ nhất cấp được Mao sủng ái, và với đặc quyền biết rõ tin tức dữ kiện của nhà nước, họ nghĩ rằng họ sắp thừa hưởng phần được gọi là sông núi Trung Hoa. Họ đã góp phần lập ra phong trào Hồng Vệ Binh, nhưng không bao lâu sau thì họ bị gạt ra ngoài lề vì có dính dáng đến guồng máy quan liêu cũ của đảng.

Do đó, những người có tham vọng chính trị trong số này đã phải chờ đến gần 50 năm, trong lúc đợi thời cơ thì họ lo gầy dựng sức mạnh chính trị tại địa phương và yểm trợ các đại công ty thương mại. Hai người thừa kế cách mạng được quốc tế biết đến tên tuổi nhiều nhất là Tập Cận Bình, con của tướng Tập Trọng Huân, người đã giám sát biện pháp cải tổ kinh tế ở miền nam Trung Cộng và Bác Hy Lai, có cha là Bác Nhất Ba, ủy viên kế hoạch ngoại hạng của đảng. Cả hai nhân vật này đều được đồn là sẽ lên nắm giữ quyền hành. Họ Tập sẽ là tổng bí thư Đảng Cộng Sản và chủ tịch nhà nước Trung Cộng, và họ Bác có thể sẽ được vào bộ chính trị cầm quyền.

Các lãnh tụ này và nhiều lãnh tụ khác đã vận động trong vài năm qua để vào các chức vụ then chốt trong bộ chính trị và hội đồng nhà nước(2) 2012.

Chu kỳ bầu cử theo kiểu Trung Cộng thực sự đã bắt đầu từ năm Thế Vận Hội 2008, diễn ra trước rất xa so với thời gian hai năm vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan của năm 2008 là một phần do họ Tập chỉ thị, và chủ nghĩa xã hội bề ngoài tái xuất hiện gọi là nền văn hóa đỏ là do họ Bác đưa ra tại Trùng Khánh.

Và rồi đã xảy ra hành vi nặng tay trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng của Trung Cộng tại Biển Đông. Tất cả những diễn biến này đều là một phần của thế cờ tranh giành quyền lực rộng lớn, mờ ám của các lãnh tụ sắp lên cũng như các lãnh tụ sẽ rời chức.

Tập và Bác là con của các nhân vật sáng lập nước xã hội chủ nghĩa này. Nhưng họ chỉ mới là hai trong số các lãnh tụ nổi nhất của thế hệ đỏ sinh sau thế chiến của Trung Cộng, hoặc tại thủ phủ Duyên An của cộng sản thời nội chiến trong tỉnh Thiểm Tây ở tây bắc Trung Cộng trong thập niên 1940, hoặc vào khoảng những năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân này.

Một số nhân vật thuộc nhóm tuổi có quyền thừa hưởng này trong những năm gần đây đã tỏ ra bực tức mà lên tiếng không những để được công nhận là những người có quyền thừa kế cách mạng, mà trong một số trường hợp còn để chống đối các chính sách duy thương của một đảng mà họ cảm thấy đã đánh mất cả luân lý lẫn gốc cách mạng.

Tự gọi là Nhóm Trẻ Duyên An, họ hội họp vào những ngày sinh nhật khác nhau trong suốt năm để tưởng niệm cha ông họ và nêu quan điểm của họ về các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế của Trung Cộng.

Không thể chối cãi được tầm quan trọng của chủ nghĩa tư bản nhà nước đối với gia đình họ ngay cả cách đây 25 năm, Nhóm Trẻ Duyên An này trung thành với lời tuyên truyền cách mạng hơn nhiều bạn đồng lứa có thế lực hơn họ, trong khi vẫn hưởng lợi vật chất của xã hội chủ nghĩa được cởi trói.

Năm ngoái xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng mới rõ rệt tại Trung Cộng. Dân làng ở miền Nam Trung Cộng đã nổi dậy hàng loạt để chống các lãnh tụ đảng tại địa phương vì những vụ cướp đất. Hồi giữa năm thì xảy ra một thảm họa xe lửa cao tốc tại Ôn Châu làm thiệt mạng mấy chục người nhưng cũng khiến mọi người phải hoài nghi về tốc độ thay đổi nhanh chóng trong nước.

Trong khi nhiều lãnh tụ quốc tế đón nhận những khoản cứu vốn của Trung Cộng và một số thương gia khen ngợi mô hình Trung Cộng, thì tại chính Trung Cộng càng ngày càng có nhiều người trở nên bất mãn và lo ngại về nạn tham nhũng và độc tài chuyên chế côn đồ

Ngay cả giới sinh sau thế chiến thuộc cách mạng đỏ cũng đã phản đối. Một trong các lãnh tụ của họ, Hồ Mộc Ảnh, đã nói: “Những bước lần dò mới nhờ các chính sách cải tổ và mở cửa đã, trong ba thập niên qua, đưa đến kết quả kinh tế nổi bật. Nhưng đồng thời, ý thức hệ cũng đã bị lẫn lộn và trong nước nay đầy dẫy các tư tưởng đi ngược với tư tưởng Mao Trạch Đông và xã hội chủ nghĩa. Nạn tham nhũng và mức chênh lệch giữa giới giàu và nghèo càng ngày càng trở nên đáng lo ngại; tình trạng mâu thuẫn xã hội âm ỉ đang trở nên quá độ.”

Một số thì ủng hộ việc quay trở lại các giá trị xã hội chủ nghĩa và nước độc đảng cứng rắn, số khác lại muốn có các biện pháp cải tổ chính trị và truyền thông báo chí từ những ngày đầu cải tổ kinh tế cách đây 30 năm.

Đây là thế giới mà nhóm bạn cách mạng đỏ của họ Hồ sẽ thừa hưởng trong năm thìn này.

Đây cũng là tình trạng khó xử mà những người thừa kế đang lên của cách mạng đỏ phải đối phó khi họ nhận quyền lãnh đạo Trung Cộng trong năm 2012. Làm thế nào để đảng duy trì quyền cai trị ổn định và thừa kế chính đáng dù họ đã thất hứa về việc áp dụng dân chủ, giám sát quyền hành của họ và cung cấp các quyền tự do cơ bản đã hơn bảy mươi năm qua?

Nhà văn châm biếm kiêm sử gia Bách Dương đã nhận xét: “Thực sự tôi không hiểu tại sao người Trung Hoa lại chọn hình ảnh con rồng dữ tợn, gớm guốc như vậy để làm biểu tượng cho nước chúng ta! Thực ra, con rồng chỉ có thể làm biểu tượng cho tình trạng chật vật khốn khổ của dân tộc chúng ta!”

______________________________

Chú thích của người dịch:

(1) Lại mị dân bằng cách nhét hai chữ “nhân dân” với “nhăn răng” vào đó.

(2) Tức là chính phủ

0 comments:

Powered By Blogger