Monday, January 30, 2012

2012: Cán cân quyền lực thế giới sẽ thay đổi?

Cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il (ngoài cùng bên phải) trong lễ duyệt binh kỷ niệm 63 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên

Năm ngoái là thời điểm chứng kiến những nhà cầm quyền lâu năm ở Bắc Phi và Trung Đông bị lật đổ hoặc bị giết hại trong làn sóng nổi dậy; cũng là năm một số nhà lãnh đạo châu Âu phải rời nhiệm sở giữa cuộc khủng hoảng nợ.

Những ngày sắp kết thúc năm cũ, thế giới lại chấn động vì sự qua đời của cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il. Và năm mới 2012 có thể sẽ chứng kiến những thay đổi lớn hơn rất nhiều của các nhà cầm quyền thế giới thông qua bầu cử.

Theo Quỹ quốc tế về các Hệ thống Bầu cử – met tổ chức phi lợi nhuận ở Washington, DC hoạt động để thúc đẩy bầu cử công bằng khắp thế giới – thì, 29 quốc gia dự kiến tổ chức bầu cử tổng thống trong năm 2012 và khoảng 50 nước chuẩn bị bầu cử quốc hội.

Trong số các cuộc bầu cử quốc gia chọn lựa tổng thống mới có Mỹ, Pháp và Nga. Trung Quốc cũng sẽ có sự thay đổi lãnh đạo qua met kỳ đại hội đảng dự kiến trong tháng 10. Các cử tri Nhật Bản có thể đi bỏ phiếu năm nay để chọn ra quốc hội mới xác định xem liệu thủ tướng hiện tại còn giữ chức.

Với các nhà lãnh đạo chính trị lớn bận rộn với hoạt động chính trị trong nước trong phần lớn thời gian của năm, họ sẽ khó có thể tập trung vào các vấn đề quốc tế. Sự cần thiết phải ghi điểm ở bầu cử nội địa dường như sẽ dẫn tới việc họ sẽ thiên về quan điểm dân tộc chủ nghĩa hơn trước những vấn đề đòi hỏi hợp tác toàn cầu.

Điều này là đáng lo ngại cho thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các nước nên tiếp tục thực hiện những nỗ lực cụ thể, phối hợp để đối phó với sự sụt giảm kinh tế toàn cầu.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục khó dự đoán khi các cuộc bầu cử lãnh đạo ở những nước xung quanh diễn ra cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội tại Hàn Quốc cũng như sự chuyển giao quyền lực ở Triều Tiên. Các cử tri Mỹ sẽ quyết định xem liệu Tổng thống Obama có tiếp tục bước sang nhiệm kỳ hai vào ngày 6/11 và phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hầu như là nhân vật sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ở cương vị tổng bí thư đảng (có thể là trước bầu cử Mỹ).

Thủ tướng Nga Vladimir Putin được dự đoán là sẽ nắm phần thắng trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 4/3 và trở lại Kremlin cho dù có sự phản đối ngày met lớn về việc ông hoán đổi vị trí với Tổng thống Dmitry Medvedev. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, người đang cố gắng củng cố vị trí của Tokyo nhằm chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc bằng cách tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ, cũng sẽ đặt chiếc ghế của mình vào sự mạo hiểm khi ông có kế hoạch kêu gọi met cuộc tổng tuyển cử có thể vào tháng 3.

“Trong thời điểm này, chính trị nội bộ được cho là sẽ khiến những cường quốc lớn giữ cách tiếp cận thận trọng với các vấn đề khu vực, bao gồm cả chuyện liên quan tới bán đảo Triều Tiên”, Hwang Ji-hwan, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Seoul nói. “Cả Mỹ và Trung Quốc không muốn gia tăng căng thẳng ở Đông Bắc Á khi họ đối mặt với những sự kiện chính trị trong nước quan trọng”, ông nhấn mạnh.

Trọng tâm châu Á

Tuy nhiên, vị giáo sư này cho rằng, sau khi các vấn đề trong nước được giải quyết, thì những bất đồng tiềm ẩn giữa các cường quốc có thể gia tăng, làm phức tạp thêm tình hình xung quanh bán đảo.

Ảnh minh họa zastavki

Obama, met thành viên Dân chủ, người đang nắm bắt cơ hội có thể tái đắc cử bởi các đối thủ Cộng hoà ít truyền cảm hứng hơn, dự kiến sẽ thúc đẩy chính sách trở lại Đông Á sau met thập niên vướng bận với Iraq và Afghanistan. Nếu met ứng viên Cộng hoà, có thể là cựu Thống đốc Massachusetts, Mitt Romney, thắng cử tổng thống bằng cách khai thác sự bất mãn của cử tri về những trì trệ kinh tế, thì nước Mỹ có thể sẽ có quan điểm cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Romney tuyên bố nếu làm tổng thống sẽ tăng cường các hàng rào thuế quan với hàng hoá Trung Quốc nếu Trung Quốc từ chối thả nổi đồng bản tệ.

Áp lực gia tăng từ Mỹ sẽ khiến sự trỗi dậy của các tuyên bố cứng rắn, mang nặng tính dân tộc hơn từ Trung Quốc, nơi đội ngũ lãnh đạo mới khó có khả năng gây ấn tượng cho sự xuất hiện hứa hẹn hoặc thậm chí là linh hoạt của họ trong giai đoạn đầu lên nắm quyền. Khoảng 70% lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc sẽ thay đổi trong kỳ đại hội đảng. Vị trí chủ chốt được cho là sự chuyển giao giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho phó chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho phó thủ tướng Lý Khắc Cường.

Trở lại nắm quyền lãnh đạo nước Nga, ông Putin được cho là cũng sẽ thúc đẩy nhằm giành được tiếng nói lớn hơn với Đông Bắc Á khi đang cố gắng tiến hành xây dựng dự án ống dẫn khí từ Siberia tới Hàn Quốc thông qua Triều Tiên. Lợi nhuận thu được từ việc phát triển các nguồn tài nguyên ở Siberia dường như là chìa khoá cho kế hoạch của Putin trong việc thúc đẩy nền kinh tế Nga và lát đường cho ông nắm giữ ghế tổng thống trong 12 năm nữa.

Cân bằng quan điểm

Khả năng cạnh tranh và đối đầu cao giữa các cường quốc trong khu vực đòi hỏi Hàn Quốc cần được cảnh báo đầy đủ về tương lai của họ, các chuyên gia ở đây nhấn mạnh. “Thực tế ở bán đảo Triều Tiến khiến chúng ta có rất ít không gian để sử dụng các tài nguyên chính trị trong những mâu thuẫn nội địa giữa phe tự do và bảo thủ”, Moon Jung-in, giáo sư chính trị tại Đại học Yonsei bình luận.

Ông nói rằng, tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc, người sẽ được chọn lựa trong cuộc bầu cử ngày 19/12, sẽ phải thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc tạo dựng met chiến lược đi qua kỷ nguyên không chắc chắn có sự đồng thuận quốc gia. Theo nhiều chuyên gia, chính phủ mới Hàn Quốc phải đáp ứng yêu cầu cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong khi vẫn duy trì vai trò đồng minh với Mỹ để mở rộng không gian cho hoạt động ngoại giao. “Seoul cần chia sẻ hiểu biết chung với Bắc Kinh”, Hwang nói. Ông dự đoán, dù ai đắc cử tổng thống thì cũng sẽ thay đổi chính sách nghiên về Mỹ của ông Lee Myung-bak.

Phần còn lại của thế giới

Ở những nơi khác trên thế, các cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp hay Venezuela cũng sẽ thu hút sự chú ý.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang đối mặt với cuộc vật lộn khó khăn chống lại ứng viên đảng Xã hội Francois Hollande trong trận chiến tái cử. Với rất nhiều cử tri thất vọng bởi những gì họ xem là cách hành xử phù phiếm của mình, Sarkozy sẽ phải cố gắng làm nổi bật khả năng của mình để chiếm thế thượng phong với đối thủ được cho là không có nhiều kinh nghiệm. Vòng kiểm định tỉ số thứ hai dự kiến diễn ra vào ngày 6/5 đã tới rất gần. Tổng thống Sarkozy có thể nghiên về chru đề bảo vệ các lợi ích của Pháp có thể bị ảnh hưởng bởi các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng euro.

Hai quốc gia khác ở châu Âu – Phần Lan và Iceland cũng dự kiến tổ chức bầu cử tổng thống vào 22/1 và 30/6.

Phần lớn tâm điểm của Mỹ Latin trong năm 2012 sẽ tập trung vào Venezuela, nơi ông Hugo Chavez phải đối mặt với cuộc bầu cử khó khăn nhất kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1999. Vị trí của ông có thể lung lay vào ngày 7/10 cho dù ông đã phục hồi sức khoẻ và tiến hành chiến dịch tranh cử tràn đầy năng lượng của mình. Cộng hoà Dominica và Mexico sẽ tổ chức bầu cử vào 16/5 và 1/7.

Các cuộc bầu cử tổng thống ở Yemen và có lẽ là Ai Cập vào đầu năm sẽ giống như hàn thử biểu khi sự bất mãn của người dân lên cao, họ phải đứng lên lật đổ những người cầm quyền quá lâu trong phong trào mùa xuân Ảrập năm ngoái. Các cuộc bầu cử ấy có thể dẫn tới việc xây dựng nền tảng cho met chế độ dân chủ ổn định. Met số quốc gia châu Phi khu vực Tiểu Sahara gồm Senegal, Mali và Kenya dự kiến cũng sẽ bầu cử tổng thống trong năm nay, đặt ra những mẫu hình dân chủ cho nhiều nước khác trong khu vực mà các chuyên gia nhấn mạnh có thể là đối tượng cho sự nổi dậy chống lại các chính phủ tham nhũng.

Nguồn: Tuanvietnam

0 comments:

Powered By Blogger