Monday, January 30, 2012

Vụ Đoàn Văn Vươn từ góc nhìn một phóng viên nước ngoài

Liam Cochrane

Vietnamese frustrated by alleged land grabs by local officials

Vụ cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng thuộc thành phố cảng Hải Phòng nay đã trở thành một vấn đề có tầm vóc quốc gia.[title]

Vấn đề đất đai tại Việt Nam ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều người, trong cũng như ngoài nước, đặc biệt sau vụ Đoàn Văn Vươn. (Bay Vút)

Ngày 5/1, khoảng 100 công an, bộ đội và dân phòng thi hành lệnh cưỡng chế và trục xuất ông Đoàn Văn Vươn và gia đình khỏi khu đất họ đang sinh sống, đã vấp phải sự kháng cự bằng súng và mìn tự tạo.

Vụ việc này là một trường hợp hiếm khi xảy ra tại Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối.

Mặc dù đã bị bắt và khởi tố với tội danh giết người nhưng ông Vươn nhận được sự đồng cảm rộng rãi của dân chúng vì họ cho rằng quan chức địa phương thông đồng với nhà đầu tư để chiếm đoạt đất đai của người dân.

Phóng viên Liam Cochrane thuộc Radio Australia đã phỏng vấn Ben Bland, phóng viên tờ Financial Times (Thời báo Tài chính) của Anh về vấn đề này.

Ben Bland: “Các vụ tranh chấp đất đai hiện rất phổ biến ở Việt Nam, nơi luật về quyền sở hữu đất đai không rõ ràng. Điều hết sức bất thường trong vụ này là việc ông Vươn và gia đình sử dụng vũ khí để bảo vệ đất đai của họ. Tình trạng tranh chấp đất đai của ông Vươn, 49 tuổi, với chính quyền địa phương kéo dài đã lâu. Ông là người đã biến khu vực tranh chấp, vốn trước đây là đầm lầy, thành một trại nuôi cá và khi chính quyền địa phương và công an tới trục xuất ông khỏi khu đất này, ông và gia đình đã cho nổ một số mìn tự tạo và dùng súng bắn trả.

“Theo tường thuật của giới truyền thông nhà nước, một cuộc đọ súng đã nổ ra và sáu cán bộ, công an và bộ đội bị thương.

“Sau đó ông Vươn và gia đình bỏ trốn và cuối cùng bị bắt và bị truy tố về tội giết người. Đây là lần đầu tiên xảy ra một trường hợp bạo động có tính cách dữ dội rất bất thường. Tuy nhiên kể từ vài tuần lễ qua, công chúng đã dành nhiều sự ủng hộ và đồng cảm với ông Vươn và gia đình.

“Theo báo chí địa phương, một số luật sư nổi tiếng, các blogger và thậm chí một cựu Chủ tịch nước đã lên tiếng bênh vực ông Vươn. Họ nói rằng chính quyền đã phạm phải sai lầm khi cưỡng chế đất của ông Vươn. Họ cũng thông cảm với việc ông sử dụng vũ lực. Đây là điều rất bất thường ở Việt Nam”.

Liam Cochrane: Như ông nói, việc sử dụng vũ lực (để chống lại chính quyền) là việc rất bất thường. Vụ này có tạo được sự đồng cảm nơi người dân trên toàn nước Việt Nam hay không?

Ben Bland:“Tôi cho rằng người dân đồng cảm với ông Vươn trong vụ này. Bạn cần hiểu rằng các vụ tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân sâu xa nhất khiến người dân phản kháng đồng thời nó cũng đã gây ra tình trạng xung đột tại Việt Nam. Tất cả những vụ này đều có liên quan tới vấn đề tham nhũng.

“Việt Nam cũng như nước láng giềng phương Bắc là Trung Quốc đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, từ 20 năm qua, chính quyền vẫn đang mở rộng tự do cho nền kinh tế. Nay người dân có thể mua, bán và trao đổi quyền sử dụng đất đai. Tuy nhiên, về mặt chính thức thì nhà nước hay nhân dân là chủ của toàn thể đất đai trong nước. Tình trạng mơ hồ, không rõ ràng này đã dẫn tới nhiều vấn đề, đặc biệt khi chính quyền địa phương muốn lấy đất để bán cho các nhà đầu tư.

“Liên Hiệp Quốc tuyên bố những vụ tranh chấp đất đai là nguồn tham nhũng lớn nhất ở Việt Nam. Người ta cũng cáo buộc rằng các nhà đầu tư thường thông đồng với chính quyền địa phương. Họ sẽ cố mua đất đai với giá rẻ mạt, phát triển nó để kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Theo mọi chỉ số quốc tế chính yếu thì Việt Nam là nước có tình trạng tham nhũng ở mức khá cao và vấn đề đất đai là trung tâm của tệ nạn này.

“Theo tôi, rất nhiều người dân trên cả nước có cảm tình với ông Vươn. Không phải cảm tình với phương pháp ông dùng để bảo vệ đất đai của mình mà ít nhất là thông cảm với tình trạng khó khăn ông gặp phải. Tình trạng khó khăn này phổ biến tại Hà Nội, nơi tôi đang sống. Tôi thấy nhiều vụ phản kháng liên quan tới vấn đề đất đai. Nhiều người dân sống tại các làng ở bên ngoài Hà Nội gặp vấn đề tranh chấp đất đai đã diễu hành mang theo kiến nghị và biểu ngữ đề cập tới những nguyên nhân khiến họ bất mãn.

“Đất đai là một vấn đề mà hơn 80 triệu triệu dân Việt Nam có sự đồng cảm chung. Rất nhiều người biết người quen thân nào đó có liên quan tới một vụ tranh chấp đất đai”.

Liam Cochrane: Tôi có thể hình dung rằng chính quyền Việt Nam hiện khá quan ngại về những vụ việc điển hình thế này cũng như tiềm năng khiến xã hội bất ổn của chúng. Chính quyền nói gì về vụ này?

Ben Bland:“Chính quyền không công khai đề cập nhiều về việc họ quan ngại trong vụ này. Tuy nhiên, chắc chắn nó cho thấy mối quan ngại đang ngày càng gia tăng.

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật hàng đầu trong số ba vị lãnh đạo chính yếu ở Việt Nam đã yêu cầu mở cuộc điều tra về hành vi của chính quyền địa phương. Ngoài ra cũng có nỗ lực nhằm ‘ỉm’ vụ này đi.

“Tuy nhiên cùng với các cuộc đình công của công nhân trong các doanh nghiệp, tranh chấp đất đai và những vấn đề liên quan tới đất đai là một trong những quan ngại chính của chính quyền vì nó có thể làm xã hội mất ổn định.

“Một trong những dấu hiệu cho thấy chính quyền quan ngại là việc họ từ chối không cho phép tôi và các phóng viên nước ngoài tới Hải Phòng để điều tra vụ Đoàn Văn Vươn. Dĩ nhiên là chúng tôi đã biết vụ này qua những điều chúng tôi đọc được trên hệ thống truyền thông nhà nước. Tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn tới Hải Phòng để có một cái nhìn cân bằng hơn về vấn đề này. Nhưng chính quyền không cho phép phóng viên nước ngoài tới đó và chính quyền Hải Phòng còn tuyên bố họ muốn truyền thông địa phương và báo chí do nhà nước kiểm soát ngưng tường thuật vụ Đoàn Văn Vươn.

“Đây là dấu hiệu cho thấy người ta lo lắng về việc vụ này đang ngày càng ‘nóng’ lên và về mức độ dân chúng tham gia bàn luận.

“Theo tôi, người ta đang cố gắng làm cho vấn đề lắng xuống và có lẽ kết quả cuộc điều tra vụ Đoàn Văn Vươn sẽ được công bố trong vòng vài ba tháng nữa khi vấn đề đã trở nên yên ắng hơn”.

Nguồn: Radio Australia

Vụ Đoàn Văn Vươn từ góc nhìn một phóng viên nước ngoài

Liam Cochrane

Vietnamese frustrated by alleged land grabs by local officials

Vụ cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng thuộc thành phố cảng Hải Phòng nay đã trở thành một vấn đề có tầm vóc quốc gia.[title]

Vấn đề đất đai tại Việt Nam ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều người, trong cũng như ngoài nước, đặc biệt sau vụ Đoàn Văn Vươn. (Bay Vút)

Ngày 5/1, khoảng 100 công an, bộ đội và dân phòng thi hành lệnh cưỡng chế và trục xuất ông Đoàn Văn Vươn và gia đình khỏi khu đất họ đang sinh sống, đã vấp phải sự kháng cự bằng súng và mìn tự tạo.

Vụ việc này là một trường hợp hiếm khi xảy ra tại Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối.

Mặc dù đã bị bắt và khởi tố với tội danh giết người nhưng ông Vươn nhận được sự đồng cảm rộng rãi của dân chúng vì họ cho rằng quan chức địa phương thông đồng với nhà đầu tư để chiếm đoạt đất đai của người dân.

Phóng viên Liam Cochrane thuộc Radio Australia đã phỏng vấn Ben Bland, phóng viên tờ Financial Times (Thời báo Tài chính) của Anh về vấn đề này.

Ben Bland: “Các vụ tranh chấp đất đai hiện rất phổ biến ở Việt Nam, nơi luật về quyền sở hữu đất đai không rõ ràng. Điều hết sức bất thường trong vụ này là việc ông Vươn và gia đình sử dụng vũ khí để bảo vệ đất đai của họ. Tình trạng tranh chấp đất đai của ông Vươn, 49 tuổi, với chính quyền địa phương kéo dài đã lâu. Ông là người đã biến khu vực tranh chấp, vốn trước đây là đầm lầy, thành một trại nuôi cá và khi chính quyền địa phương và công an tới trục xuất ông khỏi khu đất này, ông và gia đình đã cho nổ một số mìn tự tạo và dùng súng bắn trả.

“Theo tường thuật của giới truyền thông nhà nước, một cuộc đọ súng đã nổ ra và sáu cán bộ, công an và bộ đội bị thương.

“Sau đó ông Vươn và gia đình bỏ trốn và cuối cùng bị bắt và bị truy tố về tội giết người. Đây là lần đầu tiên xảy ra một trường hợp bạo động có tính cách dữ dội rất bất thường. Tuy nhiên kể từ vài tuần lễ qua, công chúng đã dành nhiều sự ủng hộ và đồng cảm với ông Vươn và gia đình.

“Theo báo chí địa phương, một số luật sư nổi tiếng, các blogger và thậm chí một cựu Chủ tịch nước đã lên tiếng bênh vực ông Vươn. Họ nói rằng chính quyền đã phạm phải sai lầm khi cưỡng chế đất của ông Vươn. Họ cũng thông cảm với việc ông sử dụng vũ lực. Đây là điều rất bất thường ở Việt Nam”.

Liam Cochrane: Như ông nói, việc sử dụng vũ lực (để chống lại chính quyền) là việc rất bất thường. Vụ này có tạo được sự đồng cảm nơi người dân trên toàn nước Việt Nam hay không?

Ben Bland:“Tôi cho rằng người dân đồng cảm với ông Vươn trong vụ này. Bạn cần hiểu rằng các vụ tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân sâu xa nhất khiến người dân phản kháng đồng thời nó cũng đã gây ra tình trạng xung đột tại Việt Nam. Tất cả những vụ này đều có liên quan tới vấn đề tham nhũng.

“Việt Nam cũng như nước láng giềng phương Bắc là Trung Quốc đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, từ 20 năm qua, chính quyền vẫn đang mở rộng tự do cho nền kinh tế. Nay người dân có thể mua, bán và trao đổi quyền sử dụng đất đai. Tuy nhiên, về mặt chính thức thì nhà nước hay nhân dân là chủ của toàn thể đất đai trong nước. Tình trạng mơ hồ, không rõ ràng này đã dẫn tới nhiều vấn đề, đặc biệt khi chính quyền địa phương muốn lấy đất để bán cho các nhà đầu tư.

“Liên Hiệp Quốc tuyên bố những vụ tranh chấp đất đai là nguồn tham nhũng lớn nhất ở Việt Nam. Người ta cũng cáo buộc rằng các nhà đầu tư thường thông đồng với chính quyền địa phương. Họ sẽ cố mua đất đai với giá rẻ mạt, phát triển nó để kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Theo mọi chỉ số quốc tế chính yếu thì Việt Nam là nước có tình trạng tham nhũng ở mức khá cao và vấn đề đất đai là trung tâm của tệ nạn này.

“Theo tôi, rất nhiều người dân trên cả nước có cảm tình với ông Vươn. Không phải cảm tình với phương pháp ông dùng để bảo vệ đất đai của mình mà ít nhất là thông cảm với tình trạng khó khăn ông gặp phải. Tình trạng khó khăn này phổ biến tại Hà Nội, nơi tôi đang sống. Tôi thấy nhiều vụ phản kháng liên quan tới vấn đề đất đai. Nhiều người dân sống tại các làng ở bên ngoài Hà Nội gặp vấn đề tranh chấp đất đai đã diễu hành mang theo kiến nghị và biểu ngữ đề cập tới những nguyên nhân khiến họ bất mãn.

“Đất đai là một vấn đề mà hơn 80 triệu triệu dân Việt Nam có sự đồng cảm chung. Rất nhiều người biết người quen thân nào đó có liên quan tới một vụ tranh chấp đất đai”.

Liam Cochrane: Tôi có thể hình dung rằng chính quyền Việt Nam hiện khá quan ngại về những vụ việc điển hình thế này cũng như tiềm năng khiến xã hội bất ổn của chúng. Chính quyền nói gì về vụ này?

Ben Bland:“Chính quyền không công khai đề cập nhiều về việc họ quan ngại trong vụ này. Tuy nhiên, chắc chắn nó cho thấy mối quan ngại đang ngày càng gia tăng.

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật hàng đầu trong số ba vị lãnh đạo chính yếu ở Việt Nam đã yêu cầu mở cuộc điều tra về hành vi của chính quyền địa phương. Ngoài ra cũng có nỗ lực nhằm ‘ỉm’ vụ này đi.

“Tuy nhiên cùng với các cuộc đình công của công nhân trong các doanh nghiệp, tranh chấp đất đai và những vấn đề liên quan tới đất đai là một trong những quan ngại chính của chính quyền vì nó có thể làm xã hội mất ổn định.

“Một trong những dấu hiệu cho thấy chính quyền quan ngại là việc họ từ chối không cho phép tôi và các phóng viên nước ngoài tới Hải Phòng để điều tra vụ Đoàn Văn Vươn. Dĩ nhiên là chúng tôi đã biết vụ này qua những điều chúng tôi đọc được trên hệ thống truyền thông nhà nước. Tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn tới Hải Phòng để có một cái nhìn cân bằng hơn về vấn đề này. Nhưng chính quyền không cho phép phóng viên nước ngoài tới đó và chính quyền Hải Phòng còn tuyên bố họ muốn truyền thông địa phương và báo chí do nhà nước kiểm soát ngưng tường thuật vụ Đoàn Văn Vươn.

“Đây là dấu hiệu cho thấy người ta lo lắng về việc vụ này đang ngày càng ‘nóng’ lên và về mức độ dân chúng tham gia bàn luận.

“Theo tôi, người ta đang cố gắng làm cho vấn đề lắng xuống và có lẽ kết quả cuộc điều tra vụ Đoàn Văn Vươn sẽ được công bố trong vòng vài ba tháng nữa khi vấn đề đã trở nên yên ắng hơn”.

Nguồn: Radio Australia

0 comments:

Powered By Blogger