Sunday, January 22, 2012

Những phong tục đón năm mới kỳ lạ nhất thế giới

- Không được để gà quay đầu vào bạn hay người già không đi ngủ vào đêm Giao thừa. Đó là những cách đón năm mới rất riêng của từng quốc gia trên thế giới.

Đốt hình nộm để quên đi nỗi buồn

Ở một số thành phố tại Colombia, người dân có tục dựng hình nộm có tên là "Ngài năm cũ" rồi đốt vào đúng đêm Giao thừa. Bên trong hình nộm này thường có những thứ đem lại ký ức buồn và khi đốt, người dân Colombia tin rằng những điều đau khổ sẽ tan biến cùng với những đồ vật đó. Điều quan trọng là khi đốt phải có mặt cả gia đình và họ sẽ cùng nhau ngắm nhìn ngọn lửa, cầu nguyện cho một năm mới tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

Hình nộm thường được làm rỗng để bỏ vào những thứ gợi lại kỉ niệm buồn. Một số người Colombia còn thích bỏ pháo hoa vào người nộm làm vui mắt khi đốt.
Hình nộm thường được làm rỗng để bỏ vào những thứ gợi lại kỉ niệm buồn. Một số người Colombia còn thích bỏ pháo hoa vào người nộm để khi đốt nhìn cho vui mắt.


Viết điều ước rồi đốt

Ở Venezuela, người dân tin rằng ngày đầu năm sẽ đem lại nhiều may mắn vì thế người ta thường viết những lá thư cầu may. Đến thời khắc chuyển giao năm mới, tất cả mọi người cùng nhau đốt tất cả thư để không ai có thể đọc được của nhau. Họ tin rằng như làm như vậy, mọi điều ước sẽ trở thành hiện thực trong năm mới.

Người dân Venezuela thường viết điều ước rồi đốt vào đêm Giao thừa.
Người dân Venezuela thường viết điều ước rồi đốt vào đêm Giao thừa.

Nhảy sóng 7 lần rồi tung hoa

Ở Brazil, phần lớn các tập tục trong đêm Giao thừa đều nhằm đem lại may mắn. Trong đêm cuối năm, những người dân sống ở gần biển sẽ vừa nhảy sóng 7 lần liên tục, vừa tung hoa và ước những điều tốt đẹp sẽ đến với mình trong năm mới. Ngoài ra, người dân ở các làng chài còn thắp nến dọc bờ biển. Họ tin rằng những vị thần bảo vệ biển sẽ biến những điều ước của họ thành sự thật.

Người dân Brazil còn thích mặc đồ trắng trong đêm Giao thừa vì tin rằng làm như vậy sẽ đem lại may mắn và an lành trong năm mới.

Một người phụ nữ Brazil đang ôm một rổ hoa ra biển ở Rio de Janeiro. Trong đêm Giao thừa, những người tin vào nữ thần Yemanja (hay Janaina) thường ăn chay, rải hoa hoặc hạ thủy những con tàu lớn bé để cầu mong may mắn trong năm mới.
Một người phụ nữ Brazil đang ôm một rổ hoa ra biển ở Rio de Janeiro. Trong đêm Giao thừa, những người tin vào nữ thần Yemanja (hay Janaina) thường ăn chay, rải hoa hoặc hạ thủy tàu, thuyền để cầu mong may mắn trong năm mới.


Quà trong giày

Tại Hy Lạp, trẻ em thường để giày ở cạnh lò sưởi trong ngày đầu năm (cũng là ngày lễ Thánh Basil) với hy vọng vị thánh tốt bụng sẽ tới và để những món quà vào trong giày của chúng.

Những chiếc giày được để bên lò sửa của những em bé Hy Lạp.
Những chiếc giày của các em bé Hy Lạp được để bên lò sưởi để chờ nhận quà vào ngày đầu năm.

Tục xông đất


Người dân Scotland cũng có phong tục tương tự Việt Nam với tên gọi "First Footing". Họ tin rằng nếu người khách đầu tiên bước qua ngưỡng cửa nhà mình là một người đàn ông cao lớn với mái tóc đen thì cả năm đó họ sẽ tràn ngập hạnh phúc và thành công.

Những món quà thường được người dân Scotland tặng nhau khi đến xông đất là bánh mỳ, muối, than và rượu (thường là whisky).
Những món quà thường được người dân Scotland tặng nhau khi đến xông đất là bánh mỳ, muối, than và rượu (thường là whisky).

Đón tết vào tháng Tư

Những người Sri Lanka đón Giao thừa vào đêm ngày 13 rạng ngày 14 tháng Tư vì đó là thời điểm kết thúc năm theo lịch của người Hindu. Trong ngày này, người dân sẽ ăn đồ ngọt và món đầu tiên họ ăn trong năm mới là Kiri Bhaat (cơm sữa dừa) được làm từ gạo mới thu hoạch.

Món cơm Kiri Bhat của người Sri Lanka được làm từ gạo mới gặt nấu cùng sữa dừa.
Món cơm Kiri Bhat của người Sri Lanka được làm từ gạo mới gặt nấu cùng sữa dừa.

Không để đầu gà chĩa thẳng vào bạn

Tại Đài Loan, trong bữa tiệc tất niên ở các công ty thường có một con gà còn nguyên bày ở giữa bàn ăn. Sau khi nói lời cảm ơn những đóng góp của nhân viên trong năm vừa qua, ông chủ sẽ quay bàn để thông báo bữa tiệc bắt đầu. Tuy nhiên, có một điều cấm kỵ là không được để đầu con gà hướng thẳng vào bạn. Người Đài Loan tin rằng đó là dấu hiệu cho thấy ông chủ ghét bạn và bạn có nguy cơ bị sa thải trong năm mới.

Để đầu gà chiếu vào người là điều cấm kỵ trong bữa tiệc tất niên của người Đài Loan.
Để đầu gà hướng vào người là điều cấm kỵ trong bữa tiệc tất niên của người Đài Loan.


Không đi ngủ và đánh chuông 33 lần

Ở Hàn Quốc, người già thường không đi ngủ trong đêm Giao thừa vì tin rằng nếu làm vậy, lông mày của họ sẽ biến thành màu trắng.

Trong đêm Giao thừa, người dân Hàn Quốc thường xem lễ đánh chuông tại trung tâm thành phố Seoul hoặc trên truyền hình. Trong buổi lễ, người ta sẽ đánh quả chuông đồng ở tháp Bosingak 33 lần vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh cho đất nước.

Còn trong ngày đầu tiên của năm mới, nhiều người dân xứ sở kim chi sẽ đi ra biển để ngắm mặt trời mọc. Vào sáng sớm, các bãi biển ở phía đông Hàn Quốc thường đông nghẹt người tới ngắm bình minh và ước nguyện.

Người dân Hàn Quốc sẽ đánh 33 tiếng chuông tại tháp chuông Bosingak để tưởng nhớ những người đã hy sinh cho đất nước.
Người dân Hàn Quốc sẽ đánh 33 tiếng chuông tại tháp chuông Bosingak để tưởng nhớ những người đã hy sinh cho đất nước.

Đi dép mới

Trong ngày đầu năm mới, nhiều người Trung Quốc thích đi dép mới vì họ tin rằng như thế sẽ không dẫm phải những sai lầm, xui xẻo đã gặp trong năm cũ. Đi dép mới còn tượng trưng cho một khởi đầu mới nhiều may mắn.

Dép món đồ được mua nhiều vào dịp cuối năm vì người Trung Quốc quan niệm đi dép mới sẽ mang lại khởi đầu tốt đẹp.
Dép là món đồ được mua nhiều vào dịp cuối năm vì người Trung Quốc quan niệm đi dép mới sẽ mang lại khởi đầu tốt đẹp.

Hải Anh (tổng hợp)


Vì sao phải cúng giao thừa giữa sân?


- Nửa đêm hôm ba mươi rạng ngày mồng một, ở thành phố, nhà nào cũng bày hương án ra giữa sân để cúng giao thừa. Ở về dân thôn thì các xóm tế giao thừa tại nơi điếm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ mà đón năm mới.


Cúng giao thừa ngoài trời. Ảnh: IE
Cúng giao thừa ngoài trời. Ảnh: IE

Cung giao thua ngoai troi

Cung giao thua ngoai troi

Cung giao thua ngoai troi


0 comments:

Powered By Blogger