Tuesday, January 24, 2012

36 Năm Một Việt Nam Hải Ngoại

Tác giả : Vi Anh

Tết này nữa là 36 năm tròn người Việt đi tìm tự do trong một cuộc di tản kéo dài vô tiền khóang hậu trong lịch sử VN. Người Việt quốc gia,, người Việt tự do, dân chủ không sống chung được với CS đang tạm chiếm nước nhà VN, đã làm được những gì ở hải ngọai? Thưa nhiều lắm, quí giá lắm, trong lịch sử VN chưa hề có. Đó là một lối sống Việt Nam mới (nếu hiểu nghĩa văn hóa là lồi sống) nhờ tự do, dân chủ mà phát triển mọi mặt. Một thực thể đã hình thành, một Việt Nam Hải Ngoại đã phát sinh và hiện hữu so với cộng đồng quốc gia trong nước đang bị CS tạm chiếm.

Giáo sư John J. Macionis trong sách giáo khoa đắc dụng nhứt tại các đại học cộng đồng Mỹ hiện thời, là cuốn Society, the Basics, (Xã hội học, Cơ Yếu) đã tái bản đến lần thứ bảy, định nghĩa chữ văn hóa (culture) giản dị như sau. “Văn hóa liên quan đến niềm tin, giá trị, tác phong; và những vật thể tạo thành lối sống của nhiều người.” Và diễn đạt lại bằng cách khác, chữ khác (rephrasing ) là “sự chia xẻ một lối sống của nhiều người, một di sản của xã hội”. Văn hóa không thể có nếu không có xã hội, xã hội không còn nếu không có văn hóa vì văn hóa là sản phẩm của con người; và con người là sinh vật duy nhứt trên Địa cầu biết tạo ra lối sống riêng cho mình, khác thú vật chỉ sống theo bản năng.

Văn hóa thâm nhập sâu xa, tiêm nhiễm lâu đời, quá quen thuộc đến mức người ta tưởng như đương nhiên, tự nhiên mà có, không cần nhớ nữa. Nhưng khi có một hành động phản văn hóa, phản ứng cá nhân và quần chúng trỗi dậy sẽ thấy liền. Như vụ Trần Trường đem lá cờ CS Hà nội treo lên. Cờ một quốc gia bây giờ được xem là một biểu tượng văn hóa, gần như biểu tượng tôn giáo ( quasi religious) theo nghiên cứu của các nhà xã hội học. Nên bất cứ giá nào mọi người trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS cũng quyết hạ cây cờ VC đó xuống và thượng quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ lên cho được. Cũng chính niềm tin và giá trị văn hóa đó đã thành ý chí tiềm tàng, động lực thúc đẩy không ngừng tập thể người Mỹ gốc Việt vận động giương cao ngọn cờ nền vành ba sọc đỏ như biểu tượng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt ở gần một chục tiểu bang và hơn 100 đơn vị hành chánh quận hạt, thành phố của nước Mỹ.

Chính ý chí chung đó là động lực để người Mỹ gốc Việt tích cực vận động Hội đồng thành phố Garden Grove biến Little Saigon, thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS, thành vùng phi CS trên phương diện pháp lý và thực tại.

Văn hóa do học hỏi. Hình thức học hỏi phổ thông qua giáo dục gia đình, học đường và xã hội. Nhà tư tưởng Pháp Jean Jacques Roưseau có lý khi nói giáo dục là những gì còn lại sau khi đã quên hết. Có mấy ai trong trên hai triệu người Mỹ gốc Việt còn nhớ những công thức toán, lý, hóa đã học ở trung tiểu học nữa. Nhưng có mấy ai không dùng phương pháp phân tích của Toán học để giải quyết những bài toán trong gia đình, ở sở làm, hay ngoài xã hội, mà ít khi nghĩ mình đã dùng Toán học. Giáo dục không ngừng ở mảnh bằng, mà tiếp nối ở đại học đời, kinh nghiệm sống như văn hóa vậy. Văn hóa là một cái gì tiếp nối và phát triển liên tục.

Dưới ánh sáng xã hội học ấy, chúng ta thấy sau 36 năm tỵ nạn CS của người Việt Hải Ngoại đã hình thành một lối sống khác, một lối suy nghĩ và hành động khác, cũng như tạo thành một thực thể khác, như một Việt Nam Hải ngoại, khác với nước nhà đang nằm trong chế độ CS. Năm nào người Việt Hải ngoại cũng có tổ chức thi hoa hậu Áo Dài, Đấu Võ Việt, diễn hành văn hóa Tết, lễ Hội Vua Hùng dựng nước, rước đất thiêng, giỗ vua Quang Trung, lễ tết cỗ truyền, v.v. ngay trong lòng văn minh Tây phương, Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc Châu. Nhưng với con người Việt Nam mới, da trắng hơn, tướng tá tầm thước hơn, tánh tình cởi mở hơn người Việt ở nước nhà. Người Việt Hải ngoại đã đi vào dòng chánh chánh trị các siêu cường. Một Đinh Việt đi vào Bộ Tư Pháp, một Trần Thái Văn, một Hubert Võ đầu tiên đi vào Hạ Viện hai tiểu bang người Việt ở đông nhứt Mỹ. Một Mina Nguyễn, một Nguyễn hoàng Dũng vào các Hội đồng Cố vấn cho Phủ Tổng Thống Mỹ. Một Janet Nguyễn đi vào Hội Đồng Giám Sát Quân Cam, nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt đông nhứt nước Mỹ. Những Andy Quách, Tạ Đức Trí, Diệp Miên Trường, Dina Nguyễn , Michael Võ có mặt trong các Hội Đồng Thành phố Garden Grove, Westminster, v.v.,. trái tim của Little Saigon ngưới Việt hải ngọai thương mến gọi là thủ dô tinh thần của người Việt hải ngoâi.

Và bao nhiều người đi vào các đại học, các nhành nghiên cứu nữa. Nhiều nhà khoa học kỹ thuật đã đi vào Trung Tâm Hàng Không và Không gian, niềm tự hào khoa học của Mỹ, và không ít người dấu tên đã phát minh bôm xuyên rất sâu giúp tiết kiệm nhiều xương máu của quân nhân Mỹ ở chiến trường Trung Đông.

Và lối sống của người Việt hòa quyện với người Mỹ. Mỗi lần có lễ lớn các trường trung học Mỹ vẫn mang đội kèn đồng của họ đến với chúng ta, các đại học Mỹ tổ chức trưng bày văn hóa Việt như ĐH Fullerton, đêm văn nghệ Việt như đại học công đồng OCC. Đài Truyền Hình tiếng Việt SBTN, VHN, Hồn Việt đã lên vệ tinh của Direct TV cùng bao nhiêu đài phát thanh đã lên trước đó.

Báo chi tiếng Việt phát triễn qui mô hơn ở nước nhà nhưng vẫn giữ hình thực đặc việt VN với báo xuân là đặc thù của báo Việt, Báo tiếng Việt vào online của của xa lộ thông tin quốc tế Internet nhiều đến mức không đếm hết, người Việt Hải ngoại ở khắp năm châu có thể đọc, nghe, nhìn, theo dõi hàng ngày như người cùng một nước.

Nhờ vậy mọi người Việt Hải ngoại không quên 4000 năm lịch sử huy hoàng của dân tộc Việt và hiện có 87 triệu đồng bào và cả dãy non sông gấm vóc đang bị CS tạm chiếm và thống trị một cách độc tài đảng trị tòan diện và nghiệt ngã. Và từ đó liên tưởng đến chúng ta chỉ mới hơn 36 năm định cư ở các nước tự do, dân chủ mà đã hình thành được một lối sống mới, một thực thể quốc gia mới, với tổng sản lượng cao hơn tổng sản lượng của VN bị CS Hà nội làm nghèo nàn, tụt hậu hơn một phần ba thế kỷ so với các nước trong vùng như Nam Hàn, Đài Loan. Và từ đó chúng ta thương ôi là chiếc thuyền vượt biên, chiếc thuyền nan vượt đại dương, chở đầy những quyết tâm tự do, dân chủ. Và cũng từ đó, hy vọng của chúng ta vươn lên, sẽ làm được một cái gì đó cho đồng bào trong nước như lời nguyện trước khi gạt nước mắt ra đi vượt biên, vượt biển tìm tự do.


0 comments:

Powered By Blogger