LÝ ĐẠI NGUYÊN
Sau khi rời Việtnam, Tập Cận Bình, phó chủ tịch Trungcộng, ngày 22/12/11 đã đến Tháilan, tại đây cùng với thủ tướng Thái, bà Yingluck Shinawatra chứng kiến việc ký kết một loạt văn kiện hợp tác kinh tế. Trong đó đáng chú ý nhất là việc thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương trị giá 70 tỷ yuan – nhân dân tệ, tương đương với 11 tỷ đô la Mỹ. Trên danh nghĩa, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ Tháilan với Trungcộng, có hiệu lực ba năm và có thể gia hạn. Theo báo chí Tháilan thỏa thuận này quy định: “Trungquốc sẽ cho Ngân Hàng Trung Ương Tháilan vay 70 tỷ nhân dân tệ, sau đó Ngân Hàng Trung Ương Tháilan sẽ cho ngân hành thương mại vay để phục vụ nhu cầu thanh toán trực tiếp bằng đồng Nhân Dân Tệ Trungquốc hoặc đồng Baht Tháilan”. Giới quan sát cho đây là biện pháp Bắckinh sử dụng nhằm lôi kéo đối tác Tháilan bỏ đồng Đôla Mỹ để dùng đồng Yuan Tầu làm phương tiện thanh toán quốc tế.
Trong chuyến thăm Trungquốc vừa qua của thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đã họp với người tương nhiệm là Ôn Gia Bảo thủ tướng Trungcộng. Hai bên đã đặt tới thỏa hiệp: Nhậtbản và Trungquốc sẽ hoán đổi trực tiếp tiền tệ giữa đồng Yên Nhật và Yuan Tầu của hai nước, không cần phải mua đô la Mỹ để trao đổi như hiện nay, khiến tạo thêm chi phí phụ trội. Hai nhà lãnh đạo cùng đồng ý: “Cho phép Ngân Hàng Hợp Tác Nhậtbản phát hành trái phiếu bằng Nhân Nhân Tệ tại Trungquốc”. Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ nước ngoài được phép làm như vậy. Nhậtbản cho biết: “Tokyo cũng đang lên kế hoạch mua trái phiếu của chính phủ Trungquốc”. Một việc làm mà các nhà phân tích tin rằng có thể mang lại lợi ích cho hai nước.
Tờ Le Figaro dành một bài xã luận và một bài viết để phân tích về sự kiện này. Bài xã luận có tên: “Nhân Dân Tệ - Đôla: Cuộc chiến bắt đầu ở Áchâu”. Tờ báo nhận định: “Do quy mô to lớn của của nền kinh tế Nhậtbản, thỏa thuận khuyến khích sử dụng đồng Nhân Dân Tệ nói trên và việc Nhậtbản sẽ mua trái phiếu của Trungquốc để đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ của mình là một bước tiến quan trọng trong quá trình Quốc Tế Hóa đồng nội tệ của Trungquốc”. Đi sâu vào chi tiết, Le Figaro có bài: “Quá trình Quốc Tế Hoá tất yếu của đồng Nhân Dân Tệ”. Le Figaro dẫn lời một chuyên gia cho rằng: “Thỏa thuận Nhật – Trung đánh dấu một giai đoạn phát triển mới rất quan trọng trong chính sách tiền tệ của Trungquốc. Đây là lần đầu tiên đồng tiền Trungquốc được đưa vào thỏa thuận chính thức trong giao dịch giữa hai nước”. “Hiện tại, Trungquốc đã trở thành đệ nhị cường quốc kinh tế, vì thế nước này tất nhiên không thể bất chấp mãi quy luật cuộc chơi. Nước này biết là như vậy, nên đã toan kéo dài thời gian kiểm soát tiền tệ càng lâu càng tốt. Trong giai đoạn đó, Bắckinh liên tiếp nhiều lần thử thách đồng Nhân Dân Tệ trên thị trường quốc tế. Kinh tế Áchâu càng ngày càng nặng ký trên thế giới. Trungquốc vì thế đã bắt đầu hướng về vùng lân cận như Hồngkông và khối Asean. Chiến lược tiền tệ của Trungquốc đã mang lại kết quả tích cực. Năm ngoái 8% giao dịch trên thế giới được thực hiện bằng đồng Nhân Dân Tệ, trong khi năm 2009 chỉ có 1%...Việc Nhật cam kết mua trái phiếu Trungquốc sẽ giúp tăng cường uy tín của đồng nhân dân tệ. Bắc kinh đã quá chán ngán với sức ép của Mỹ và Âuchâu về việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Vì thế, thỏa thuận giao dịch không cần đôla Mỹ lần này giữa hai nền kinh tế thứ Hai và thứ Ba là một thắng lợi chính trị to lớn của Bắckinh”
Từ xưa tới nay, Hoakỳ luôn đòi Bắckinh phải nâng cao giá đồng Yuan lên đúng tầm của nó, đừng cố tình ràng buộc vào đồng Đôla với giá thấp, nhằm giúp cho hàng hóa của Tầu bán ở thị trường Mỹ rẻ mạt, sản phẩm của Mỹ bán tại thị trường Trungcộng quá đắt. Nhưng Trungcộng dứt khoát không chịu. Nay thì Nhậtbản đã đi bước đầu, đẩy dần được Bắckinh vào tiến trình Quốc Tế Hoá đồng Nhân Dân Tệ. Rồi ra, cuối cùng Bắckinh cũng phải thả nổi tiền tệ của họ, để cho thị trường quốc tế tự định giá, như các chỉ tệ nặng của các nền tài chánh năng động ở những nước kỹ nghệ tiên tiến hiện nay. Việc Nhậtbản chọn trái phiếu Trungcộng như một phần của Dự Trữ Ngọai Hối chính thức, không có nghĩa là Nhậtbản gạt đồng Đôla và các ngoại tệ khác ra ngoài. Nhưng với Trungcộng thì chắc là ‘được đàng chân lân đàng đầu’, vì tham vọng làm bá chủ hoàn cầu vẫn còn đặc sệt trong đầu óc người Tầu. Nhất là đối với các nước láng giềng nhỏ bé ở vùng Đông Nam Á thì Trungcộng luôn luôn muốn loại ảnh hưởng Mỹ ra khỏi nơi đây, mà cụ thể là phải loại đồng Đôla để thay thế vào đó bằng đồng Nhân Dân Tệ.
Qua chuyến đi của Tập Cận Bình tới Tháilan, Trungcộng không dấu việc muốn tập cho Ngân Hàng Trung Ương Tháilan và các Ngân Hàng Thương Mại dùng Nhân Dân Tệ thay cho Đôla. Riêng Việtnam vì kế hoạch nhập nội Việtnam của Mỹ quá cụ thể. Từ ngày Việtnam gia nhập WTO hầu như đồng Đôla được lưu hành tự do trên thị trường tiền tệ Việtnam. Nên qua chuyến công du của Tập Cận Bình đến Hànội, trong các văn bản tài chánh họ cũng dùng tới bản vị Đôla như: “Trungquốc cam kết cung cấp 300 triệu USD vốn vay tín dụng ưu đãi cho chính phủ Việtnam dùng cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở, cũng như trong lãnh vực hợp tác”. Hai bên không hề nhắc tới đồng Nhân Dân Tệ. Nhưng mấy tháng trước đó, nhà cầm quyền Hànội đã ra lệnh cấm mua bán Mỹ kim và vàng. Trong khi đó mấy tỉnh vùng biên giới Việt, Tầu thì từ cơ quan tới dân chúng công khai xài đồng Nhân Dân Tệ. Rõ ràng là bọn lãnh đạo Việtcộng đang chuẩn bị thật chu đáo để bắt dân chúng Việtnam phải chấp nhận tiêu dùng tiền tệ của Tầu thay cho đồng Mỹ kim.
Đụng vào đồng Đôla là đụng vào tử huyệt của Hoakỳ. Có lẽ nhà độc tài Saddam Hussein, tổng thống Iraq bị Mỹ tiêu diệt phần chính là vì hình như ông ta ngầm thỏa thuận với Đức và Pháp: Khi Liên Hiệp Quốc bỏ phong tỏa Iraq. Ông ta sẽ bán dầu lửa lấy đồng Euro thay vì Đôla. Việc Trungcộng thả nổi đồng Nhân Dân Tệ, hay Quốc Tế Hoá đồng Nguyên – Yuan của Tầu thì đúng với mong muốn của Mỹ. Nhưng nếu Bắckinh định dùng đồng Nhân Dân Tệ để hất ảnh hưởng của đồng Đôla ra khỏi thị trường Châu Á – Thái Bình Dương thì Chiến Tranh Tiền Tệ giữa Mỹ và Tầu sẽ nổ ra, chắc chắn phải dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản Đại Hán. Theo ông Chu Minh Quốc, người tháo ngòi nổ vụ nổi dậy ở làng Ô Khảm, cảnh báo: “Trungquốc sẽ không tránh khỏi nhiều vụ Ô Khảm khác trong tương lai. Tình trạng tham ô và bất công trong guồng máy chính quyền khiến dân chúng bất mãn cao độ và người dân càng ngày càng ý thức về dân chủ”. “Tình hình như một quả táo ngoài vỏ còn tươi, nhưng bên trong đã rữa nát”. Chính vì vậy mà Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trungcộng đã phải lên tiếng chữa cháy rằng: “Không ai được quyền tước đi tài sản của người dân. Chính phủ phải tăng lợi ích cho nông dân”. Sang năm mới, Việtcộng phải tự tìm lối thoát thân đi là vừa.
LÝ ĐẠI NGUYÊN Little Saigon ngày 27/12/201
LÝ ĐẠI NGUYÊN Little Saigon ngày 27/12/201
0 comments:
Post a Comment