LS. Nguyễn văn Chức | Source: FB Vượt Tường Lửa | Posted on: 2016-05-12 |
Mùi phở đánh thức tôi dậy, sáng mùng một Tết Nhâm Ngọ.
Mùng một tết năm ngoái, nhà tôi nấu bún bò Huế. Mùng một Tết năm kia, nhà tôi nấu bún ốc. Mùng một tết năm nay, nhà tôi nấu phở.
Bún bò Huế, nhà tôi nấu ngon tuyệt vời. Bún ốc, nhà tôi nấu cũng ngon tuyệt vời. Nhưng phở, thì không ngon tuyệt vời. Bởi vì thiếu hương vị của đất Bắc, cái hương vị xa lạ đối với người con gái đất thần kinh.
Ngày xưa, cả làng tôi chỉ có một hàng phở. Gọi là hàng phở, không đúng. Phải gọi là gánh phở. Gánh phở của ông Bạ. Không có tái nạm tái gầu và hành tây nước béo. Chỉ có thịt nạm, nước trong. Nhưng ngon tuyệt vời, cái ngon của quê huơng Bắc Ninh.
Em là con gái Bắc Ninh
Em nghiêng chiếc nón, mái đình nghiêng theo.
Em nghiêng chiếc nón, mái đình nghiêng theo.
Ông Bạ khoảng 50 tuổi. Ở tuổi ông, nhiều người đã “vào lão”, sau khi bỏ tiền ra khao làng khao xã. Nhưng ông Bạ nghèo, gia tài vẻn vẹn một gánh phở rong. Cả làng mến ông. Cả làng quen tiếng rao phở của ông, tiếng rao trầm bổng trong đêm, cùng với mùi phở ngào ngạt trong đêm.
Thời đó, chỉ có hai xu một bát phở.
Phở gánh đất Bắc |
Có người khách ăn phở kể rằng: một hôm ông Bạ vớt ra từ trong thùng nước phở đã cạn, một tấm vải trăng trắng. Ông khách nhìn kỹ, thì đó là một cái yếm. Có lẽ cái yếm của bà Bạ vô ý đánh rơi vào thùng phở đêm hôm trước.
Con đường Carreau Hà Nội rộng hênh thang, dài và đẹp, hai bên cây cối mọc xum xuê. Khu Toà thượng thẩm Hà Nội toạ lạc trên con đường này, muà hè hoa phượng đỏ chói. Cách khu tòa án, là một ngõ cụt, Ngõ Nhà Đo, Tây gọi là Impasse de l’Identité. Đó là khu nhà ngày xưa dành cho những công chức người Pháp của sở căn cước, hoặc sở hoả lò. Nhà nào củng hai tầng, có sân lát đá sỏi trắng, và có nhà xe nhà bồi riêng biệt.
Anh chị cả tôi: Nguyễn Đức Chiểu & Phạm Thị Liên, đã mua được một căn nhà trong ngõ cụt đó.
Ngay đầu ngõ, có gánh phở. Cứ chập tối, người ta nghe thấy tiếng rao phở của ông ta. Ông ta tên Thìn, trạc độ 40, ăn nói sống sượng và ngổ ngáo. Nghe đâu ông ta đã từng đi lính O.N.S bên Pháp. Phở ông ta cũng y như phở làng tôi ngày xưa, nhưng có thêm hành tây nước béo. Khách ăn phở đêm của ông ta, phần đông là những cô gái giang hồ khu ga Hàng Cỏ hoặc khách sạn đường Gambetta gần đó..
“Này ăn một bát phở của tôi, là lao động cả đêm cũng không mệt. Này, đêm vừa rồi có khá không? Tiếp được mấy thằng lính lê dương.”
Mấy cô gái xồn xồn vừa húp phở vừa ong ỏng: "cái ông quỷ này có để cho người ta nuốt không."
Con đường Careau, khu nhà của Anh Chị Cả tôi, ban đêm rất vắng. Mấy cô gái xồn xồn hay tập xe đạp trên quãng đường đó. Tập xe đạp phải có hai cô gái. Một cô gái ngồi trên cái yên (bằng da) của chiếc xe đạp, cũn ca cũn cỡn. Một cô gái nắm cái yên xe đạp, đẩy đi và chạy bộ sau xe, giữ cho người tập xe khỏi ngã, và cái xe đạp khỏi đổ. Cũn ca cũn cỡn.
Và ai tập xe đạp mà không có lúc ngã. Ngã xe và ngã cả người. Mấy cô gái cũng vậy. Có lần ngã vào lề đánh rầm. Có khi cả người cả xe đâm vào gần gánh phở của ông Thìn. Và mỗi bận như vậy, ông Thìn lại lẫm bẩm: "đồ quỷ, tao đã bảo chúng mày rút cái yên ra mà ngồi cho nó vững, chúng mày không nghe tao.”
Di cư vào Sài gòn, bát phở Bắc có thêm giá sống.
Gần khu nhà ông Trần Văn Lắm và bà Dương Quỳnh Hoa, có gánh phở Bắc rất ngon. ngay bên lề đường. Chủ gánh phở tên là Đang. Ông Đang, giọng nói ồ ồ, lúc nào cũng tỏ ra ưu thời mẫn thế. Khách ăn, hầu hết là công tư chức; họ nói với nhau toàn truyện thời cuộc.
Những buổi sáng đẹp trời, trên đường đến văn phòng luật sư hoặc đến Thượng Nghị Viện, tôi thường ngừng xe trước gánh phở ông Đang. Gần như một thói quen. Và thế nào ông Đang cũng hỏi tôi về thời sự. Một hôm, ông Đang hỏi nhỏ tôi: "liệu có phải di cư lần nữa không, luật sư? "
………….
Hoàng Cơ Minh điện thoại cho tôi: “Anh Chức, ngày mai tôi sẽ gửi cái người viết bài Dựng Cờ Chính Nghĩa xuống Anh.”
Hoàng Cơ Minh điện thoại cho tôi: “Anh Chức, ngày mai tôi sẽ gửi cái người viết bài Dựng Cờ Chính Nghĩa xuống Anh.”
Đó là năm 1982, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam của hai ông Phạm Văn Liễu Hoàng Cơ Minh lên như diều gặp gió.
Ngày ông Minh ở “chiến khu quốc nội Thái Lan” trở về Mỹ ra mắt đồng bào tỵ nạn, thật là huy hoàng. Ông Minh ra mắt ở Cali trước. Sau đó, ra mắt ở Houston. Hôm ông ta về Houston, tôi ra tận phi trường đón ông, náo nức trong đám đông, trong rừng cờ và tiếng hoan hô.
Bài “Dựng Cờ Chính Nghĩa” được phân phát khắp nới, như một lời hịch. Bài đó, ý hay và lời đẹp, dội vào hàng ngàn hàng vạn con tim xa quê hương.
Ai viết bài đó? Tôi hỏi Hoàng cơ Minh, anh ta im lặng. Phạm Nam Sách từ San Diego gọi cho tôi, vừa chửi vừa khen: "Chức ơi, chỉ có cậu mới viết được bài đó. Đừng giấu moa nữa.” Chẳng riêng gì Phạm Nam Sách. Nhiều người cũng nghĩ như vậy.
Nguyễn Xuân Nghĩa |
Chiều hôm đó, ông Nghĩa đến thăm tôi tại nhà, người rong rỏng cao, dáng dấp hào hoa phong nhã. Ông nói nhiều lắm, về Charles de Gaulle và cuộc Kháng Chiến chống Đưc Quốc Xã 1940-1944 của De Gaulle. Rồi ông nói thao thao về Kháng Chiến Quốc Nội. Tôi nghe mà không nói gì.
Mấy ngày sau, Hoàng Cơ Minh gọi điện thoại: “Sao, anh Chức, anh đã gặp Nguyễn Xuân Nghĩa chưa? Anh thấy thế nào?”
Tôi nói: "Nghiã là cháu ruột của tên cộng sản lưu manh Mười Cúc Nguyễn Văn Linh bí thư Thành Ủy Hồ Chí Minh.. Nghĩa có học và thủ đoạn. Sau ngày 30 /4/1975, Nghiã đã ở lại Miền Nam, mà không bị một ngày tù tội. Một người như vậy, các anh không thể tin được, và chỉ nên dùng vào những công tác chuyên môn (nghiên cứu, dịch thuật). Không nên dùng vào những công tác tham mưu."
Hoàng Cơ Minh không nghe tôi. Và con ngựa thành Troie đã được rước vào thành. Mặt trận Hoàng Cơ Minh đã trở thành một băng đảng tay sai hèn hạ của Việt Cộng.
Tháng 29 tháng 12 năm 1984, nhân danh một nghị quyết của Hội Đồng Kháng Chiến họp tại Quốc Nội Thái Lan, Hoàng Cơ Minh tuyên bố khai trừ ra khỏi mặt trận một người đã cùng với anh ta tạo lập nên mặt trận: Phạm văn Liễu.
Hoàng Cơ Minh loại Pham văn Liễu ra khỏi mặt trận, để cứu nguy khoảng 7 triệu Mỹ Kim của quỹ kháng chiến lúc đó nằm trong tay một người. Người đó là Hoàng Cơ Định. Và ai đã cố vấn cho Hoàng Cơ Minh trong cái bước xẽ dịch lưu manh đốn mạt đó? Nguyễn Xuân Nghĩa.
Lúc đó là 1985,Hoàng cơ Minh từ “chiến khu quốc nội “UDEDON” (Thái Lan) về Mỹ, để vận động cho chính nghĩa của ông. Ông ta xuống Houston gặp tôi, xin tôi lên tiếng ủng hộ ông ta. Tôi từ chối, tôi nói cho ông ta biết: tôi sẽ lên án ông ta trước dư luận. Và tôi, Nguyễn Văn Chức, đã làm điều đó, bất chấp những đe dọa.
Cuối năm 1985, dăm ba bài báo xuất hiện trên tờ Kháng Chiến cuả Mặt Trận, đả kích tôi. Nhìn lối hành văn huênh hoang, tôi biết tác giả là ai.
Dù sao, tôi vẫn mến anh ta. Hôm đầu đến thăm tôi, anh ta gọi tôi là thầy, và xưng em. Anh ta chê bọn Hoàng Cơ Minh – Phạm Văn Liễu ít học. Anh ta nhận xét đúng. Gần đây khi nghe tin anh ta thân với Vũ Quang Ninh (chủ đài phát thanh Little Saigon) và là cây bút chỉ đạo của tờ Viet Tide, tôi không ngạc nhiên.
Ngoài Nguyễn Xuân Nghĩa, còn một người, tôi không thể quên: Nguyễn Gia Kiểng.
Nguyễn Gia Kiểng |
Năm 1986, đại hội 6 đảng CSVN kêu gọi hoà hợp dân tộc, tờ Thông Luận của anh ta lên tiếng phụ họa. Tờ báo còn đi xa hơn: chửi người Quốc Gia là con cháu cô Tư Hồng, khẳng định CSVN có chính nghĩa,và khẳng định cuộc chiến tranh Việt Nam (1945- 1975) là một cuộc nội chiến.
Chưa hết, tờ báo của anh ta còn kêu gọi phong thánh cho tên chó đẻ Hồ Chí Minh. Chúng ta hãy nghe (nguyên văn):
“Một mai, tôi hy vọng sẽ rất gần đây, khi nước non thật sự thanh bình, anh em ta về, nếu có một đài chiến sĩ chung cho tất cả những người đã hy sinh vì Việt Nam, chúng ta sẽ đến đó cầu nguyện. Nếu lăng ông Hồ còn, chúng ta–dù đã chiến đấu trong hàng ngũ nào–cũng nên đến đó cầu nguyện, một cách để nói với nhau và với mai sau, là anh em ta đã quên hết những bài học hận thù”. (Phong Thánh, Thông Luận số 20, tháng 10/1989, trang 4)
Một năm sau, anh ta liếm môi, chửi Hồ Chí Minh như con chó.
Nguyên văn: “cuộc đời của ông Hồ có hại chứ không có lợi cho đạo đức, cho văn hoá, cũng như cho dân tộc ông” (Thông Luận, số 28, tháng 6/1990, trang nhất)
Chưa hết, anh ta còn bồi thêm nhát dao vào kẻ mà anh ta đã phong thánh: “Một thảm kịch cho ông Hồ Chí Minh là đảng CS của ông đã chọn đúng dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhật của ông để tuyên bố bắt đầu từ bỏ chủ nghĩa CS”.
Người ta thắc mắc: tài liệu nào cho phép anh ta khẳng định như thế?
Thì đây, anh ta trưng bằng cớ: “Trần Bạch Đằng, cố vấn chính trị của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được phép tuyên bố rằng đảng CSVN từ bỏ độc quyền chính trị”…
Thì ra, bằng cớ của anh ta là lời tuyên bố của Trần Bạch Đằng. Nhưng, Trần Bạch Đằng tuyên bố ở đâu, ngày nào, và trong tài liệu nào? Anh ta im lặng.
Giả sử Trần Bạch Đằng–với sự cho phép của Nguyễn văn Linh-có thực sự tuyên bố rằng “Đảng Cộng Sản Việt Nam từ bỏ độc quyền chính trị", thì nhóm của anh ta -tôi muốn nói: của Nguyễn Gia Kiểng – cũng không nên hồ hởi ca tụng lời tuyên bố đó như một đổi mới tư duy chính trị của đảng CSVN, có lợi cho đất nưóc. Trừ phi họ-tôi muốn nói nhóm Nguyễn Gia Kiểng — là cò mồi.
Huống chi, Trần Bạch Đằng không hề tuyên bố như vậy. Ông nội thằng Trần Bạch Đằng, ông nội thằng Nguyễn Văn Linh, và ông nội cả lò cả ổ bọn chính trị bộ đảng CSVN cũng không dám tuyên bố như vậy. Nhóm Nguyẽn Gia Kiểng chỉ đánh hơi. Rồi vẫy đuôi sủa. Như những con chó.
Sau khi hồ hởi loan báo “đảng CSVN sẽ từ bỏ độc quyền chính trị", nhóm Nguyễn Gia Kiểng hồ hởi bàn về nhà nước pháp trị trong chế độ Việt Cộng đang đổi mới.
Chúng ta hãy nghe:
“Trong một nhà nước pháp trị, mọi vấn đề có thể giải quyết một cách giản dị trong khuôn khổ luật pháp. Những ai xâm phạm nguyên tắc dân chủ sẽ phải trả lời trước toà án”.
Viết như vậy, sai và ngu.
Trong một chế độ pháp trị, tòa án không có quyền thụ lý hoặc lên án phạt những hành động vi phạm một nguyên tắc dân chủ. Toà án chỉ có quyền thụ lý những hành động vi phạm một điều luật.
Chưa hết, nhóm Nguyẽn gia Kiểng còn bước thêm bước nữa. Họ mách nước về những chánh đảng sẽ xuất hiện trong chế độ CS đang đổi mới.
Họ viết: “mọi công dân không can án đều có quyền tham gia hoặc thành lập chánh đảng”.
Lại sai và ngu.
Trong một chế độ pháp trị, những công dân can án về một số tội phạm hình sự nào đó có thể bị luật pháp cấm ứng cử vào những chức vụ công cử, như các chức vụ tổng thống, nghị sĩ, dân biểu… Nhưng luật pháp không có quyền cấm họ tham gia hoặc thành lập những đảng phái chính trị..
Vẫn chưa hết.
Nhóm Nguyễn Gia Kiểng chủ trương dân chủ đa nguyên, coi đó như là đòi hỏi và điều kiện bức thiết cho một chế độ chính trị mới tại Việt Nam.
Lại sai và ngu.
Dân chủ, tự nó đã đa nguyên rồi. Bởi lẽ: đa nguyên là bản chất của dân chủ; đa nguyên nguyên ít hay đa nguyên nhiều, đó là vấn đề mức độ.
Một ông bạn già H.O văng tục: “Đù mẹ, đã là đàn ông thì phải có cái cụ Hồ. To hay nhỏ là truyện khác. Cũng như đã là đàn bà con gái thì phải có cái “hang Pác Bó để cho cụ Hồ rúc vào”. Rộng hay hẹp, đó là truyện khác.
Rất tiếc, nhóm Nguyễn Gia Kiểng không hiểu được điều sơ đẳng đó. Họ lẫn lộn thực chất với mức độ, lẫn lộn thực tiễn với triển vọng, lẫn lộn điều kiện với tiến trình.
Tôi vừa đưa ra một vài cái sai cái dốt, của hàng trăm cái sai cái dốt nằm ngổn ngang trong những viết lách và suy tư của nhóm Nguyễn Gia Kiểng. Chưa kể sự hỗn xược đối với tiền nhân. Nguỵ biện, lập dị, táo bạo, đầy huyễn tưởng, và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để được dư luận chú ý, và thực hiện những mưu đồ bất chính. Đó là Nguyễn Gia Kiểng.
Trung Đông có những kẻ cuồng tín ôm bom tự sát. Trái bom nổ tung, người ôm bom tan xác, và những nạn nhân vô tội tan xác. Hành động của họ gây rúng động trong thế giới văn minh..
Toàn bộ sự nghiệp suy tư của Nguyễn Gia Kiểng từ gần 25 năm nay, và nhất là đại tác phẩm“Tổ Quốc Ăn Năn”của anh ta, chỉ là những trái bom “tự sát”. Trái bom nổ cái rầm. Tung toé những mảnh vụn. Trong đó có rất nhiều rác rưởi, ống bơ rỉ và băng vệ sinh..
Kẻ ôm bom không chết, nhưng được dư luận chú ý. Đó là con người thật của Nguyễn Gia Kiểng.
Đêm nay, trăng sáng. Tôi ngồi viết dưới lùm thông sau nhà.
Tôi đã lạc đề chăng? Từ phở, đến mặt trận Hoàng Cơ Minh, đến Nguyễn xuân Nghiã, đến Nguyẽn Gia Kiểng.
Không, tôi không lạc đề. Hai ông Nghĩa ông Kiểng có duyên nợ với nhau.
Tháng 4 năm 1990, trong một chuyến đi Bắc Âu, ông Kiểng bị bọn Hoàng Cơ Minh hành hung. Nhưng ông Kiểng đã tha thứ, không hận thù. Tôi mến ông ở chỗ đó.
Tôi còn mến ông ở chỗ ông thành thật. Thành thật ngay cả khi bịa đặt và nguỵ biện. Quyển “Tổ Quốc Ăn Năn” của ông còn đó.
Viết năm 2002, Phụ đính năm 2008
Nguyễn văn Chức
0 comments:
Post a Comment