Tổng thống Pháp François Hollande (T) đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước điện Elysée – Paris ngày 25/09/2013.
Phủ Tổng thống Pháp
Trung tá Christophe Bertrand, người phụ trách cuộc triển lãm « Đông Dương, miền đất và con người » khai mạc hôm nay 17/10/2013 tại Paris nhận xét : « Lịch
sử giữa Việt Nam và Pháp là một lịch sử phức tạp, phong phú và thú vị
(…) được đánh dấu bằng những cuộc chiến dai dẳng và những dịp hội ngộ bị
bỏ lỡ ».
Cuộc triển lãm tại Bảo tàng Quân đội trưng bày 380 mẫu vật, trong đó có những hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu với khách thưởng lãm, diễn đạt lại quá trình một trăm năm hiện diện quân sự của Pháp tại Đông Dương. Sự hiện diện này đã kết thúc với thất bại ở Điện Biên Phủ vào năm 1954 trước đạo quân của tướng Võ Nguyên Giáp – vừa qua đời hôm 4/10, thọ 103 tuổi.
Dấu hiệu hòa dịu giữa Paris và Hà Nội : Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã vinh danh « một con người ngoại hạng », « người yêu nước vĩ đại của Việt Nam ». Tổng thống François Hollande dự định đến thăm Việt Nam vào năm 2014.
Theo trung tá Christophe Bertrand, thì « đối với Việt Nam, sự hiện diện của Pháp chỉ là một đoạn ngắn trong lịch sử. Ngày nay đã thay đổi kỷ nguyên, chúng ta đang trong giai đoạn bành trướng về kinh tế ».
Theo Reuters, từ khi đưa ra chính sách đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế thị trường năng động của Châu Á, với tỉ lệ tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2012, và không ngừng thu hút thêm các nhà đầu tư mới.
Là nhà đầu tư hàng đầu từ phương Tây, nhưng Pháp dần dần bị ba khách hàng chính của Hà Nội là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản vượt qua vào năm 2011. Trung Quốc cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những nhà cung cấp chính cho Việt Nam trong năm này.
Trong năm 2012, xuất khẩu của Pháp vào Việt Nam đạt 615 triệu euro, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu tăng lên 38%, với tổng giá trị 2,69 tỉ euro.
Một viên chức ngoại giao Pháp nhận định : « Nếu nước Pháp có thể dựa vào mối quan hệ lịch sử và thân thiết, cũng như quan hệ chính trị nhìn chung khá tốt, thì các trao đổi về kinh tế thực sự là một điểm đen. Xuất khẩu của Pháp vào Việt Nam chỉ bằng một phần tư so với nhập khẩu, thị phần chiếm được chỉ có 1% và liên tục giảm xuống từ 10 năm qua, thấp hơn thị phần tại các nước khác trong khu vực kể cả Trung Quốc ».
Nguyên nhân theo Paris, là do cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng tới Việt Nam năm 2009, làm đóng băng nhiều dự án trong các lãnh vực mà Pháp có ưu thế như giao thông, hạ tầng. Một yếu tố khác là sự cạnh tranh liên quan đến việc dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam từ Trung Quốc và một số nước Châu Á khác trong lãnh vực dệt may, và gần đây là điện tử.
Trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu ra khỏi khủng hoảng và việc ký kết Hiệp định đối tác chiến lược Pháp-Việt vào cuối tháng Chín, quan hệ kinh tế giữa Paris và Hà Nội có thể có được một đà tiến mới.
Một nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết : « Chúng tôi cảm thấy có sự chuyển động trên những dự án hạ tầng lớn đang bị đóng băng, và những dự án liên quan đến quốc phòng. Khi nhận ra tầm cỡ của ngành hàng không trong xuất khẩu, đặc biệt trong khu vực Châu Á, mới thấy rằng tác động của nó rất quan trọng ».
Paris hy vọng rằng một đơn đặt hàng Airbus A380 – bị tạm ngưng vì tình trạng kinh tế của Vietnam Airlines – có thể sẽ được bàn bạc trở lại, và hân hoan trước thư ngỏ ý mua máy bay A320 của VietJet Air.
Tập đoàn khí đốt Pháp GDF Suez và Petro Vietnam Gas đã ký kết một tuyên bố thỏa thuận về chuỗi dự án khí thiên nhiên hóa lỏng và nhà máy điện ở khu công nghiệp Sơn Mỹ, tỉnh Bình Thuận. Tập đoàn xây dựng Vinci cũng đạt được một thỏa thuận mở ra thị trường mới về xa lộ, trong khi ngân hàng BNP Paribas sẽ thành lập chi nhánh tại Hà Nội.
Trong số các lãnh vực khác mà Pháp đang kỳ vọng, có thể kể năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, vận chuyển công cộng, kỹ thuật cao, nông nghiệp và y tế.
Nguồn tin nêu trên kết luận: « Các dấu hiệu cho thấy băng giá đã bắt đầu tan nhưng chỉ mới là bước đầu, còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới ».
Cuộc triển lãm tại Bảo tàng Quân đội trưng bày 380 mẫu vật, trong đó có những hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu với khách thưởng lãm, diễn đạt lại quá trình một trăm năm hiện diện quân sự của Pháp tại Đông Dương. Sự hiện diện này đã kết thúc với thất bại ở Điện Biên Phủ vào năm 1954 trước đạo quân của tướng Võ Nguyên Giáp – vừa qua đời hôm 4/10, thọ 103 tuổi.
Dấu hiệu hòa dịu giữa Paris và Hà Nội : Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã vinh danh « một con người ngoại hạng », « người yêu nước vĩ đại của Việt Nam ». Tổng thống François Hollande dự định đến thăm Việt Nam vào năm 2014.
Theo trung tá Christophe Bertrand, thì « đối với Việt Nam, sự hiện diện của Pháp chỉ là một đoạn ngắn trong lịch sử. Ngày nay đã thay đổi kỷ nguyên, chúng ta đang trong giai đoạn bành trướng về kinh tế ».
Theo Reuters, từ khi đưa ra chính sách đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế thị trường năng động của Châu Á, với tỉ lệ tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2012, và không ngừng thu hút thêm các nhà đầu tư mới.
Là nhà đầu tư hàng đầu từ phương Tây, nhưng Pháp dần dần bị ba khách hàng chính của Hà Nội là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản vượt qua vào năm 2011. Trung Quốc cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những nhà cung cấp chính cho Việt Nam trong năm này.
Trong năm 2012, xuất khẩu của Pháp vào Việt Nam đạt 615 triệu euro, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu tăng lên 38%, với tổng giá trị 2,69 tỉ euro.
Một viên chức ngoại giao Pháp nhận định : « Nếu nước Pháp có thể dựa vào mối quan hệ lịch sử và thân thiết, cũng như quan hệ chính trị nhìn chung khá tốt, thì các trao đổi về kinh tế thực sự là một điểm đen. Xuất khẩu của Pháp vào Việt Nam chỉ bằng một phần tư so với nhập khẩu, thị phần chiếm được chỉ có 1% và liên tục giảm xuống từ 10 năm qua, thấp hơn thị phần tại các nước khác trong khu vực kể cả Trung Quốc ».
Nguyên nhân theo Paris, là do cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng tới Việt Nam năm 2009, làm đóng băng nhiều dự án trong các lãnh vực mà Pháp có ưu thế như giao thông, hạ tầng. Một yếu tố khác là sự cạnh tranh liên quan đến việc dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam từ Trung Quốc và một số nước Châu Á khác trong lãnh vực dệt may, và gần đây là điện tử.
Trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu ra khỏi khủng hoảng và việc ký kết Hiệp định đối tác chiến lược Pháp-Việt vào cuối tháng Chín, quan hệ kinh tế giữa Paris và Hà Nội có thể có được một đà tiến mới.
Một nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết : « Chúng tôi cảm thấy có sự chuyển động trên những dự án hạ tầng lớn đang bị đóng băng, và những dự án liên quan đến quốc phòng. Khi nhận ra tầm cỡ của ngành hàng không trong xuất khẩu, đặc biệt trong khu vực Châu Á, mới thấy rằng tác động của nó rất quan trọng ».
Paris hy vọng rằng một đơn đặt hàng Airbus A380 – bị tạm ngưng vì tình trạng kinh tế của Vietnam Airlines – có thể sẽ được bàn bạc trở lại, và hân hoan trước thư ngỏ ý mua máy bay A320 của VietJet Air.
Tập đoàn khí đốt Pháp GDF Suez và Petro Vietnam Gas đã ký kết một tuyên bố thỏa thuận về chuỗi dự án khí thiên nhiên hóa lỏng và nhà máy điện ở khu công nghiệp Sơn Mỹ, tỉnh Bình Thuận. Tập đoàn xây dựng Vinci cũng đạt được một thỏa thuận mở ra thị trường mới về xa lộ, trong khi ngân hàng BNP Paribas sẽ thành lập chi nhánh tại Hà Nội.
Trong số các lãnh vực khác mà Pháp đang kỳ vọng, có thể kể năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, vận chuyển công cộng, kỹ thuật cao, nông nghiệp và y tế.
Nguồn tin nêu trên kết luận: « Các dấu hiệu cho thấy băng giá đã bắt đầu tan nhưng chỉ mới là bước đầu, còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới ».
0 comments:
Post a Comment