Bên ngoài cơ sở “Đơn vị 61398″, Thượng Hải, 19/02/2013.
REUTERS/Carlos Barria
Báo cáo đặc biệt tập trung trên một nhóm, được mệnh danh là APT1, từ tắt tiếng Anh của Advanced Persistent Threat
(Đe dọa dai dẳng nâng cao). Nhật báo Mỹ New York Times, được đọc trước
bản báo cáo này, đã trích dẫn các chuyên gia khẳng định là nhóm tin tặc
này có mục tiêu tấn công vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ, như
mạng lưới năng lượng chẳng hạn.
Theo hãng Mandiant, hàng trăm cuộc điều tra do họ tiến hành trong ba năm gần đây đã xác định là nhóm tin tặc nói trên là một đơn vị của Quân đội Trung Quốc, có tên là Đơn vị 61398. Chữ ký điện tử các vụ tấn công đều dẫn về một tòa nhà rất bình thường 12 tầng ở một vùng ngoại ô thành phố Thượng Hải.
Hãng tin Pháp AFP vào hôm nay đã cử người đến quan sát toà cao ốc ở khu Cao Kiều, ngoại ô phiá Bắc Thượng Hải, được Mandiant xác định là ổ tin tặc của quân đội Trung Quốc. Theo hãng tin Pháp, mặt tiền tòa nhà không có bất kỳ một biển hiệu nào, nhưng trên các bức tường cao bao quanh có những tấm bích chương lớn với hình ảnh quân lính Trung Quốc. Biểu tượng của quân đội Trung Quốc với một ngôi sao đỏ đươc thấy bên trên cửa chính của toà nhà.
Phóng viên của AFP còn thấy một người lính trong bộ đồng phục ngụy trang đứng ở cổng chính, và một người khác với chiếc áo khoác của quân đội đứng trong chốt gác, gần một tấm bảng có hàng chữ ‘‘cấm chụp hình‘’ viết bằng tiếng Anh và tiếng Hoa.
Trong báo cáo của mình, Mandiant còn cho biết là nhóm APTI – còn được biết đến dưới tên gọi « Comment Crew », tạm dịch là « Đội ngũ bình luận viên », do các hành vi cài virus vào những phần bình luận trên các website – đã ăn cấp hàng trăm terabytes dữ liệu từ 141 tổ chức trải rộng trên 20 ngành công nghiệp.
Trung Quốc hôm nay lẽ dĩ nhiên hoàn toàn phản bác các cáo buộc trên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi vẫn lập lại quan điểm thường nghe như là « tố cáo không có cơ sở, không có chứng cứ rõ ràng, vô trách nhiệm và không chuyên nghiệp ».
Bắc Kinh, theo lời ông Hồng Lỗi, luôn luôn « kiên quyết chống tin tặc » và Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc, với các cuộc tấn công xuất phát nhiều nhất là từ Hoa Kỳ.
Riêng bộ Quốc phòng Trung Quốc trước mắt chưa thấy bình luận về vụ việc.
Theo hãng Mandiant, hàng trăm cuộc điều tra do họ tiến hành trong ba năm gần đây đã xác định là nhóm tin tặc nói trên là một đơn vị của Quân đội Trung Quốc, có tên là Đơn vị 61398. Chữ ký điện tử các vụ tấn công đều dẫn về một tòa nhà rất bình thường 12 tầng ở một vùng ngoại ô thành phố Thượng Hải.
Hãng tin Pháp AFP vào hôm nay đã cử người đến quan sát toà cao ốc ở khu Cao Kiều, ngoại ô phiá Bắc Thượng Hải, được Mandiant xác định là ổ tin tặc của quân đội Trung Quốc. Theo hãng tin Pháp, mặt tiền tòa nhà không có bất kỳ một biển hiệu nào, nhưng trên các bức tường cao bao quanh có những tấm bích chương lớn với hình ảnh quân lính Trung Quốc. Biểu tượng của quân đội Trung Quốc với một ngôi sao đỏ đươc thấy bên trên cửa chính của toà nhà.
Phóng viên của AFP còn thấy một người lính trong bộ đồng phục ngụy trang đứng ở cổng chính, và một người khác với chiếc áo khoác của quân đội đứng trong chốt gác, gần một tấm bảng có hàng chữ ‘‘cấm chụp hình‘’ viết bằng tiếng Anh và tiếng Hoa.
Trong báo cáo của mình, Mandiant còn cho biết là nhóm APTI – còn được biết đến dưới tên gọi « Comment Crew », tạm dịch là « Đội ngũ bình luận viên », do các hành vi cài virus vào những phần bình luận trên các website – đã ăn cấp hàng trăm terabytes dữ liệu từ 141 tổ chức trải rộng trên 20 ngành công nghiệp.
Trung Quốc hôm nay lẽ dĩ nhiên hoàn toàn phản bác các cáo buộc trên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi vẫn lập lại quan điểm thường nghe như là « tố cáo không có cơ sở, không có chứng cứ rõ ràng, vô trách nhiệm và không chuyên nghiệp ».
Bắc Kinh, theo lời ông Hồng Lỗi, luôn luôn « kiên quyết chống tin tặc » và Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc, với các cuộc tấn công xuất phát nhiều nhất là từ Hoa Kỳ.
Riêng bộ Quốc phòng Trung Quốc trước mắt chưa thấy bình luận về vụ việc.
0 comments:
Post a Comment