TQ: Toàn Bộ Tài Nguyên Dầu Khí Biển Đông Là Tài Sản Quốc Gia
Trung Quốc lại làm cho Biển Đông dậy sóng khi tuyên bố đe dọa sẽ tuần
tra ngư nghiệp hàng ngày trên Biển Đông vào năm 2014, theo tin của Đài
Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Ba.
Bản tin Đài VOA viết rằng, “Mới đây, báo chí nhà nước Trung Quốc dẫn
lời ông Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Hải Nam thuộc Bộ Nông nghiệp
Trung Quốc, cho biết sẽ tiến hành tuần tra hàng ngày từ năm sau để bảo
vệ ngư trường và ngư nghiệp của nước này ở vùng biển có tranh chấp.”
Bản tin VOA cho biết rằng trước tuyên bố nói trên của Trung Quốc, ông
Võ Văn Trác, Phó Chủ Tịch Trường Trực Hội Nghề Cá Việt Nam đã lên tiếng
phản bác nói rằng, “hội tiếp tục phản đối hành động của Trung Quốc như
những lần trước cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình thế.”
VOA trích phát biểu của ông Võ Văn Trác như sau: “Về phần mình, thì
mình chuẩn bị các lực lượng của mình. Thứ nhất, đối với lực lượng của
dân mình, mình cũng phổ biến và làm thế nào cho người dân người ta hiểu
được cái âm mưu của nó cũng như chủ trương của mình. Thứ hai, bây giờ đi
đánh bắt thì đi theo tổ đội của mình, tổ chức những cái tổ đội một đi,
có tàu hậu cần dịch vụ, có bảo vệ nhau. Thứ ba, mình tiếp tục mình tuyên
bố phản đối cái việc làm này của Trung Quốc.”
Bản tin VOA viết tiếp rằng, “Ông Trác, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Sản
Việt Nam, cho hay, bất chấp các quy định về ngư nghiệp của Trung Quốc ở
biển Đông, ngư dân vẫn kiên cường bám biển.”
Trong khi đó một bản tin khác của trang mạng Dân Làm Báo trích thuật
tin từ Bá Dân Trí trong nước cho biết rằng mới đây Trung Quốc tuyên bố
“dầu ở Biển Đông là tài sản quốc gia” của họ.
Bản tin Báo Dân Trí viết rằng, “Dù lượng dầu hỏa và khí đốt tại Biển
Đông chưa được xác định, nhưng chính quyền Trung Quốc lại xem toàn thể
tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này là của họ. Đây là một phần của
âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Với tựa đề “Trung Quốc quyết
định xem nguồn dầu ở Biển Đông là của họ” báo mạng OilPrice.com nhận
định: “Vào lúc công luận phương Tây tập trung sự chú ý vào bắc Á với vụ
thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên và cuộc tranh chấp Nhật-Trung tại
Senkaku/Điếu Ngư thì xa hơn về phương nam, vùng biển Đông Nam Á cũng
đang dậy sóng ngầm. Mặc dù có bản Tuyên bố ứng xử tại biển Đông, nhưng
Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền qua cái gọi là bản đồ cổ” với đường
ranh 9 đoạn. Chính sách biển của Trung Quốc không phải chỉ để làm bá chủ
đường giao thông trên mặt biển và chiếm đoạt nguồn hải sản trong lòng
biển mà còn nhằm tóm thâu toàn bộ tài nguyên dầu khí dưới đáy biển.”
0 comments:
Post a Comment