Sunday, February 24, 2013

TRUNG CỘNG XÂM LĂNG VIỆT NAM, 17/2/1979

TC2Ngày 23 tháng 2 năm 1979, trước phản ứng quyết liệt của Liên Sô, và trước lời kêu gọi ngưng chiến của TT Mỹ Jimmy Carter, Đặng Tiểu Bình nhắc lại lời tuyên bố về “cuộc chiến tranh hạn chế” và nói “sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn”.
Ngày 25 tháng 2, Việt Nam đưa 5 sư đoàn 3, 327, 337, 338, 347 từ quân khu 4 ra Lạng Sơn để tiếp viện.
Sau khi tuyên bố “sẽ rút quân”, hôm 26 tháng 2, Đặng Tiểu Bình cho tập trung thêm 2 sư đoàn nữa để vây đánh Lạng Sơn.
Ngày 27 tháng 2, Việt Nam cố chiếm lại Lào Cai và Cao Bằng, trong khi cầm chân Trung Cộng tại Móng Cái.
Ngày 28 tháng 2, Trung Cộng chiếm đóng hoàn toàn và san phẳng các thị xã Lào Cai (Hoàng Liên Sơn), Cao Bằng và một số thị trấn khác; nhưng sau 11 ngày tiến quân, vẫn sa lầy ở các tỉnh biên giới, còn cách Hà Nội rất xa, trong khi con số tổn thất đã lớn: hơn 7000 chết, 21 ngàn bị thương. Trong khi đó, Việt Nam đã phái các đơn vị đặc công từ cấp đại đội tới tiểu đoàn len lỏi giữa các cánh quân của Trung Cộng đánh tập hậu Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) nằm sâu trong lãnh thổ Tàu khiến tiền quân của Trung Cộng hoang mang.
Tới ngày 2 tháng 3, Trung Cộng đã làm chủ nhiều chốt phòng thủ quan trọng do sư đoàn 3 của Việt Nam trấn thủ.
Ngày 4 tháng 3, Trung Cộng chiếm được cao điểm 340 và 391, qua được sông Kỳ Cùng, tiến chiếm thị xã Lạng Sơn và phi trường Mai Pha.
Ngày 5 tháng 3, Việt Nam ra lệnh tổng động viên trên toàn quốc, nhưng Đặng Tiểu Bình tuyên bố chiến thắng, “hoàn thành mục tiêu chiến tranh” và bắt đầu rút quân.
Mặc dù đã tuyên bố rút quân, quân Trung Cộng vẫn tiếp tục sát hại thường dân Việt Nam, điển hình là vụ dùng dao, búa thảm sát và chặt khúc thân xác của 21 phụ nữ, 20 trẻ em và 2 người đàn ông tại Đổng Chúc (Cao Bằng). Quân Trung Cộng phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân tới cột điện, nhà máy, giếng nước tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,..
Để trả đũa, hai sư đoàn 337 và 338 của Việt Nam đã đánh cặp hông, truy kích quân Trung Cộng đang rút lui qua ngả Chi Mã, gây tổn thất nặng nề cho 4 trung đoàn Trung Cộng.
Ngày 18 tháng 3, cuộc rút quân của Trung Cộng hoàn tất, và nhà nước CSVN đã đồng ý triều cống cho Trung Cộng hầu hết những cao điểm phòng thủ chiến lược mà Trung Cộng đã tốn hàng chục ngàn sinh mạng của binh sĩ mới chiếm được trong cuộc chiến kéo dài 30 ngày.
Đảng và nhà nước Hà Nội hèn hạ dâng các cứ điểm phòng thủ ở biên giới cho Trung Cộng nhưng nhâng nháo kể công rằng “Trung quốc đã đòi hơn thế nhiều, và ta đã qua thương thảo, lấy lại được một phần”.
Qua cuộc chiến biên giới Hoa Việt, khốc liệt trong 30 ngày đầu và kéo dài lẻ tẻ hơn 10 năm sau, hai hình ảnh tương phản được nhận ra: một là chiến sĩ Việt Nam, từ chính qui tới dân quân tự vệ ở miền núi, đã rất anh dũng, chấp nhận hi sinh và không lùi bước trước kẻ thù Trung Cộng lớn mạnh hơn hàng chục lần, đó là do truyền thống và tinh thần chống Bắc xâm của dân tộc Việt Nam, truyền đời từ thuở xa xưa cho tới ngày nay; hai là sự “hèn với giặc ác với dân” của đảng và nhà nước CSVN.
Điều người dân chờ đợi, là cho đến bao giờ “quân đội nhân dân anh hùng” mới tỏ ra “hiếu với dân”, vì hạnh phúc của nhân dân và sự an ninh của tổ quốc, đứng lên loại trừ ác đảng cộng sản đang bán nước cho giặc !
NHN

0 comments:

Powered By Blogger