HANOI –
Tất cả những gì trong tủ sắt và trong túi đồng bào Việt Nam cũng sẽ bị
đánh thuế, bất kể rằng các tài sản cất giấu này không sinh lợi hay chỉ
là để phòng hờ khi hữu sự.
Báo Pháp Luật & Xã Hội cho biết: “Vàng trang sức sẽ chính thức bị đánh thuế từ 1-3.”
Báo này viết rằng, Tổng cục Thuế vừa có văn bản hướng dẫn cục thuế
tỉnh, thành phố xác định thuế GTGT đối với các hoạt động chế tác sản
phẩm vàng, bạc. Việc tích trữ vàng là nhu cầu của dân, việc này chẳng
khác gì đánh thuế vào khoản tiết kiệm của người dân.
Bản tin cũng ghi là, theo văn bản này, các cơ sở kinh doanh vừa kinh
doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý
thì áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp. Việc xác định thuế
GTGT phải nộp được tính như sau: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp
tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán
ra nhân với với thuế suất áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ đó. GTGT của
hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch
vụ bán ra trừ đi giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Báo PL&XH ghi nhận một trường hợp dư luận:
“Chị Thanh Hiền đang mua vàng tại khu Định Công, khi biết tin mua
vàng bị đánh thuế từ 1-3 năm nay liền kêu ca: “Tiền mất giá, lãi suất
gửi ngân hàng cũng không được bao nhiêu nên khoản thu nhập sau khi trừ
đi các chi phí và sử dụng chi tiêu cho gia đình tôi cũng dành dụm mua
vàng coi như để dành cho cô con gái sắp thi vào đại học. Đánh thuế vàng
khiến tôi khá thất vọng vì mình đâu phải buôn bán, đầu tư vàng mà chỉ
giữ làm của để dành”…”
Trong khi đó, báo Đất Việt đưa ra phân tích qua bài có tựa đề “Chính
thức đánh thuế vàng, đánh vào khoản tiết kiệm của dân,” qua đó các
chuyên gia đều kinh ngạc vì đây là hình thức móc túi tiền tiết kiệm của
người dân.
“TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, lâu
nay, tích trữ vàng được coi là một hình thức tiết kiệm của người dân.
Nếu bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt, giá vàng sẽ đội lên rất cao, tức khoản
tiết kiệm của người dân bị đánh tụt xuống.
Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, thói quen tích trữ vàng của người
dân không thể thay đổi trong một sớm một chiều, nên việc đánh thuế tiêu
thụ đặc biệt đối với vàng chẳng khác gì đánh thuế vào túi tiền tiết kiệm
của người dân.”
Báo Người Lao Động có bài bình luận “Còn Đâu Đaọ Lý?” để nói về chuyện chỗ nào cũng thuế:
“Hết chuyện đánh thuế bà đẻ thì nay ngành thuế nước nhà lại bắt đầu
tận thu cả đối tượng chính sách và học sinh. Theo thông tư hướng dẫn
thực hiện nghị định về phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 25-2, thương
bệnh binh và học sinh dưới 10 tuổi bắt đầu phải trả tiền mua vé qua phà…
Liệu ngân sách Nhà nước có khó đến mức phải tận thu đến độ gạt cả đạo lý sang một bên hay không?”
0 comments:
Post a Comment