
Harry Booty nói có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xung đột năm 1979 là việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia hồi cuối tháng 12/1978 và lật đổ chế độ Pol Pot hồi đầu tháng 1/1979. Ngoài chuyện Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, chế độ coi Trung Cộng là người bạn hùng mạnh và đáng tin cậy nhất. Trong số các cân nhắc của Trung Cộng, có mong muốn một Đông Dương phân tán của chính họ, sự lo ngại vòng vây của Liên Xô từ các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, các sự cố dọc biên giới Việt – Trung đã tăng đột biến trong thời gian trước khi xảy ra cuộc chiến, sự đối xử tệ bạc với người gốc Hoa ở Việt Nam cũng như lịch sử sóng gió giữa hai nước láng giềng. Nỗi lo sợ về chuyện Liên Xô sẽ lấp khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại tại Đông Dương dường như được dùng làm lăng kính, mà qua đó giới lãnh đạo Trung Cộng nhìn các vấn đề khác. Cây viết sinh viên này dẫn các nghiên cứu cho thấy trong số hai triệu người bị Khmer Đỏ diệt chủng, có tới 200.000 người gốc Hoa.
Harry Booty cho rằng Bắc Kinh luôn muốn có một Đông Dương phân tán và trong bối cảnh Lào và Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác trong tháng 9/1977, việc Việt Nam tiến quân vào Campuchia đã cho Trung Cộng có cái cớ trực tiếp nhất để gây chiến. Mặc dù vậy, tác giả xem đây như lý do ngắn hạn và nguyên nhân căn bản vẫn là chuyện Trung Cộng xem Việt Nam như mối đe dọa thay vì là đồng minh. Nói cách khác, nếu Việt Nam và Trung Cộng có quan hệ tốt hơn thì Bắc Kinh sẽ không lo ngại về sự thống lĩnh của Việt Nam ở sườn phía nam của họ. Trên thực tế một số nhà quân sự Việt Nam coi các cuộc tấn công của Pol Pot vào Việt Nam là cuộc chiến mượn tay người khác của chính Trung Cộng. Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên trưởng phòng tác chiến của Quân chủng phòng không Việt Nam trong giai đoạn xảy ra cuộc chiến 1979, thậm chí nói rằng Việt Nam đã chiến thắng Trung Cộng khi đánh bại Khmer Đỏ. Cả Việt Nam và Trung Cộng đều tuyên bố thắng lợi, nhưng có một nghiên cứu được công bố vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc, nói rằng không bên nào đạt được các mục tiêu chính đề ra…
Theo Báo cáo Cuộc chiến của Trung Cộng Chống Việt Nam, 1979: Phân tích Quân sự của Giáo sư Chen King từ Đại học Rutgers, Hoa Kỳ nói: Trung Cộng chỉ phần nào đạt được các mục tiêu đề ra. Ông King viết: Trước hết, Trung Cộng đã không tiêu diệt được một vài sư đoàn mạnh của Việt Nam. Thứ hai, họ đã không thể đảm bảo cho vùng biên cương yên bình khỏi các xung đột vũ trang. Thứ ba, họ không buộc được Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Thứ tư, họ không gây ảnh hưởng được tới chính sách của Hà Nội đối với người Trung Hoa ở Việt Nam. Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố đã dạy được Việt Nam một bài học, nhưng Giáo sư Chen King cho rằng khi mở cuộc chiến trừng phạt, Trung Cộng đã dạy cho Việt Nam và cho cả bản thân của Trung Cộng một bài học.SBTN