Trúc Giang
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (phải) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
1* Mở bài
Trung Cộng đã để lộ bộ mặt bá quyền bành trướng làm cho các nước láng giềng ngày đêm lo ngại, mất đất, mất tài nguyên. Bản chất bành trướng đại Hán đã có từ xưa. Trung Cộng đã gây chiến tranh biên giới để giành đất với các nước như Ấn Độ, Nga, Việt Nam… và đã chiếm Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương…
Một Cộng Sản Việt Nam đã rước voi về vầy mả tổ, cỏng
rắn về cắn gà nhà, đã xin vũ khí của Trung Cộng để chiếm miền Nam, đưa
cả nước vào chế độ độc tài Cộng Sản, nên đã chấp nhận làm đầy tớ cho
TC, đã cắt đất dâng biển để trả nợ vũ khí, đã phải dâng nạp bauxite Tây
Nguyên thế mà vẫn chưa đủ, giờ đây quan thầy lại đòi tài nguyên biển,
làm cho bọn tay sai bị lâm vào thế khó xử, giữa quan thầy TC muốn chiếm
tài nguyên nhưng nhân dân Việt Nam không ưng thuận.
Quan thầy đã từng chửi bọn đầy tớ là vô ơn bội
nghĩa, ăn cháo đái bát, vô liêm sỉ…cứ thỉnh thoảng lại hăm dọa sẽ cho
một bài học về sự phản bội. Làm thân nô lệ nhục nhã đến như vậy mà Hun
Sen vẫn chưa nhận ra, cứ tự đưa đầu vào tròng. Một Miến Điện vì chưa
lún sâu vào vòng nô lệ, nên đang cố thoát ra. Trái lại, Hun Sen thì
chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ.
2* Trung Cộng đổ tiền vào Campuchia
2.1. Những món quà của Trung Cộng
Trung Cộng dùng tiền để mua chuộc Campuchia (CPC).
1). Món quà thứ nhất. Tặng 430 triệu tổ chức Hội Nghị ASEAN.
Cuối tháng 12 năm 2012, TC tặng cho CPC 430 triệu đô la giúp trang thiết bị tổ chức Hội Nghị Cấp cao Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN=Association of SouthEast Asia Nations) mà CPC là nước chủ nhà.
2). Món quà thứ hai. Hứa ủng hộ CPC vào làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ.
Cuối tháng 3 năm 2012, Hồ Cẩm Đào đến thăm và hứa sẽ ủng hộ CPC vào làm thành viên không thường trực nhiệm kỳ 2 năm, 2013-2014.
Năm thành viên thường trực, có quyền phủ quyết, của HĐ/BA/LHQ là: Anh, Pháp, Nga, Trung Cộng và Hoa Kỳ.
3). Món quà thứ ba. Hứa giúp 20 triệu USD để củng cố quốc phòng.
Cuối tháng 5 năm 2012, Bộ trưởng QP Lương Quang Liệt đến thăm và hứa giúp CPC 20 triệu USD để củng cố quốc phòng.
Xe bọc thép chở quân BTR - 60 cũng là một mặt hàng được Capuchia mua sắm khá nhiều.
Lô
hàng 94 chiếc xe tăng T-55 được Campuchia mua hồi năm 2010 trong bối
cảnh căng thẳng biên giới với Thái Lan bùng phát mạnh mẽ.
2.2. Trung Cộng là bạn bè đáng tin cậy nhất của Campuchia
Kèm theo những khoản tiền viện trợ, nhiều nghị định thư được ký kết, hợp tác chiến lược toàn diện về chính trị, kinh tế, đầu tư, quốc phòng…
Thủ tướng Hun Sen ca ngợi Trung Cộng là bạn bè đáng tin cậy nhất của CPC, đã viện trợ mà không kèm theo những điều kiện xen vào nội bộ, như các nước Tây phương đã làm, đó là những điều kiện về nhân quyền và minh bạch trong việc xử dụng viện trợ tức là không tham nhũng.
Ông Sam Rainsy, một nghị sĩ của đảng đối lập cho rằng: “Họ giúp chúng tôi, nhưng cũng dòm ngó những tài nguyên của chúng tôi như các khu mỏ: dầu, vàng, sắt và cả đất đai nữa. Thế hệ tương lai sẽ gánh những món nợ ngày càng cao của ngày hôm nay”.
Kèm theo những khoản tiền viện trợ, nhiều nghị định thư được ký kết, hợp tác chiến lược toàn diện về chính trị, kinh tế, đầu tư, quốc phòng…
Thủ tướng Hun Sen ca ngợi Trung Cộng là bạn bè đáng tin cậy nhất của CPC, đã viện trợ mà không kèm theo những điều kiện xen vào nội bộ, như các nước Tây phương đã làm, đó là những điều kiện về nhân quyền và minh bạch trong việc xử dụng viện trợ tức là không tham nhũng.
Ông Sam Rainsy, một nghị sĩ của đảng đối lập cho rằng: “Họ giúp chúng tôi, nhưng cũng dòm ngó những tài nguyên của chúng tôi như các khu mỏ: dầu, vàng, sắt và cả đất đai nữa. Thế hệ tương lai sẽ gánh những món nợ ngày càng cao của ngày hôm nay”.
3* Trung Cộng đổ hàng tỷ đô la vào Campuchia
Trong
vòng 6 năm qua, kể từ 2006, quan hệ giữa CPC và TC trở nên chặt chẽ hơn
bao giờ hết, trong đó, Bắc Kinh đầu tư nhiều tỷ đô là vào quốc gia
nghèo nhất Đông Nam Á nầy. Chính quyền Phnom Penh đã phê chuẩn 10 dự án
đầu tư trị giá 6 tỷ USD và những khoản tiền viện trợ không hoàn trả.
Đó là những số tiền rất to so với một đất nước mà tổng sản lượng GDP
(Gross Domestic Product) chỉ có 10 tỷ USD mỗi năm.
Năm 2011, TC đầu tư 1.92 tỷ USD. Con số nầy cao gấp 10 lần số đầu tư của Mỹ.
Trung Cộng đầu tư vào các lãnh vực năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ sở, như xây nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy thép, đường sá cầu cống, bến cảng, trường học, bịnh viện, mở những khu cờ bạc, du lịch, mở kênh truyền hình hiện đại…
Ngày 13-3-2012, hảng Reuters cho biết, các nhà đầu tư Trung Cộng đã đổ tiền ra mua quyền khai thác rừng, và chính phủ CPC đã nhượng quyền khai thác 7,631 km2 đất, chủ yếu là rừng. Các nhà đầu tư TC đã khôn ngoan chọn những điểm chiến lược quân sự, đồng thời chọn những nơi có mỏ vàng và khoáng sản khác song song với việc khai thác gỗ rừng.
3.1. Xây dựng một “Angkor Wat trên biển”
Angkor Wat và Angkor Thom là hai ngôi đền có kiến trúc tinh vi, vĩ đại, là khu du lịch của CPC. “Angkor Wat trên biển” là khu du lịch mà TC sẽ mở ra ở ven biển gần với vịnh Thái Lan.
Năm 2011, TC đầu tư 1.92 tỷ USD. Con số nầy cao gấp 10 lần số đầu tư của Mỹ.
Trung Cộng đầu tư vào các lãnh vực năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ sở, như xây nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy thép, đường sá cầu cống, bến cảng, trường học, bịnh viện, mở những khu cờ bạc, du lịch, mở kênh truyền hình hiện đại…
Ngày 13-3-2012, hảng Reuters cho biết, các nhà đầu tư Trung Cộng đã đổ tiền ra mua quyền khai thác rừng, và chính phủ CPC đã nhượng quyền khai thác 7,631 km2 đất, chủ yếu là rừng. Các nhà đầu tư TC đã khôn ngoan chọn những điểm chiến lược quân sự, đồng thời chọn những nơi có mỏ vàng và khoáng sản khác song song với việc khai thác gỗ rừng.
3.1. Xây dựng một “Angkor Wat trên biển”
Angkor Wat và Angkor Thom là hai ngôi đền có kiến trúc tinh vi, vĩ đại, là khu du lịch của CPC. “Angkor Wat trên biển” là khu du lịch mà TC sẽ mở ra ở ven biển gần với vịnh Thái Lan.
Dự án "Angkor Wat trên biển" Trung Quốc đầu tư tại Campuchia.
Công ty Union Group Thiên Tân của Trung Cộng đã thuê
45,000 hecta đất ở Botum Sakor trong thời gian 99 năm để mở một thành
phố du lịch xem như một “Angkor Wat trên biển”. Khu giải trí nầy bằng
phân nửa diện tích của nước Singapore, bao gồm một hệ thống xa lộ, sân
bay quốc tế, hải cảng cho du thuyền cở lớn, các khách sạn, bịnh viện,
sân golf, sòng bạc, các khu chung cư hiện đại. Một đường cao tốc 4 làn
xe xuyên qua rừng già, được xây dựng với phí tổn 1.1 triệu/mỗi dặm.
Dự án 3.8 tỷ USD nầy, đương nhiên là dành cho
người Hoa di dân đến ở để khai thác và điều hành việc kinh doanh. Nó
cũng giống như khu Đông Đô Phố ở Bình Dương (VN), đó là một cộng đồng
riêng biệt của người Hoa với ngôn ngữ, phong tục tập quán và cả luật lệ
riêng của người Hoa. Một nước Tàu trên đất của nước ngoài.
Thành phố “Angkor Wat trên biển” còn là một vị trí chiến lược vì nó dễ dàng tiếp cận với Vịnh Thái Lan. Vị trí chiến lược nầy là một trong những địa điểm của Chiến lược Chuỗi Ngọc trai (Nhất phiến trân châu-String of Pearls) là một vòng đai từ đảo Hải Nam xuống Hoàng Sa, Trường Sa, CPC, Miến Điện, Bangladesh, Sri Lanka (Tích Lan), quần đảo Maldives và Pakistan.
3.2. Bề trái của viện trợ và đầu tư của Trung Cộng ở Campuchia
Miến Điện đã kịp thời nhận ra bộ mặt thật của Trung Cộng, là chiếm đoạt tài nguyên, dùng tiền bạc hối lộ tạo ra tham nhũng, phá nát văn hoá dân tộc, hủy hoại xã hội và tín ngưỡng, độc tài, tàn bạo…
Những công trình của các dự án đầu tư đều do người Hoa thực hiện nhằm giải quyết tình trạng lao động của TC.
Tiền bạc mà Trung Cộng bỏ ra, cuối cùng cũng lọt về tay của các công ty TC.
Quỹ Tiền Tệ QT IMF (International Monetary Fund-IMF) lo ngại về việc CPC hứa mua toàn bộ điện sản xuất từ những con đập được xây dựng trên đất nước của mình, làm mất quyền tự chủ về nguồn điện và phải trả tiền mua trong một thời gian vô hạn định, đưa đến tốn kém, ảnh hưởng đến nổ lực xoá đói giảm nghèo của nước nầy. Tiền mua điện tính ra thành hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Thành phố “Angkor Wat trên biển” còn là một vị trí chiến lược vì nó dễ dàng tiếp cận với Vịnh Thái Lan. Vị trí chiến lược nầy là một trong những địa điểm của Chiến lược Chuỗi Ngọc trai (Nhất phiến trân châu-String of Pearls) là một vòng đai từ đảo Hải Nam xuống Hoàng Sa, Trường Sa, CPC, Miến Điện, Bangladesh, Sri Lanka (Tích Lan), quần đảo Maldives và Pakistan.
3.2. Bề trái của viện trợ và đầu tư của Trung Cộng ở Campuchia
Miến Điện đã kịp thời nhận ra bộ mặt thật của Trung Cộng, là chiếm đoạt tài nguyên, dùng tiền bạc hối lộ tạo ra tham nhũng, phá nát văn hoá dân tộc, hủy hoại xã hội và tín ngưỡng, độc tài, tàn bạo…
Những công trình của các dự án đầu tư đều do người Hoa thực hiện nhằm giải quyết tình trạng lao động của TC.
Tiền bạc mà Trung Cộng bỏ ra, cuối cùng cũng lọt về tay của các công ty TC.
Quỹ Tiền Tệ QT IMF (International Monetary Fund-IMF) lo ngại về việc CPC hứa mua toàn bộ điện sản xuất từ những con đập được xây dựng trên đất nước của mình, làm mất quyền tự chủ về nguồn điện và phải trả tiền mua trong một thời gian vô hạn định, đưa đến tốn kém, ảnh hưởng đến nổ lực xoá đói giảm nghèo của nước nầy. Tiền mua điện tính ra thành hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Casino
nổi tiếng nhất Campuchia, NagaWorld, thu hút phần lớn con bạc Việt Nam,
đã đạt lợi nhuận hơn 90 triệu USD vào năm ngoái, hiện đang mở rộng quy
mô hoạt động. Ảnh: Cẩm Loan.
Bên trong một sòng bạc tại Campuchia.
Trái
với cảnh người nông dân tay lấm chân bùn vùng biên giới, bên trong một
sòng bạc ở Campuchia giáp biên giới Việt Nam là những màn ca hát, nhảy
múa bốc lửa.
4* Campuchia trở thành tiền đồn của Trung Cộng ở Đông Nam Á
Giới quan sát nêu nhận xét, Trung Cộng đã bỏ tiền ra
mua chuộc Hun Sen, và qua những hiệp ước hợp tác chiến lược, làm cho
CPC trở thành một tiền đồn của TC ở ĐNÁ.
4.1. Trung Cộng tổ chức rình rang đám tang Norodom Sihanouk
Cựu quốc vương Sihanouk chết ngày 15-10-2012 tại Bắc Kinh. Tờ Le Figaro của Pháp loan tin, Bắc Kinh đã treo cờ rũ ở công trường Thiên An Môn. Đài truyền hình đã thay đổi chương trình, để phát hình trực tiếp đoàn xe tang đi qua các thành phố, với lời chú thích “Người bạn lớn của Trung Quốc đã ra đi”.
Ông Đới Bỉnh Quốc, một nhân vật cao cấp nắm quyền hoạch định chính sách ngoại giao của TC, đã tiễn đưa thi hài của vua cha về tận Phnom Penh.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tặng 500,000 đô la cho việc tổ chức tang lễ. Trung Cộng tuyên bố, vương quốc nhỏ bé nầy là người bạn thân thiết nhất của họ ở Đông Nam Á.
4.1. Trung Cộng tổ chức rình rang đám tang Norodom Sihanouk
Cựu quốc vương Sihanouk chết ngày 15-10-2012 tại Bắc Kinh. Tờ Le Figaro của Pháp loan tin, Bắc Kinh đã treo cờ rũ ở công trường Thiên An Môn. Đài truyền hình đã thay đổi chương trình, để phát hình trực tiếp đoàn xe tang đi qua các thành phố, với lời chú thích “Người bạn lớn của Trung Quốc đã ra đi”.
Ông Đới Bỉnh Quốc, một nhân vật cao cấp nắm quyền hoạch định chính sách ngoại giao của TC, đã tiễn đưa thi hài của vua cha về tận Phnom Penh.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tặng 500,000 đô la cho việc tổ chức tang lễ. Trung Cộng tuyên bố, vương quốc nhỏ bé nầy là người bạn thân thiết nhất của họ ở Đông Nam Á.
Đám tang Sihanouk.
4.2. Dấu hiệu lệ thuộc vào Trung Cộng của Campuchia
4.2.1. Lệ thuộc về kinh tế
Hàng chục công trình mọc lên như nấm, rõ rệt nhất là ngành dệt may. Ở đất nước 14 triệu dân nầy, dệt may cung cấp 300,000 công nhân giá rẻ, luật lệ đầu tư đơn giản và dễ dàng đã hấp dẫn các nhà đầu tư TC. Người Trung Hoa làm chủ, quản lý 80% nhà máy dệt may.
Sáu con đập thủy điện, hàng chục khu mỏ do người Hoa nắm giữ. Người ta còn thấy quân đội Trung Cộng canh giữ các khu khai thác mỏ. Cấm người lạ vào. “Đây là Trung Quốc”.
Ngoài kinh tế, CPC còn chịu ảnh hưởng về văn hoá của TC. Tiếng Hoa là ngoại ngữ thứ hai sau tiếng Anh. Trong 70 kênh truyền hình ở CPC có 50 kênh tiếng Hoa, vì CPC có 700,000 người gốc Hoa. Tại CPC, từ thành thị đến những nơi hẻo lánh xa xôi, tại các xưởng may, các nhà máy, nhan nhản những hàng chữ tiếng Tàu ở khắp nơi.
“Trung Cộng đã đầu tư 11 tỷ USD cho nên CPC là sân sau của nước nầy”, theo tờ Le Figaro.
4.2.2. Lệ thuộc chính trị
Giới phân tích cho rằng Hun Sen đã bắt đầu lệ thuộc vào Trung Cộng là nước nầy chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông trên quan điểm đàm phán song phương. Trước Hội Nghị ASEAN, Hồ Cẩm Đào đến yêu cầu Hun Sen, với tư cách chủ tịch luân phiên, không đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự. Vì thế, Hun Sen khăng khăng nhất định không đưa vấn đề Biển Đông vào Bản Tuyên Bố Chung của Hội Nghị, mặc dù đã có 5 bản dự thảo được đệ trình.
Ngày 13-7-2012, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 được tổ chức tại Phnom Penh, chấm dứt trong không khí chia rẻ gay gắt, và thái độ của Hun Sen làm mọi người kinh ngạc. Hun Sen bị tố cáo là làm tay sai cho Trung Cộng.
Hun Sen đã tiếp tay cho TC một cách rất thành công, là phá vở được sự đồng thuận của ASEAN về Biển Đông.
GS Carl. Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, cho rằng hành động nầy phá hoại nghiêm trọng uy tín và sự đoàn kết của ASEAN.
4.2.1. Lệ thuộc về kinh tế
Hàng chục công trình mọc lên như nấm, rõ rệt nhất là ngành dệt may. Ở đất nước 14 triệu dân nầy, dệt may cung cấp 300,000 công nhân giá rẻ, luật lệ đầu tư đơn giản và dễ dàng đã hấp dẫn các nhà đầu tư TC. Người Trung Hoa làm chủ, quản lý 80% nhà máy dệt may.
Sáu con đập thủy điện, hàng chục khu mỏ do người Hoa nắm giữ. Người ta còn thấy quân đội Trung Cộng canh giữ các khu khai thác mỏ. Cấm người lạ vào. “Đây là Trung Quốc”.
Ngoài kinh tế, CPC còn chịu ảnh hưởng về văn hoá của TC. Tiếng Hoa là ngoại ngữ thứ hai sau tiếng Anh. Trong 70 kênh truyền hình ở CPC có 50 kênh tiếng Hoa, vì CPC có 700,000 người gốc Hoa. Tại CPC, từ thành thị đến những nơi hẻo lánh xa xôi, tại các xưởng may, các nhà máy, nhan nhản những hàng chữ tiếng Tàu ở khắp nơi.
“Trung Cộng đã đầu tư 11 tỷ USD cho nên CPC là sân sau của nước nầy”, theo tờ Le Figaro.
4.2.2. Lệ thuộc chính trị
Giới phân tích cho rằng Hun Sen đã bắt đầu lệ thuộc vào Trung Cộng là nước nầy chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông trên quan điểm đàm phán song phương. Trước Hội Nghị ASEAN, Hồ Cẩm Đào đến yêu cầu Hun Sen, với tư cách chủ tịch luân phiên, không đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự. Vì thế, Hun Sen khăng khăng nhất định không đưa vấn đề Biển Đông vào Bản Tuyên Bố Chung của Hội Nghị, mặc dù đã có 5 bản dự thảo được đệ trình.
Ngày 13-7-2012, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 được tổ chức tại Phnom Penh, chấm dứt trong không khí chia rẻ gay gắt, và thái độ của Hun Sen làm mọi người kinh ngạc. Hun Sen bị tố cáo là làm tay sai cho Trung Cộng.
Hun Sen đã tiếp tay cho TC một cách rất thành công, là phá vở được sự đồng thuận của ASEAN về Biển Đông.
GS Carl. Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, cho rằng hành động nầy phá hoại nghiêm trọng uy tín và sự đoàn kết của ASEAN.
4.3. Trục quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh: Thêm mối lo ngại cho Thái Lan và Việt Nam
Ngày 23-1-2013, hảng Reuters đưa tin, Trung Cộng và CPC đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự song phương, theo đó, TC sẽ tài trợ nhiều trăm triệu đô la để CPC mua vũ khí của họ, đồng thời, TC tiếp tục huấn luyện quân đội CPC.
Trong khuôn khổ thỏa hiệp vừa ký, CPC sẽ có tiền để mua ngay 12 trực thăng Zhi-9 do TC chế tạo, trong đó có 4 trực thăng chiến đấu. Hồi năm 2010, TC cũng đã cung cấp cho CPC 250 xe jeep và xe vận tải.
Sự việc nầy làm cho Thái Lan và Việt Nam lo ngại. Thái và CPC từ lâu đã có những cuộc đụng độ quân sự trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ chung quanh ngôi đền ở biên giới hai nước là Preah Vihear.
Việt Nam thì lo ngại rằng CPC sẽ trở thành một vị trí chiến lược ở phía Tây Nam bộ nhằm làm áp lực và đe dọa, buộc CSVN phải vâng lời cống nạp tài nguyên vùng biển đang tranh chấp.
Ngày 23-1-2013, hảng Reuters đưa tin, Trung Cộng và CPC đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự song phương, theo đó, TC sẽ tài trợ nhiều trăm triệu đô la để CPC mua vũ khí của họ, đồng thời, TC tiếp tục huấn luyện quân đội CPC.
Trong khuôn khổ thỏa hiệp vừa ký, CPC sẽ có tiền để mua ngay 12 trực thăng Zhi-9 do TC chế tạo, trong đó có 4 trực thăng chiến đấu. Hồi năm 2010, TC cũng đã cung cấp cho CPC 250 xe jeep và xe vận tải.
Sự việc nầy làm cho Thái Lan và Việt Nam lo ngại. Thái và CPC từ lâu đã có những cuộc đụng độ quân sự trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ chung quanh ngôi đền ở biên giới hai nước là Preah Vihear.
Việt Nam thì lo ngại rằng CPC sẽ trở thành một vị trí chiến lược ở phía Tây Nam bộ nhằm làm áp lực và đe dọa, buộc CSVN phải vâng lời cống nạp tài nguyên vùng biển đang tranh chấp.
5* Vì sao Hun Sen thay đổi thái độ đối với Việt Nam?
5.1. Hận thù dân tộc và sự tráo trở của Hun Sen
Hun Sen do CSVN dựng lên để lãnh đạo chế độ bù nhìn trong khi VN chiếm đóng. Trong suốt một thời gian dài trước kia, CSVN bảo vệ Hun Sen chống lại Khmer Đỏ của Pol Pot. VN giúp tiêu diệt những tiếng nói đối lập để củng cố địa vị cho Hun Sen. Từ đó, CPC bị CSVN khống chế.
Về lịch sử, vương quốc nhỏ bé nầy luôn luôn bị kềm kẹp bởi Thái Lan và Việt Nam, nhưng người Khmer có mối thù truyền kiếp với người VN. Phần đất miền Nam VN ngày nay, phần lớn là đất của Chân Lạp (Campuchia). Việt Nam cũng có những thời kỳ đô hộ CPC với chế độ rất hà khắc. Hận thù vẫn còn âm ỉ trong lòng người Khmer, mà cao điểm là nạn cáp duồn được chính thức phát động trên toàn quốc hồi năm 1970 do Lon Nol chủ xướng. Việt Nam trong tiếng Khmer là “Yuon”, cáp duồn là chặt đầu người Việt thả trôi sông, tạo ra cảnh hãi hùng cho người Việt sống ở nước nầy.
Bản chất của người Khmer là sống 2 mặt. Sihanouk tuyên bố trung lập nhưng thân cộng và cho CSBV xử dụng biên giới để chuyển người, vũ khí và lập căn cứ trên đất Miên.
Mặc dù do CSVN dựng lên, bảo vệ, nhưng Hun Sen ngã về phía mạnh để giữ quyền lợi và địa vị. Hun Sen trở mặt với VN để theo Trung Cộng là do tất cả những lý do nêu trên.
5.2. Hun Sen chơi đòn độc, quyết hạ Việt Nam
Hun Sen cho xây một loạt các sòng bài dọc theo biên giới Miên Việt, cho đó là một phần trong chiến lược bí mật bảo vệ lãnh thổ chống lại VN.
Hảng AFP dẫn lời của Hun Sen: “Tôi không thích sòng bạc nhưng mục tiêu lớn nhất là bảo vệ biên giới. Người ta có thể tháo gở cột móc biên giới nhưng không thể phá hủy một khách sạn 5 tầng”. Hàng chục sòng bạc phục vụ cho con bạc VN, trong khi đó, người dân CPC bị cấm cờ bạc một cách nghiêm nhặt.
Ngày 6-4-2012, Cục Cảnh sát Hình sự VN cho biết, ước tính trung bình mỗi ngày, có trên 3,000 người Việt sang CPC đánh bạc, phần lớn đều thua cháy túi, đưa đến những hệ lụy nhức nhối cho gia đình và xã hội.
5.3. Đòn độc của Hun Sen
Hun Sen tung ra một chiêu mà đạt được hai mục đích: bảo vệ biên giới và phá hoại văn hoá, xã hội, gia đình và cả kinh tế VN nữa.
25 sòng bạc, khách sạn, mãi dâm phục vụ cho con bạc VN, mỗi năm thu vào 20 triệu đô la tiền thuế cho nhà nước. Nhiều con bạc thua cháy túi, thế thân từ 3,000 đến 5,000 đô la để gở vốn, nhưng rồi cũng sạch túi, phải chịu giam cầm và hành hạ, khủng khiếp nhất và chặt ngón tay, chụp hình gởi về thân nhân đòi tiền chuộc mạng. Nhiều cha mẹ phải bán nhà, chịu cảnh màn trời chiếu đất, đem tiền chuộc con.
Hun Sen do CSVN dựng lên để lãnh đạo chế độ bù nhìn trong khi VN chiếm đóng. Trong suốt một thời gian dài trước kia, CSVN bảo vệ Hun Sen chống lại Khmer Đỏ của Pol Pot. VN giúp tiêu diệt những tiếng nói đối lập để củng cố địa vị cho Hun Sen. Từ đó, CPC bị CSVN khống chế.
Về lịch sử, vương quốc nhỏ bé nầy luôn luôn bị kềm kẹp bởi Thái Lan và Việt Nam, nhưng người Khmer có mối thù truyền kiếp với người VN. Phần đất miền Nam VN ngày nay, phần lớn là đất của Chân Lạp (Campuchia). Việt Nam cũng có những thời kỳ đô hộ CPC với chế độ rất hà khắc. Hận thù vẫn còn âm ỉ trong lòng người Khmer, mà cao điểm là nạn cáp duồn được chính thức phát động trên toàn quốc hồi năm 1970 do Lon Nol chủ xướng. Việt Nam trong tiếng Khmer là “Yuon”, cáp duồn là chặt đầu người Việt thả trôi sông, tạo ra cảnh hãi hùng cho người Việt sống ở nước nầy.
Bản chất của người Khmer là sống 2 mặt. Sihanouk tuyên bố trung lập nhưng thân cộng và cho CSBV xử dụng biên giới để chuyển người, vũ khí và lập căn cứ trên đất Miên.
Mặc dù do CSVN dựng lên, bảo vệ, nhưng Hun Sen ngã về phía mạnh để giữ quyền lợi và địa vị. Hun Sen trở mặt với VN để theo Trung Cộng là do tất cả những lý do nêu trên.
5.2. Hun Sen chơi đòn độc, quyết hạ Việt Nam
Hun Sen cho xây một loạt các sòng bài dọc theo biên giới Miên Việt, cho đó là một phần trong chiến lược bí mật bảo vệ lãnh thổ chống lại VN.
Hảng AFP dẫn lời của Hun Sen: “Tôi không thích sòng bạc nhưng mục tiêu lớn nhất là bảo vệ biên giới. Người ta có thể tháo gở cột móc biên giới nhưng không thể phá hủy một khách sạn 5 tầng”. Hàng chục sòng bạc phục vụ cho con bạc VN, trong khi đó, người dân CPC bị cấm cờ bạc một cách nghiêm nhặt.
Ngày 6-4-2012, Cục Cảnh sát Hình sự VN cho biết, ước tính trung bình mỗi ngày, có trên 3,000 người Việt sang CPC đánh bạc, phần lớn đều thua cháy túi, đưa đến những hệ lụy nhức nhối cho gia đình và xã hội.
5.3. Đòn độc của Hun Sen
Hun Sen tung ra một chiêu mà đạt được hai mục đích: bảo vệ biên giới và phá hoại văn hoá, xã hội, gia đình và cả kinh tế VN nữa.
25 sòng bạc, khách sạn, mãi dâm phục vụ cho con bạc VN, mỗi năm thu vào 20 triệu đô la tiền thuế cho nhà nước. Nhiều con bạc thua cháy túi, thế thân từ 3,000 đến 5,000 đô la để gở vốn, nhưng rồi cũng sạch túi, phải chịu giam cầm và hành hạ, khủng khiếp nhất và chặt ngón tay, chụp hình gởi về thân nhân đòi tiền chuộc mạng. Nhiều cha mẹ phải bán nhà, chịu cảnh màn trời chiếu đất, đem tiền chuộc con.
Cánh xe ôm cửa khẩu chờ đưa đón các con bạc Việt sang Campuchia.
Thảm kịch xúc động nhất là người cha lừa đem con gái
13 tuổi để gán nợ cho chủ sòng. Ông Nguyễn Văn Lâm, 41 tuổi, ở Củ Chi,
sau nhiều ngày xả láng ở casino, đã sạch túi, nợ chủ sòng 110 triệu
đồng, bị bắt giam trong “phòng chết” hành hạ, chờ tiền chuộc mạng.
Con gái 13 tuổi tên Nguyễn Thị Thúy Kiều thuật lại như sau, em đang ở trường thì nhận được điện thoại của cha. Ông Lâm khóc nức nở yêu cầu con gái đem cầm chiếc xe đạp, mang tiền sang chuộc cha. Ông hướng dẫn cặn kẽ đường đi nước bước đến sòng bạc. Tuy nhiên, trên đường đi, em Thúy Kiều bị người lái xe ôm và một thanh niên của casino lừa gạt lấy 300,000 đồng.
Khi Thúy Kiều bị giam giữ, thì người cha biệt vô âm tín.
Ngày 28-12-2012, bà Đinh Thị Hoa, 42 tuổi, mẹ của em Thúy Kiều cho biết, nhiều cú điện thoại của sòng bạc hối thúc đem tiền chuộc con, nếu chậm trễ thì con bà sẽ bị đem bán vào động mãi dâm ở Thái Lan.
Bà Hoa vay nợ 30 triệu đồng với tiền lời 10%, mượn khắp nơi đem tiền đến chuộc con.
Con gái 13 tuổi tên Nguyễn Thị Thúy Kiều thuật lại như sau, em đang ở trường thì nhận được điện thoại của cha. Ông Lâm khóc nức nở yêu cầu con gái đem cầm chiếc xe đạp, mang tiền sang chuộc cha. Ông hướng dẫn cặn kẽ đường đi nước bước đến sòng bạc. Tuy nhiên, trên đường đi, em Thúy Kiều bị người lái xe ôm và một thanh niên của casino lừa gạt lấy 300,000 đồng.
Khi Thúy Kiều bị giam giữ, thì người cha biệt vô âm tín.
Ngày 28-12-2012, bà Đinh Thị Hoa, 42 tuổi, mẹ của em Thúy Kiều cho biết, nhiều cú điện thoại của sòng bạc hối thúc đem tiền chuộc con, nếu chậm trễ thì con bà sẽ bị đem bán vào động mãi dâm ở Thái Lan.
Bà Hoa vay nợ 30 triệu đồng với tiền lời 10%, mượn khắp nơi đem tiền đến chuộc con.
Phóng viên Thembi Mutch nói chuyện với các em nhỏ là nạn nhân của nạn mại dâm.
Hai con bạc T và Th bị chặt đốt ngón tay.
Sòng bạc Hun Sen gây biết bao thảm cảnh cho gia đình
và xã hội VN. Thua bạc giết người cướp xe ôtô, con giết cha mẹ lấy
tiền trả nợ và đánh bạc, trộm cắp, cướp giật do cờ bạc.
Độc nhản long Hun Sen lợi hại thật. Chơi cạn tàu ráo máng với quan thầy VN đã dựng ông lên cầm quyền mới có ngày nay.
Độc nhản long Hun Sen lợi hại thật. Chơi cạn tàu ráo máng với quan thầy VN đã dựng ông lên cầm quyền mới có ngày nay.
6* Bí ẩn về việc Campuchia ồ ạt mua vũ khí
6.1. Campuchia mua 140 xe tăng và xe chở quân
Ngày 30-10-2012, một chuyến tàu hàng quân sự đã cập bến cảng Sihanoukville khiến cho báo chí CPC vô cùng ngạc nhiên. Họ ngạc nhiên trước số lượng quá lớn, và nhất là giới quân sự nhất quyết không tiết lộ số lượng xe tăng và xe bọc thép phát xuất từ nước nào.
Ngày 2-11-2012, tờ Phnom Penh Post đưa tin, CPC đã tiếp nhận 100 chiếc xe tăng T-55 và 40 chiếc xe bọc thép chở quân APC (Armored Personnel Carrier-APC) loại từ 6 bánh đến 8 bánh, cùng một số trang bị quân sự không rõ chủng loại.
Cách đây 2 năm, hồi tháng 9 năm 2010, CPC đã mua của Ukraina 100 xe tăng khi chiến sự bùng nổ với Thái Lan.
6.2. Phản ứng của Thái Lan
Việc CPC mua hàng trăm chiếc xe tăng T-55 và thiết vận xa khiến cho Thái Lan cũng có kế hoạch ứng phó.
Cuối tháng 12 năm 2012, Bangkok đã công bố kế hoạch bố trí quân sự dọc theo biên giới Thái-Miên. Trách nhiệm cụ thể được giao cho các cấp chỉ huy ở địa phương. Những trang bị quân sự hiện đại nhất, mang tính bí mật và chính xác để chống lại những cuộc tấn công bất cứ lúc nào.
Như thế, cả hai bên đều tăng cường quân sự, đối với Thái Lan, chi phí quốc phòng không phải là một gánh nặng, nhưng đối với CPC thì trái lại. Nói chung, CPC yếu kém hơn Thái Lan về mọi mặt.
Ngày 30-10-2012, một chuyến tàu hàng quân sự đã cập bến cảng Sihanoukville khiến cho báo chí CPC vô cùng ngạc nhiên. Họ ngạc nhiên trước số lượng quá lớn, và nhất là giới quân sự nhất quyết không tiết lộ số lượng xe tăng và xe bọc thép phát xuất từ nước nào.
Ngày 2-11-2012, tờ Phnom Penh Post đưa tin, CPC đã tiếp nhận 100 chiếc xe tăng T-55 và 40 chiếc xe bọc thép chở quân APC (Armored Personnel Carrier-APC) loại từ 6 bánh đến 8 bánh, cùng một số trang bị quân sự không rõ chủng loại.
Cách đây 2 năm, hồi tháng 9 năm 2010, CPC đã mua của Ukraina 100 xe tăng khi chiến sự bùng nổ với Thái Lan.
6.2. Phản ứng của Thái Lan
Việc CPC mua hàng trăm chiếc xe tăng T-55 và thiết vận xa khiến cho Thái Lan cũng có kế hoạch ứng phó.
Cuối tháng 12 năm 2012, Bangkok đã công bố kế hoạch bố trí quân sự dọc theo biên giới Thái-Miên. Trách nhiệm cụ thể được giao cho các cấp chỉ huy ở địa phương. Những trang bị quân sự hiện đại nhất, mang tính bí mật và chính xác để chống lại những cuộc tấn công bất cứ lúc nào.
Như thế, cả hai bên đều tăng cường quân sự, đối với Thái Lan, chi phí quốc phòng không phải là một gánh nặng, nhưng đối với CPC thì trái lại. Nói chung, CPC yếu kém hơn Thái Lan về mọi mặt.
7* Tổng quát về nước Campuchia
Vương quốc Campuchia diện tích 181,040km2. Dân số
14,805,385 (2011). Thủ đô là Phnom Penh. Theo chế độ quân chủ lập hiến,
nhà vua giữ chức vụ tượng trưng, hiện nay là Norodom Sihamoni (Con của
Norodom Sihanouk). Thủ tướng là Hun Sen.
Campuchia (CPC) có biên giới chung với các quốc gia: Với Thái Lan (800km) ở phía Bắc. Với Lào 541 km ở phía Tây. Với Việt Nam 1,157km ở phía Đông. Phía Nam là Vịnh Thái Lan.
7.1. Về lịch sử
- Năm 1970, Lon Nol lật đổ vua Norodom Sihanouk thành lập nước Cộng Hoà Khmer
- Năm 1975, Cộng Sản Khmer Đỏ của Pol Pot vào chiếm Phnom Penh thành lập chế độ diệt chủng.
- Ngày 7-1-1979, CSVN xâm chiếm CPC lật đổ chế độ Pol Pot, dựng lên chính phủ bù nhìn tay sai do Heng Samrin và Hun Sen đứng đầu.
- Ngày 26-9-1989, CSVN hoàn tất việc rút quân ra khỏi CPC.
- Năm 1993, LHQ hỗ trợ tổ chức bầu cử, khôi phục lại tình trạng bình thường ở CPC.
7.2. Lợi tức đầu người Campuchia năm 2011
Campuchia là một trong những nước nghèo nhất ĐNÁ. Lợi tức đầu người (GDP per capita):
2,358 USD/năm. (2011) Hạng 140. Một vài con số so sánh. Lào: 2,790 USD/năm, hạng 133.
Thái Lan: 8,646 USD, hạng 10. Miến Điện: 1,325 USD, hạng 164. Việt Nam: 3,359 USD, hạng 132.
Luxembourg: 89,012 USD, hạng 1. Singapore: 60,688USD, hạng 3. Hongkong: 50,551USD, hạng 7. Hoa Kỳ: 48,112 USD, hạng 8. Anh Quốc: 35,657USD, hạng 22. Pháp: 35,246USD, hạng 23. Nhật Bản: 34,314USD, hạng 24. Nam Hàn: 30,286USD, hạng 29. Nga: 21,246USD, hạng 46. Trung Cộng: 8,400USD, hạng 96.
Campuchia (CPC) có biên giới chung với các quốc gia: Với Thái Lan (800km) ở phía Bắc. Với Lào 541 km ở phía Tây. Với Việt Nam 1,157km ở phía Đông. Phía Nam là Vịnh Thái Lan.
7.1. Về lịch sử
- Năm 1970, Lon Nol lật đổ vua Norodom Sihanouk thành lập nước Cộng Hoà Khmer
- Năm 1975, Cộng Sản Khmer Đỏ của Pol Pot vào chiếm Phnom Penh thành lập chế độ diệt chủng.
- Ngày 7-1-1979, CSVN xâm chiếm CPC lật đổ chế độ Pol Pot, dựng lên chính phủ bù nhìn tay sai do Heng Samrin và Hun Sen đứng đầu.
- Ngày 26-9-1989, CSVN hoàn tất việc rút quân ra khỏi CPC.
- Năm 1993, LHQ hỗ trợ tổ chức bầu cử, khôi phục lại tình trạng bình thường ở CPC.
7.2. Lợi tức đầu người Campuchia năm 2011
Campuchia là một trong những nước nghèo nhất ĐNÁ. Lợi tức đầu người (GDP per capita):
2,358 USD/năm. (2011) Hạng 140. Một vài con số so sánh. Lào: 2,790 USD/năm, hạng 133.
Thái Lan: 8,646 USD, hạng 10. Miến Điện: 1,325 USD, hạng 164. Việt Nam: 3,359 USD, hạng 132.
Luxembourg: 89,012 USD, hạng 1. Singapore: 60,688USD, hạng 3. Hongkong: 50,551USD, hạng 7. Hoa Kỳ: 48,112 USD, hạng 8. Anh Quốc: 35,657USD, hạng 22. Pháp: 35,246USD, hạng 23. Nhật Bản: 34,314USD, hạng 24. Nam Hàn: 30,286USD, hạng 29. Nga: 21,246USD, hạng 46. Trung Cộng: 8,400USD, hạng 96.
8* Nạn tham nhũng ở Campuchia
Một
nhà quan sát nhận xét: “Tôi đã thấy tham nhũng ở nhiều nước nhưng không
đâu nhiều bằng tham nhũng ở CPC”. Tờ báo Pháp Les Échos cho biết, vấn
đề tham nhũng một phần do cách viện trợ vô điều kiện của Trung Cộng.
Các đối tác CPC luôn luôn đòi tiền lót tay nên các nhà đầu tư Trung
Cộng sẵn sàng đưa hối lộ từ trung ương đến địa phương để dễ dàng khai
thác bất hợp pháp tài nguyên của CPC.
Lương của các viên chức quá thấp, chỉ bằng phân nửa lương của các công nhân dệt may. CPC đứng cuối bảng trong danh sách của tổ chức Minh Bạch QT (Transparency International) về sự minh bạch, tức là tham nhũng. Chỉ số tham nhũng CPI (Corruption Perceptions Index-CPI) của CPC là 164/176. Trong khi đó, CPI VN là 123. Singapore là nước hầu như không có tham nhũng, số CPI là 5. (Miến Điện: 172/176. Thái Lan: 88. Lào: 160.)
Năm 2006, Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) thông báo tạm ngừng cung cấp số tiền 64 triệu USD dành cho 7 dự án phát triển hạ tầng cơ sở, vì có tham nhũng. Ngoài ra, 4 dự án đã hoàn thành cũng bị nghi ngờ có tham nhũng cắt xén số tiền. Năm 2005, chính phủ CPC phải hoàn trả cho World Bank 2.8 triệu USD cũng vì lý do tham nhũng.
Ông Om Yintieng, chủ tịch phòng chống tham nhũng cho biết, vào tháng 1 năm 2013, có 30,000 viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản, bị buộc phải kê khai lại lần thứ hai.
Lương của các viên chức quá thấp, chỉ bằng phân nửa lương của các công nhân dệt may. CPC đứng cuối bảng trong danh sách của tổ chức Minh Bạch QT (Transparency International) về sự minh bạch, tức là tham nhũng. Chỉ số tham nhũng CPI (Corruption Perceptions Index-CPI) của CPC là 164/176. Trong khi đó, CPI VN là 123. Singapore là nước hầu như không có tham nhũng, số CPI là 5. (Miến Điện: 172/176. Thái Lan: 88. Lào: 160.)
Năm 2006, Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) thông báo tạm ngừng cung cấp số tiền 64 triệu USD dành cho 7 dự án phát triển hạ tầng cơ sở, vì có tham nhũng. Ngoài ra, 4 dự án đã hoàn thành cũng bị nghi ngờ có tham nhũng cắt xén số tiền. Năm 2005, chính phủ CPC phải hoàn trả cho World Bank 2.8 triệu USD cũng vì lý do tham nhũng.
Ông Om Yintieng, chủ tịch phòng chống tham nhũng cho biết, vào tháng 1 năm 2013, có 30,000 viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản, bị buộc phải kê khai lại lần thứ hai.
9* Nạn ấu dâm ở Campuchia
Campuchia có một thời là “thiên đường” của những
người mang tật ấu dâm. Một nhà đầu tư người Nga thú nhận, đã mua dâm 17
em bé, nhỏ nhất là 6 tuổi. CPC là điểm đến của những người mang bị ấu
dâm trên thế giới.
Ngày 28-1-2010, đài RFA đăng bài phỏng vấn của Thanh Trúc với cô Sina Vann, một nạn nhân của bán dâm trẻ em, đã trở thành người hoạt động chống lại tệ nạn nầy.
Cô Sina Vann tên VN là Nguyễn Thị Bích, bị hàng xóm lừa đem bán vào động mãi dâm ở CPC. Cô Vann cho biết: “Suốt hai năm trời cô phải phục vụ tình dục cho mọi loại khách du lịch nước ngoài. Nạn nhân đa số là trẻ em Việt Nam bị cha mẹ bán hoặc bị bắt sang CPC.
Khu đèn đỏ ở làng Svay Pak đa số là trẻ em VN từ 6 đến 9 tuổi”. Cô trả lời phỏng vấn của Thanh Trúc: “Chị nghĩ xem, em không biết cha mẹ cái đầu óc tính sao mà cho con sáu, bảy tuổi đi làm cái nghề đó để lấy tiền chơi bài, lấy tiền ăn uống, lấy tiền đánh số đề, uống cà phê, làm móng tay móng chân, sửa soạn mình mẫy, rồi bán con sáu bảy tuổi đi làm cái nghề đó. Nếu cha mẹ mà bán con thì đâu còn ai giúp đở nữa. Dù cha mẹ bán con, nhưng khi bị người ta uýnh đập thì con cũng kêu, cha mẹ ơi cứu con với!”
30 đô la mỗi em. Các em nhận 5 đô la mỗi lần đi khách. Các em không biết tiếng Anh, chỉ biết nói vài ba tiếng tục tĩu dùng trong vấn đề quan hệ tình dục.
Ngày 28-1-2010, đài RFA đăng bài phỏng vấn của Thanh Trúc với cô Sina Vann, một nạn nhân của bán dâm trẻ em, đã trở thành người hoạt động chống lại tệ nạn nầy.
Cô Sina Vann tên VN là Nguyễn Thị Bích, bị hàng xóm lừa đem bán vào động mãi dâm ở CPC. Cô Vann cho biết: “Suốt hai năm trời cô phải phục vụ tình dục cho mọi loại khách du lịch nước ngoài. Nạn nhân đa số là trẻ em Việt Nam bị cha mẹ bán hoặc bị bắt sang CPC.
Khu đèn đỏ ở làng Svay Pak đa số là trẻ em VN từ 6 đến 9 tuổi”. Cô trả lời phỏng vấn của Thanh Trúc: “Chị nghĩ xem, em không biết cha mẹ cái đầu óc tính sao mà cho con sáu, bảy tuổi đi làm cái nghề đó để lấy tiền chơi bài, lấy tiền ăn uống, lấy tiền đánh số đề, uống cà phê, làm móng tay móng chân, sửa soạn mình mẫy, rồi bán con sáu bảy tuổi đi làm cái nghề đó. Nếu cha mẹ mà bán con thì đâu còn ai giúp đở nữa. Dù cha mẹ bán con, nhưng khi bị người ta uýnh đập thì con cũng kêu, cha mẹ ơi cứu con với!”
30 đô la mỗi em. Các em nhận 5 đô la mỗi lần đi khách. Các em không biết tiếng Anh, chỉ biết nói vài ba tiếng tục tĩu dùng trong vấn đề quan hệ tình dục.
10* Vi phạm nhân quyền của Hun Sen
10.1. Vài nét tổng quát về Hun Sen
Tên đầy đủ là Samdec Akeakmohasenapadey Decho Hun Sen, sinh ngày 4-4-1951. Lãnh đạo đảng Nhân Dân Campuchia (Cambodia People’s Party-CPP).
Quốc vương Sihamoni phong cấp Thống tướng (5 sao) cho ông năm 2009.
Hun Sen gia nhập đảng Khmer Đỏ của Pol Pot năm 1967.
Tháng 4 năm 1975, Hun Sen giữ chức Trung đoàn phó của QĐ Khmer Đỏ.
Tháng 5 năm 1977, Hun Sen sống ở Hà Nội. Đây là một bí mật có nhiều tranh cãi.
- Hun Sen tuyên bố, đào ngũ vì không thích Khmer Đỏ
- Dư luận cho rằng Pol Pot thanh trừng những cán bộ thân CSVN, cho nên Hun Sen sợ bị thanh trừng nên bỏ trốn.
- Nguồn tin cho rằng Hun Sen bị CSVN bắt trên mặt trận, đánh với Khmer Đỏ.
Nhưng dù lý do nào, thì trên thực tế, Hun Sen được CSVN đào tạo, huấn luyện để lãnh đạo chính phủ bù nhìn do CSVN dựng lên trong thời gian chiếm đóng Campuchia.
Hun Sen bị thương 5 lần, bị hư một con mắt phải.
10.2. Những vụ giết người đối lập chính trị
Ngày 13-11-2012, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW (Human Rights Watch-HRW) đưa ra một phúc trình 68 trang tố cáo những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ Hun Sen. Phúc trình tựa đề: “Bảo cho chúng biết là tao muốn giết hết bọn chúng”, đó là nguyên văn lời tuyên bố của Hing Bun Heang, chỉ huy phó đơn vị cận vệ của Hun Sen. Phúc trình cho biết, trong hai thập niên qua, Hun Sen đã giết 300 người vì lý do chính trị.
Trước những cáo buộc của LHQ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và những tổ chức nhân quyền, Hun Sen đã không mở những cuộc điều tra, trái lại còn thăng thưởng những kẻ trực tiếp giết người. Đã thăng cấp thiếu tướng cho Hing Bun Heang, người đã trực tiếp giết 16 người có liên hệ đến Hoàng gia. Tên sát nhân được cử giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội Hoàng gia CPC.
10.3. Tổng thống Obama nhắc Hun Sen về nhân quyền
Ngày 22-12-2012, sau khi thăm Miến Điện, trên đường đến CPC tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ĐNÁ ở Phnom Penh, Tổng thống Obama có cuộc họp với thủ tướng Hun Sen. Cuộc họp khá căng thẳng. Tổng thống Mỹ nói với Hun Sen rằng những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của CPC là trở ngại lớn cho việc quan hệ hai nước.
Ông và Hun Sen bắt tay nhau nhưng tổng thống Mỹ không mĩm cười, dù chỉ một lần, trong suốt thời gian chào hỏi, AFP tường thuật.
Hun Sen xin Mỹ xoá bỏ nợ của CPC, hoặc biến 70% số nợ nầy vào chương trình viện trợ y tế giáo dục cho CPC. Ông Obama không đồng ý, cho rằng vấn đề sẽ được xét lại sau.
Hun Sen vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong việc cưỡng chiếm đất đai, cầm tù và thủ tiêu hàng trăm nhà chính trị đối lập.
10.4. Hun Sen độc tài
Về hình thức thì Campuchia là quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến, đa nguyên đa đảng, quốc hội CPC cũng có hai viện, nhưng dân biểu và nghị sĩ thuộc đảng Nhân Dân Campuchia (CPP- Cambodia People’s Party) của Hun Sen chiếm đa số ghế là 90/123 ghế. Đảng đối lập 26 ghế và còn 7 ghế dành cho các đảng khác. Trên thực tế thì CPC hiện nay là một chế độ độc tài. Bộ máy nhà nước hiện tại là do CSVN dựng lên. Cán bộ CS của Hun Sen nắm giữ những chức vụ từ trung ương đến địa phương. Hun Sen nắm giữ tất cả những cơ quan: truyền thông, quân đội, công an, mật vụ…Đã thủ tiêu bí mật và công khai 300 chính khách đối lập. Hun Sen cai trị 27 năm và tuyên bố muốn tại vị thêm 30 năm nữa.
10.5. Hun Sen chuẩn bị cho con lên “kế vị”
Năm 1999, Thủ tướng Hun Sen được HK cho phép nhập cảnh đến dự lễ tốt nghiệp của con là Hun Manet, 21 tuổi, tại Học viện võ bị quốc gia West Point. Chính phủ HK có chương trình dành cho một số SVSQ nước ngoài vào học để tỏ thiện chí trong quan hệ quốc tế, và thể hiện giá trị đạo đức trong lãnh vực quân sự.
Việc cho Hun Sen nhập cảnh HK bị một số nhà lập pháp Mỹ phản đối vì quá trình vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở CPC. Dân biểu Dana Rohrabacher (CA) là một trong những người phản đối.
Ngày 29-5-1999, Hun Manet bước lên bục danh dự của trường West Point để nhận tấm bằng cử nhân từ Đại tướng Dennis J. Reimer, Tham Mưu Trưởng QĐ/HK. Cậu sĩ quan 21 tuổi nầy là người CPC đầu tiên theo học West Point.
Tờ New York Times tường thuật, trong khi hầu hết các tân sĩ quan chụp hình với gia đình thì Hun Manet lặng lẽ đến ngồi bên cạnh cha và nhóm tùy tùng trong một góc của khán đài, dưới sự theo dõi của các điệp viên Mỹ.
10.5. Con trai Hun Sen sẽ làm thủ tướng Campuchia
Dư luận cho rằng con trai của Hun Sen sẽ lên “kế vị” chức vụ thủ tướng của nước nầy. Hun Manet năm nay 33 tuổi, phục vụ trong quân đội 16 năm, được thăng cấp “vù vù đến chóng mặt”, hiện mang cấp bậc trung tướng, giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Hoàng gia, kiêm chức Chỉ huy trưởng cơ quan chống khủng bố của Bộ QP/CPC. Chống khủng bố có liên hệ đến chống những âm mưu đối lập với Hun Sen.
Tên đầy đủ là Samdec Akeakmohasenapadey Decho Hun Sen, sinh ngày 4-4-1951. Lãnh đạo đảng Nhân Dân Campuchia (Cambodia People’s Party-CPP).
Quốc vương Sihamoni phong cấp Thống tướng (5 sao) cho ông năm 2009.
Hun Sen gia nhập đảng Khmer Đỏ của Pol Pot năm 1967.
Tháng 4 năm 1975, Hun Sen giữ chức Trung đoàn phó của QĐ Khmer Đỏ.
Tháng 5 năm 1977, Hun Sen sống ở Hà Nội. Đây là một bí mật có nhiều tranh cãi.
- Hun Sen tuyên bố, đào ngũ vì không thích Khmer Đỏ
- Dư luận cho rằng Pol Pot thanh trừng những cán bộ thân CSVN, cho nên Hun Sen sợ bị thanh trừng nên bỏ trốn.
- Nguồn tin cho rằng Hun Sen bị CSVN bắt trên mặt trận, đánh với Khmer Đỏ.
Nhưng dù lý do nào, thì trên thực tế, Hun Sen được CSVN đào tạo, huấn luyện để lãnh đạo chính phủ bù nhìn do CSVN dựng lên trong thời gian chiếm đóng Campuchia.
Hun Sen bị thương 5 lần, bị hư một con mắt phải.
10.2. Những vụ giết người đối lập chính trị
Ngày 13-11-2012, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW (Human Rights Watch-HRW) đưa ra một phúc trình 68 trang tố cáo những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ Hun Sen. Phúc trình tựa đề: “Bảo cho chúng biết là tao muốn giết hết bọn chúng”, đó là nguyên văn lời tuyên bố của Hing Bun Heang, chỉ huy phó đơn vị cận vệ của Hun Sen. Phúc trình cho biết, trong hai thập niên qua, Hun Sen đã giết 300 người vì lý do chính trị.
Trước những cáo buộc của LHQ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và những tổ chức nhân quyền, Hun Sen đã không mở những cuộc điều tra, trái lại còn thăng thưởng những kẻ trực tiếp giết người. Đã thăng cấp thiếu tướng cho Hing Bun Heang, người đã trực tiếp giết 16 người có liên hệ đến Hoàng gia. Tên sát nhân được cử giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội Hoàng gia CPC.
10.3. Tổng thống Obama nhắc Hun Sen về nhân quyền
Ngày 22-12-2012, sau khi thăm Miến Điện, trên đường đến CPC tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ĐNÁ ở Phnom Penh, Tổng thống Obama có cuộc họp với thủ tướng Hun Sen. Cuộc họp khá căng thẳng. Tổng thống Mỹ nói với Hun Sen rằng những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của CPC là trở ngại lớn cho việc quan hệ hai nước.
Ông và Hun Sen bắt tay nhau nhưng tổng thống Mỹ không mĩm cười, dù chỉ một lần, trong suốt thời gian chào hỏi, AFP tường thuật.
Hun Sen xin Mỹ xoá bỏ nợ của CPC, hoặc biến 70% số nợ nầy vào chương trình viện trợ y tế giáo dục cho CPC. Ông Obama không đồng ý, cho rằng vấn đề sẽ được xét lại sau.
Hun Sen vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong việc cưỡng chiếm đất đai, cầm tù và thủ tiêu hàng trăm nhà chính trị đối lập.
10.4. Hun Sen độc tài
Về hình thức thì Campuchia là quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến, đa nguyên đa đảng, quốc hội CPC cũng có hai viện, nhưng dân biểu và nghị sĩ thuộc đảng Nhân Dân Campuchia (CPP- Cambodia People’s Party) của Hun Sen chiếm đa số ghế là 90/123 ghế. Đảng đối lập 26 ghế và còn 7 ghế dành cho các đảng khác. Trên thực tế thì CPC hiện nay là một chế độ độc tài. Bộ máy nhà nước hiện tại là do CSVN dựng lên. Cán bộ CS của Hun Sen nắm giữ những chức vụ từ trung ương đến địa phương. Hun Sen nắm giữ tất cả những cơ quan: truyền thông, quân đội, công an, mật vụ…Đã thủ tiêu bí mật và công khai 300 chính khách đối lập. Hun Sen cai trị 27 năm và tuyên bố muốn tại vị thêm 30 năm nữa.
10.5. Hun Sen chuẩn bị cho con lên “kế vị”
Năm 1999, Thủ tướng Hun Sen được HK cho phép nhập cảnh đến dự lễ tốt nghiệp của con là Hun Manet, 21 tuổi, tại Học viện võ bị quốc gia West Point. Chính phủ HK có chương trình dành cho một số SVSQ nước ngoài vào học để tỏ thiện chí trong quan hệ quốc tế, và thể hiện giá trị đạo đức trong lãnh vực quân sự.
Việc cho Hun Sen nhập cảnh HK bị một số nhà lập pháp Mỹ phản đối vì quá trình vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở CPC. Dân biểu Dana Rohrabacher (CA) là một trong những người phản đối.
Ngày 29-5-1999, Hun Manet bước lên bục danh dự của trường West Point để nhận tấm bằng cử nhân từ Đại tướng Dennis J. Reimer, Tham Mưu Trưởng QĐ/HK. Cậu sĩ quan 21 tuổi nầy là người CPC đầu tiên theo học West Point.
Tờ New York Times tường thuật, trong khi hầu hết các tân sĩ quan chụp hình với gia đình thì Hun Manet lặng lẽ đến ngồi bên cạnh cha và nhóm tùy tùng trong một góc của khán đài, dưới sự theo dõi của các điệp viên Mỹ.
10.5. Con trai Hun Sen sẽ làm thủ tướng Campuchia
Dư luận cho rằng con trai của Hun Sen sẽ lên “kế vị” chức vụ thủ tướng của nước nầy. Hun Manet năm nay 33 tuổi, phục vụ trong quân đội 16 năm, được thăng cấp “vù vù đến chóng mặt”, hiện mang cấp bậc trung tướng, giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Hoàng gia, kiêm chức Chỉ huy trưởng cơ quan chống khủng bố của Bộ QP/CPC. Chống khủng bố có liên hệ đến chống những âm mưu đối lập với Hun Sen.
11* Kết luận
Một
CSVN trước mắt, đã từng bợ đít quan thầy Trung Cộng, xin vũ khí để
cưỡng chiếm, đưa miền Nam vào chế độc độc tài CS. Đã từng xin làm một
khu tự trị của Trung Cộng ở Hội nghị Thành Đô ngày 3&4 tháng 9 năm
1990. Đã từng cắt đất dâng biển để trả nợ vũ khí, nhưng như thế chưa
đủ, thiên triều còn đòi tài nguyên biển trong vùng lưỡi bò ở Biển Đông.
VN đã thực sự ở trong tình trạng Bắc thuộc, cho nên không còn khả năng vùng vẫy được nữa. Đảng CSVN đang bị kẹt giữa quan thầy TC và nhân dân VN. Nhân dân không tán thành dâng tài nguyên cho kẻ thù, vì thế Đảng rất khó xử, nhưng đã làm tay sai thì hết phương cục cựa. Trước sau gì thì tài nguyên quốc gia cũng lọt vào tay Trung Cộng dưới chiêu bài “hợp tác khai thác hai bên cùng có lợi” trong tài nguyên của quốc gia Việt Nam.
Một Miến Điện chưa lún sâu vào thuộc địa TC, nên có hy vọng thoát khỏi tay Trung Cộng, nếu thật tình hợp tác với Tây phương.
Hai điển hình sờ sờ trước mắt mà Độc nhản long không thấy, cho nên mới nói, Hun Sen chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ.
Trúc Giang
Minnesota tháng 2 năm 2013
VN đã thực sự ở trong tình trạng Bắc thuộc, cho nên không còn khả năng vùng vẫy được nữa. Đảng CSVN đang bị kẹt giữa quan thầy TC và nhân dân VN. Nhân dân không tán thành dâng tài nguyên cho kẻ thù, vì thế Đảng rất khó xử, nhưng đã làm tay sai thì hết phương cục cựa. Trước sau gì thì tài nguyên quốc gia cũng lọt vào tay Trung Cộng dưới chiêu bài “hợp tác khai thác hai bên cùng có lợi” trong tài nguyên của quốc gia Việt Nam.
Một Miến Điện chưa lún sâu vào thuộc địa TC, nên có hy vọng thoát khỏi tay Trung Cộng, nếu thật tình hợp tác với Tây phương.
Hai điển hình sờ sờ trước mắt mà Độc nhản long không thấy, cho nên mới nói, Hun Sen chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ.
Trúc Giang
Minnesota tháng 2 năm 2013
(E.M.)
0 comments:
Post a Comment