Trong khi nhân sĩ trí thức cùng với nhân dân hưởng ứng một cách tích
cực lời kêu gọi góp ý về sửa đổi Hiến pháp 92 của Quốc hội thì Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng những người kiến nghị bỏ điều 4 Hiến
pháp, thêm tam quyền phân lập và không chính trị hóa quân đội trong bản
Hiến Pháp sắp được sửa đổi là suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức.
Tuyên bố gây ra một phản ứng mạnh mẽ, sâu rộng trong nhiều tầng lớp nhân
dân.
Quan điểm của Tổng bí thư
Từ vài tuần lễ vừa qua, kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức, sau này được gọi là kiến nghị 72, về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 92 đã làm hệ thống chính trị của Việt Nam như được thay một bộ áo mới, nó có dáng dấp của một cuộc lấy ý kiến người dân cho tiến trình sửa đổi Hiến Pháp nhằm phù hợp với nhịp sống dân chủ mà hầu như bất cứ một quốc gia nào trong cộng đồng thế giới cũng đều phải theo.
Đó là một bản Hiến pháp hợp với ý nguyện toàn dân và có khả năng giúp đất nước tránh được những mưu toan chính trị từ đảng phái hay cá nhân muốn độc quyền lãnh đạo và giam hãm đất nước dưới sự cai trị của một thiểu số không qua sự bầu bán của dân chúng, tức người chủ thật sự của đất nước.
Muốn làm được điều ấy, bản Hiến pháp phải sửa đổi những điểm cực kỳ quan trọng nhất đã bị biến dạng qua những lần sửa đổi trước đây.
Kiến nghị 72 đã yêu cầu bỏ hẳn điều 4 Hiến Pháp cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quyền lãnh đạo đất nước, cũng như tam quyền phân lập phải được quy định bởi Hiến pháp nhằm kiểm soát quyền lực của chính phủ. Vấn đề thứ ba là Hiến pháp phải sửa đổi điều luật cho phép lực lượng vũ trang phải phục vụ Đảng trước khi phục vụ quốc gia.
Điều này cho phép Đảng toàn quyền sử dụng quân đội vào mục đích của một nhóm người thay vì lợi ích của dân tộc. Nó giúp nguy cơ phản quốc nảy mầm, tê liệt hóa quân đội bằng những giải thích dựa trên tính Đảng và những tương quan về cái gọi là chủ nghĩa xã hội.
Những cốt lõi này nếu không được thay đổi rốt ráo trong lần sửa đổi này thì kết quả cũng không thể khác với Hiến pháp năm 92 là bao nhiêu. Người ta chờ đợi một động thái tích cực từ trung ương khi biết rất rõ mọi quyết định đều phát xuất từ đây chứ không phải từ Quốc hội. Động thái được chờ đợi ấy không may lại quá tiêu cực, tiêu cực đến nỗi người nào tin vào thiện chí của Đảng càng nhiều thì sự thất vọng lại càng lớn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong khi chỉ đạo lấy ý kiến cho dự thảo Hiến pháp tại Vĩnh Phúc đã đưa ra một định nghĩa rất rõ về điều kỳ vọng của người dân trong sửa đổi Hiến pháp lần này ông nói:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?
Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì đó là cái gì?”
Mặc dù khó có người cả tin vào sự thay đổi của Đảng nhưng tuyên bố của ông Tổng Bí thư không khác gì lật úp con thuyền mong manh khi nó vừa mới khởi hành.
Một trong hàng triệu người thất vọng là Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết sự ngỡ ngàng của ông:
“Hôm qua tôi có nghe phát biểu đó tôi cũng rất ngạc nhiên tại sao lại có cái phát biểu ngay thời điểm góp ý sửa đổi Hiến pháp 92 của nhân dân? Tôi cho rằng cũng rất đáng
suy nghĩ bởi vì mới đây có kiến nghị 72 và 15 nhân sĩ trí thức có
vị nguyên là Bộ trưởng hay Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đến đưa kiến nghị
cho Ủy ban sửa đổi Hiến pháp. Sau đó có công văn trả lời cho rằng
phải góp ý đúng theo tinh thần của nghị quyết 38 của Quốc hội. Theo tôi
thấy thì việc này rất mơ hồ và tôi cũng suy nghĩ khi ông Phan Trung Lý
gọi người trưởng đoàn là ông Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp
là “cùng một số công dân khác”….có nghĩa là những người góp ý là “công
dân”. Đó là tính cách phát biểu của người thay mặt cho Hội đồng dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 92.”
“Bây giờ soi lại những văn bản của Đảng thì tôi thấy chỉ thị 22 của Bộ chính trị vào ngày 28 tháng 12 năm 2012 và sau đó đúng 10 ngày thì chỉ thị của Bộ Chính trị do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký trong đó có điểm nói rằng phải quán triệt tinh thần của nghị quyết Trung ương 2 và kết luận của Trung ương 5. Quán triệt theo Trung ương 2 tức là không nói tới sở hữu đất đai. Trong khi nghị quyết Trung ương 5 là không tam quyền phân lập.
Hôm khai mạc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Hội đồng sửa đổi bổ xung Hiến pháp năm 92 trong một bài phát biểu có một đoạn nói rằng “tạo điều kiện cho công dân tham gia một cách rộng rãi vào Hiến pháp và có thể tham gia vào tất cả các điều khoản của Hiến pháp và toàn bộ Hiến pháp”.
Sau đó tới phiên ông Phan Trung Lý nói rằng tham gia góp ý Hiến pháp thì không có vùng cấm. Bây giờ tôi có cảm giác các phát biểu của cấp lãnh đạo không thống nhất.”
Quay trở lại với phát biểu của ông Tổng Bí thư, rõ ràng ông muốn nhắm
tới nhóm 72 người ký tên đầu tiên vào bản kiến nghị trong đó không ít
người là Đảng viên kỳ cựu.Những Đảng viên ấy nay đã trở thành công dân
và vì vậy theo cách nói của ông Tổng Bí thư thì họ đang có dấu hiệu suy
thoái tư tưởng. Suy thoái vì không cùng con đường với Đảng và nguy hiểm
hơn ở chỗ họ cương quyết tách quyền lực của Đảng ra khỏi Hiến pháp.
Nhận thức này được Luật sư Trần Quốc Thuận chia sẻ:
“Ông Trọng nói suy thoái tư tưởng là nhằm nói với Đảng viên nhưng bây giờ những Đảng viên nghỉ hưu thì các vị lãnh đạo bây giờ đều gọi họ là công dân, cho dù họ là cán bộ cao cấp có bốn, năm hay sáu. bảy chục tuổi đảng đều được gọi là công dân. Bằng chứng là ông Phan Trung Lý nói họ là công dân như tôi nói ở trên.
Cũng như những lần đưa kiến nghị của những người như Giáo sư Tương Lai, anh Lê Công Giàu, anh Lê Hiếu Đằng hay anh Huỳnh Tấn Mẫm thì họ đều kêu mấy ảnh là “công dân”.
Công dân và Đảng viên là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Công dân có góp ý hay không thì tùy vào sở thích từng người nhưng Đảng viên thì khác. Sinh mệnh chính trị của họ nằm trong tay Đảng và vì vậy kể cả khi họ trở thành một đại biểu Quốc hội đi nữa thì Đảng vẫn thừa khả năng điều khiển họ bằng nghị quyết, kể cả nghị quyết thay đổi Hiến Pháp do Đảng chủ trương cho phù hợp với nhu cầu củng cố quyền lực của Đảng.
Sự thật này được Luật sư Trần Quốc Thuận qua kinh nghiệm của một người từng là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét qua cách nói của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng:
“Nói như thế thì không ổn bởi vì cuộc góp ý này mở rộng cho toàn dân tham gia góp ý nhưng lại bảo đảng viên phải nghe theo chỉ thị 22 thì trong Quốc hội khóa 13 này đảng viên chiếm tới 91,6% là quốc hội mà tỷ lệ đảng viên cao nhất từ trước tới nay.
Khóa đầu tiên năm 1946 thì đảng viên trong quốc hội chỉ 57% trong đó gồm có Đảng Cộng sản, Đảng Việt Cách hay đảng này đảng khác… và họ đã làm được bản Hiến pháp năm 1946 bây giờ rất được ca ngợi là bản Hiến pháp thể hiện ý chí của dân tộc và rất tiến bộ.
Như vậy lấy tỷ lệ 91.6 % đảng viên đại biểu Quốc hội thì cuộc góp ý này nó không có ý nghĩa gì cả vì họ sẽ biểu quyết theo chỉ thị 22 cho nên cuộc góp ý không khéo sẽ trở thành lãng phí, không thật lòng với nhân dân.”
Chủ trương nắm giữ quyền lực bằng mọi giá của Đảng qua lời của Tổng bí thư là câu trả lời cho những niềm tin sẽ có sự thay đổi.
Lời giải này tuy cay đắng nhưng cần thiết, nó vỡ ra những ngộ nhận và giúp người dân biết rõ hơn những điều trước đây được xem là nhạy cảm nay đã trở thành bình thường vì Đảng nhận thấy không cần thiết phải tiếp tục mặc chiếc áo đổi mới đã quá chật cho những toan tính lớn lao.
Quan điểm của Tổng bí thư
Từ vài tuần lễ vừa qua, kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức, sau này được gọi là kiến nghị 72, về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 92 đã làm hệ thống chính trị của Việt Nam như được thay một bộ áo mới, nó có dáng dấp của một cuộc lấy ý kiến người dân cho tiến trình sửa đổi Hiến Pháp nhằm phù hợp với nhịp sống dân chủ mà hầu như bất cứ một quốc gia nào trong cộng đồng thế giới cũng đều phải theo.
Đó là một bản Hiến pháp hợp với ý nguyện toàn dân và có khả năng giúp đất nước tránh được những mưu toan chính trị từ đảng phái hay cá nhân muốn độc quyền lãnh đạo và giam hãm đất nước dưới sự cai trị của một thiểu số không qua sự bầu bán của dân chúng, tức người chủ thật sự của đất nước.
Muốn làm được điều ấy, bản Hiến pháp phải sửa đổi những điểm cực kỳ quan trọng nhất đã bị biến dạng qua những lần sửa đổi trước đây.
Kiến nghị 72 đã yêu cầu bỏ hẳn điều 4 Hiến Pháp cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quyền lãnh đạo đất nước, cũng như tam quyền phân lập phải được quy định bởi Hiến pháp nhằm kiểm soát quyền lực của chính phủ. Vấn đề thứ ba là Hiến pháp phải sửa đổi điều luật cho phép lực lượng vũ trang phải phục vụ Đảng trước khi phục vụ quốc gia.
Điều này cho phép Đảng toàn quyền sử dụng quân đội vào mục đích của một nhóm người thay vì lợi ích của dân tộc. Nó giúp nguy cơ phản quốc nảy mầm, tê liệt hóa quân đội bằng những giải thích dựa trên tính Đảng và những tương quan về cái gọi là chủ nghĩa xã hội.
Những cốt lõi này nếu không được thay đổi rốt ráo trong lần sửa đổi này thì kết quả cũng không thể khác với Hiến pháp năm 92 là bao nhiêu. Người ta chờ đợi một động thái tích cực từ trung ương khi biết rất rõ mọi quyết định đều phát xuất từ đây chứ không phải từ Quốc hội. Động thái được chờ đợi ấy không may lại quá tiêu cực, tiêu cực đến nỗi người nào tin vào thiện chí của Đảng càng nhiều thì sự thất vọng lại càng lớn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong khi chỉ đạo lấy ý kiến cho dự thảo Hiến pháp tại Vĩnh Phúc đã đưa ra một định nghĩa rất rõ về điều kỳ vọng của người dân trong sửa đổi Hiến pháp lần này ông nói:
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, muốn bỏ điều 4 Hiếp pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng, muốn có tam quyền phân lập.. Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!
TBT Nguyễn Phú Trọng
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?
Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì đó là cái gì?”
Mặc dù khó có người cả tin vào sự thay đổi của Đảng nhưng tuyên bố của ông Tổng Bí thư không khác gì lật úp con thuyền mong manh khi nó vừa mới khởi hành.
Một trong hàng triệu người thất vọng là Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết sự ngỡ ngàng của ông:
“Hôm qua tôi có nghe phát biểu đó tôi cũng rất ngạc nhiên tại sao lại có cái phát biểu ngay thời điểm góp ý sửa đổi Hiến pháp 92 của nhân dân? Tôi cho rằng cũng rất đáng
Một bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội. AFP
Không được tách quyền lực của Đảng ra khỏi Hiến pháp
Hai chữ “công dân” không đơn giản là cách nói hoa mỹ như người dân thường nghĩ mà phía sau nó là cả một sự chuẩn bị chu đáo nhằm đối phó với những đảng viên nào vượt ra khuôn khổ mà Đảng đã chỉ đạo, cụ thể là chỉ thị 22 như lời Luật sư Trần Quốc Thuận phân tích:“Bây giờ soi lại những văn bản của Đảng thì tôi thấy chỉ thị 22 của Bộ chính trị vào ngày 28 tháng 12 năm 2012 và sau đó đúng 10 ngày thì chỉ thị của Bộ Chính trị do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký trong đó có điểm nói rằng phải quán triệt tinh thần của nghị quyết Trung ương 2 và kết luận của Trung ương 5. Quán triệt theo Trung ương 2 tức là không nói tới sở hữu đất đai. Trong khi nghị quyết Trung ương 5 là không tam quyền phân lập.
Hôm khai mạc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Hội đồng sửa đổi bổ xung Hiến pháp năm 92 trong một bài phát biểu có một đoạn nói rằng “tạo điều kiện cho công dân tham gia một cách rộng rãi vào Hiến pháp và có thể tham gia vào tất cả các điều khoản của Hiến pháp và toàn bộ Hiến pháp”.
Sau đó tới phiên ông Phan Trung Lý nói rằng tham gia góp ý Hiến pháp thì không có vùng cấm. Bây giờ tôi có cảm giác các phát biểu của cấp lãnh đạo không thống nhất.”
Nói như thế không ổn bởi vì cuộc góp ý này mở rộng cho toàn dân tham gia góp ý nhưng lại bảo đảng viên phải nghe theo chỉ thị 22, thì cuộc góp ý này nó không có ý nghĩa gì cả, sẽ trở thành lãng phí, không thật lòng với nhân dân. – LS Trần Quốc Thuận
Bích chương : Chỉ biết còn đảng còn mình…
Nhận thức này được Luật sư Trần Quốc Thuận chia sẻ:
“Ông Trọng nói suy thoái tư tưởng là nhằm nói với Đảng viên nhưng bây giờ những Đảng viên nghỉ hưu thì các vị lãnh đạo bây giờ đều gọi họ là công dân, cho dù họ là cán bộ cao cấp có bốn, năm hay sáu. bảy chục tuổi đảng đều được gọi là công dân. Bằng chứng là ông Phan Trung Lý nói họ là công dân như tôi nói ở trên.
Cũng như những lần đưa kiến nghị của những người như Giáo sư Tương Lai, anh Lê Công Giàu, anh Lê Hiếu Đằng hay anh Huỳnh Tấn Mẫm thì họ đều kêu mấy ảnh là “công dân”.
Công dân và Đảng viên là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Công dân có góp ý hay không thì tùy vào sở thích từng người nhưng Đảng viên thì khác. Sinh mệnh chính trị của họ nằm trong tay Đảng và vì vậy kể cả khi họ trở thành một đại biểu Quốc hội đi nữa thì Đảng vẫn thừa khả năng điều khiển họ bằng nghị quyết, kể cả nghị quyết thay đổi Hiến Pháp do Đảng chủ trương cho phù hợp với nhu cầu củng cố quyền lực của Đảng.
Sự thật này được Luật sư Trần Quốc Thuận qua kinh nghiệm của một người từng là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét qua cách nói của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng:
“Nói như thế thì không ổn bởi vì cuộc góp ý này mở rộng cho toàn dân tham gia góp ý nhưng lại bảo đảng viên phải nghe theo chỉ thị 22 thì trong Quốc hội khóa 13 này đảng viên chiếm tới 91,6% là quốc hội mà tỷ lệ đảng viên cao nhất từ trước tới nay.
Khóa đầu tiên năm 1946 thì đảng viên trong quốc hội chỉ 57% trong đó gồm có Đảng Cộng sản, Đảng Việt Cách hay đảng này đảng khác… và họ đã làm được bản Hiến pháp năm 1946 bây giờ rất được ca ngợi là bản Hiến pháp thể hiện ý chí của dân tộc và rất tiến bộ.
Như vậy lấy tỷ lệ 91.6 % đảng viên đại biểu Quốc hội thì cuộc góp ý này nó không có ý nghĩa gì cả vì họ sẽ biểu quyết theo chỉ thị 22 cho nên cuộc góp ý không khéo sẽ trở thành lãng phí, không thật lòng với nhân dân.”
Chủ trương nắm giữ quyền lực bằng mọi giá của Đảng qua lời của Tổng bí thư là câu trả lời cho những niềm tin sẽ có sự thay đổi.
Lời giải này tuy cay đắng nhưng cần thiết, nó vỡ ra những ngộ nhận và giúp người dân biết rõ hơn những điều trước đây được xem là nhạy cảm nay đã trở thành bình thường vì Đảng nhận thấy không cần thiết phải tiếp tục mặc chiếc áo đổi mới đã quá chật cho những toan tính lớn lao.
0 comments:
Post a Comment